Báo cáo thực tập tại Viện cơ điện nông nghiệp và công gnhệ sau thu hoạch - pdf 28

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Viện cơ điện nông nghiệp và công gnhệ sau thu hoạch



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
I. VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH: 2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG: 2
1.2. NHIỆM VỤ CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH 4
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH: 5
II. PHÒNG NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG – TỰ ĐỘNG HÓA 7
2.1. Nhiệm vụ: 7
2.2. Sản phẩm chính: 8
2.3. Phương hướng nghiên cứu trong thời gian (2005 - 2015) 8
PHẦN 2 : TÌM HIỂU VÀ THAM GIA CHẾ TẠO HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG CHUYỂN NGUỒN BA PHA CHO MÁY PHÁT 100 KVA. 10
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG ÁN 10
II. SƠ ĐỒ VÀ CÁC THIẾT BỊ 10
2.1. Nguyên lý hoạt động: 10
2.2. Sơ đồ mạch động lực : 11
2.3. Sơ đồ mạch điều khiển: 12
2.4. Các thiết bị điện trong sơ đồ: 13
III. THUYẾT MINH HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN 16
3.1. Thuyết minh hoạt động tủ ATS 16
3.2. Quy trình vận hành tủ ATS và các chú ý 19
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 21
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình thực tập tốt nghiệp nhằm cung cấp những kiến thức thực tế ban đầu cho sinh viên. Những kiến thức ấy giúp cho sinh viên nắm vững hơn phần lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường. Những điều sinh viên còn băn khoăn thắc mắc sẽ được các thầy giáo và người hướng dẫn giải đáp. Đó là những điều kiện rất quan trọng giúp sinh viên làm quen với công việc, đồng thời giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ khi ra công tác sau khi ra trường.
Sau khi tìm hiểu, em đã được thực tập tại phòng Đo lường - Tự động hoá, thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch. Được sự đồng ý của nhà trường, và sự chấp thuận của ban lãnh đạo Viện em đã hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp tại đây.
Nội dung thực tập:
Tìm hiểu phòng Đo lường - Tự động hoá, Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch:
Phương hướng và lĩnh vực hoạt động.
Một số kết quả nghiên cứu.
Nhân sự của phòng
Tìm hiểu và tham gia chế tạo hệ thống tự động chuyển đổi nguồn ATS công suất 100 KVA dùng 2 contactors và điều khiển chế độ tự động bằng Logo.
Em xin chân thành Thank lãnh đạo Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu
hoạch đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Viện, đặc biệt là nghiên cứu viên chính - Thạc sĩ Trần Hồng Thao cùng các nghiên cứu viên của phòng Đo lường – Tự động hóa đã nhiệt tình chỉ bảo trong thời gian em thực tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH:
GIỚI THIỆU CHUNG:
Logo chính thức của Viện
-Tên giao dịch: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
-Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Institue of Agricultural Engineering and Post Harvest Technology.
Trụ sở:    Số 54 - Ngõ 102 - Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội
                 ĐT:  (84.4)3 8 689187;  (84.4)3 8 689724    Fax:  (84.4)3 8 689131;
E-mail: [email protected]
Cơ sở 2:  Số 4, Ngô Quyền, Hà Nội. ĐT: (04)3 8253846, 
E-mail: [email protected]
         Viện là cơ quan khoa học công nghệ đầu ngành của cả nước về lĩnh vực cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, có chức năng: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tham gia quản lý chất lượng, đào tạo sau đại học và hợp tác quốc tế về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
       Viện là cơ quan thường trực của chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005: “Khoa học và Công nghệ Phục vụ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Nông nghiệp và Nông thôn,” mã số KC.07 và chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Bộ: “Bảo quản, Chế biến Nông lâm sản giai đoạn 2002-2005”
Các thành tích lớn nhất : 1981 - Huân chương Lao động hạng III; 1985 - Huân chương Lao động hạng II; 1995 - Huân chương Lao động hạng I; 1994, 1996 - Cờ Luân lưu của Chính phủ; 2000 – Giải thưởng Nhà nước; 2001 – Huân chương Độc lập hạng III.
Trong thời kỳ đổi mới, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, xây dựng quy trình công nghệ và chế tạo thành công nhiều dây chuyền thiết bị mới phù hợp với yêu cầu và đặc điểm sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là hệ thống máy móc và qui trình canh tác lúa, mía và những cây trồng quan trọng khác; hệ thống tưới tiết kiệm nước và các loại bơm nước cỡ vừa và nhỏ, các máy thu hoạch lúa, ngô, đậu, đỗ; các thiết bị sấy hạt nông sản, long nhãn, vải và rau quả; các dây chuyền chế biến hạt giống, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến cà phê, chè, tinh bột sắn; chuyển giao các công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm, nước uống giải khát và nhiều loại sản phẩm khác nhằm góp phần nâng cao đời nhân dân.
Hiện nay Viện là cơ quan điều phối Khoa học Công nghệ lương thực, thực phẩm ASEAN và là thành viên chính thức của Trung tâm châu Á Thái Bình Dương về Cơ điện và Máy móc Nông nghiệp (APCAEM); Thành viên Liên hiệp các Viện Nghiên cứu LTTP ASEAN (FIFSTA); chủ trì dự án “Thức ăn chức năng trong chương trình hợp tác ASEAN – Trung Quốc; được Nhà nước và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn giao phụ trách hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực sử dụng năng lượng từ chất phế thải và chủ trì dự án “Tăng cường năng lực kiểm tra dư lượng một số hoá chất trong nông sản” do chính phủ Hoa Kỳ viện trợ theo hiệp định lúa mỳ 2/8/2002.
Ngoài các thành tích chung, nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện được Nhà nước tặng Huân chương Lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo, Hội Nông dân Việt Nam tặng Huy chương vì Giai cấp Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT tặng Huy chương vì Sự nghiệp Phát triển Nông nghiệp, Bộ KHCN & MT tặng Huy chương vì Sự nghiệp Khoa học-Công nghệ.
Trong giai đoạn 2001-2005 Viện đang chủ trì 8 đề tài và 7 dự án cấp Nhà nước; 13 đề tài trọng điểm cấp Bộ; tham gia thực hiện 11 đề tài cấp Nhà nước và trọng điểm cấp Bộ, và nhiều đề tài hợp tác với các địa phương trong cả nước.
Trong giai đoạn 2006-2010 Viện tiếp tục chủ trì nhiều đề tài, dự án cấp bộ và cấp nhà nước.
Viện sẵn sàng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trên lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tư vấn về cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
NHIỆM VỤ CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Nghiên cứu cơ bản có định hướng, chiến lược, phục vụ công ích gồm:
a) Lĩnh vực cơ điện: các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy móc, thiết bị cơ điện; nguyên lý và kết cấu mới của máy và thiết bị cơ điện; động lực học trong liên hợp máy; công nghệ và thiết bị tự động hoá; công nghệ điện, điện tử; công nghệ mới trong cơ giới hoá canh tác cây trồng, chăm sóc vật nuôi, thu hoạch, sản xuất muối biển.
b) Lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch: các yếu tố tác động đến công nghệ và sự biến đổi chất lượng nông lâm thuỷ sản; công nghệ sinh học sau thu hoạch; tính chất, đặc tính lý hoá sinh, thành phần dinh dưỡng nông sản thực phẩm; các quá trình biến đổi sinh lý hoá sinh trong quá trình cận thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản, muối biển, thực phẩm chức năng;
c) Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, phương pháp đo lường, thử nghiệm cơ điện nông lâm nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, thuỷ sản, nghề muối;
d) Nghiên cứu và phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng từ các chất phế thải trong nông lâm nghiệp, năng lượng tái tạo và công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng.
e) Nghiên cứu đánh giá chất lượng và tồn dư chất độc hại trong nông thuỷ sản, thực phẩm.
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai gồm:
a) Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa các hệ thống máy, thiết bị phục vụ cơ giới hoá, hiện đại hoá trong: trồng trọt, chăn nuôi; trồng, khai thác lâm nghiệp; nuôi trồng, khai thác thuỷ sản; sản xuất muối; sơ chế, bảo quản, chế biến và xử lý giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, muối biển và ngành nghề nông thôn.
b) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá, công nghệ điện, điện tử và các dạng năng lượng mới phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, nghề muối và ngành nghề nông thôn.
c) Thực hiện công tác đo lường hiệu chuẩn, khảo nghiệm và giám định chất lượng máy, thiết bị cơ điện nông lâm nghiệp, thuỷ sản và nghề muối.
d) Phân tích chất lượng và tồn dư hoá chất độc hại trong nông lâm thuỷ sản, thực phẩm và sản phẩm muối biển.
Chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật, đào tạo và hợp tác quốc tế gồm:
a) Đào tạo sau đại học và tham gia đào tạo nâng cao nguồn nhân lực về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
b) Chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, tư vấn đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị công nghệ trong lĩnh vực cơ điện, công nghệ sau thu hoạch trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản và nghề muối.
c) Hợp tác quốc tế về lĩnh vực cơ điện, công nghệ sau thu hoạch trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản và nghề muối theo phân cấp hiện hành.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được
giao đúng quy dịnh của pháp luật.
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH:
Lãnh đạo Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Lãnh đạo Viện có: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, theo quy định hiện hành.
Viện trưởng:       PGS.TSKH. Phan Thanh Tịnh
Các phó viện trưởng:
Phó viện trưởng thường trực: TS. Chu Văn Thiện
Phó viện trưởng: TS. Nguyễn Năng Nhượng
Phó viện trưởng: TS.  Phạm Đức Việt
Phó viện trưởng: TS. Trần Thị Mai
Phó viện trưởng: ThS. Nguyễn Duy Đức
Phòng quản lý chức năng:
Phòng Khoa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status