Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA 4
I.Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá 4
1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá 4
2.Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá 5
3.Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá 6
II.Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 8
1.Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 8
1.1.Theo Điều 389_ Bộ luật dân sự 2005, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: 8
1.2.Luật thương mại 2005 qui định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại từ Điều 10 đến Điều 15 9
2.Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
2.1.Chủ thể là thương nhân 11
2.2.Chủ thể không phải là thương nhân 12
3.Nội dung và hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa 13
3.1.Nội dung của hợp đồng 13
3.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 15
4.cách và trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 16
4.1.cách giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 16
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 16
III. Một số vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
1.Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 18
2.1.Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng 18
2.2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau 18
2.3.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 19
3.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 19
3.1.Cầm cố tài sản 19
3.2.Thế chấp tài sản 20
3.3.Đặt cọc 20
3.4.Ký quỹ 20
3.5.Bảo lãnh 21
4.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử lý 21
4.1.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 21
4.2.Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý 22
5.Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 22
5.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng 22
5.2.Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 23
5.3. Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng 24
5.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 25
6. Giải quyết tranh chấp và hình thức xử lý 25
6.1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 25
6.2.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 26
6.3.Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 26
6.4.Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 28
CHƯƠNG II : THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ THƯƠNG LÊ VÀ VŨ 29
I.Giới thiệu chung về công ty TNHH Hỗ Trợ Kỹ Thương Lê và Vũ 29
1.Lịch sử hình thành của công ty 29
2.Quá trình phát triển của công ty 30
3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31
4.Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của công ty 35
5.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 36
II.Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ. 41
1.Căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 41
1.1.Căn cứ pháp lý 42
1.2.Căn cứ thực tiễn: 42
2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá 42
3.Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 42
3.1.Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá 42
3.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa. 42
4. cách và trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 42
4.1. cách ký trực tiếp: 42
4.2. cách ký gián tiếp: 42
III.Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ. 42
1.Thực hiện hợp đồng 42
1.1.Thực hiện nội dung về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa. 42
1.2. Thực hiện nội dung thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa. 42
1.3.Thực hiện nội dung về giá cả, cách thanh toán. 42
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 42
3. Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý 42
4.Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng 42
4.1. Buộc thực hiện hợp đồng 42
4.2. Phạt vi phạm 42
4.3. Buộc bồi thường thiệt hại 42
5.Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá 42
6.Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá 42
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ THƯƠNG LÊ VÀ VŨ 42
I.Một số nhận xét. 42
1.Nhận xét về thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá hiện hành. 42
1.1.Ưu điểm 42
1.2.Nhược điểm 42
2.Nhận xét về thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ 42
2.1.Những kết quả đạt được 42
2.2.Những khó khăn của công ty 42
II. Một số kiến nghị 42
1.Kiến nghị về phía nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật 42
2.Kiến nghị về phía doanh nghiệp 42
2.1.Về công tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá 42
2.2.Về công tác thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 42
KẾT LUẬN 42
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t Nam còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, có nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài là con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này thì nhập khẩu đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu cho phép tranh thủ được các tiến bộ khoa kọc kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Trước bối cảnh đó,công ty đã bị đặt ra thách thức là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao. Do vậy, các sản phẩm được công ty lựa chọn để nhập khẩu và kinh doanh ở trong nước đều là những sản phẩm công nghệ cao và có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như : máy tính Dell, dầu công nghiệp Chesterton
Năm 2004, công ty thành lập với số vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng Việt Nam, kinh doanh trong 16 lĩnh vực khác nhau.
Năm 2006, Công ty trở thành đại lý độc quyền của Chesterton Mỹ tại miền bắc. Chesterton Mỹ là nhà sản suất hàng đầu thế giới về các giải pháp kỹ thuật sử dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến nhất, tuân theo những quy định nghiêm ngặt bảo vệ môi trường và người sử dụng. Dầu bôi trơn Chesterton có chất lượng cao, vừa có khả năng làm sạch vừa bôi trơn, thẩm thấu nhanh tẩy sạch cặn dầu mỡ, chịu được môi trường ẩm, chống oxy hóa, chống ăn mòn. Sản phẩm Chesterton đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001/14001 và các tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ MIL - C- 23411Avà MIL- A – 907D
Sau 4 năm xây dựng và phát triển, năm 2008, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 36 tỷ đồng Việt Nam và mở rộng thêm 5 ngành nghề kinh doanh nữa.
Cùng với sự gia tăng vốn điều lệ và số ngành nghề kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công mới về doanh thu và lợi nhuận.. Những đóng góp của công ty đã được Nhà nước ghi nhận và khen thưởng, bao gồm :
Bằng khen của Bộ Tài Chính.
Bằng khen của Bộ Thương mại.
Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.
Bằng khen, giấy khen của cục thuế Hà Nội
3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Do vây, cơ cấu tổ chức được quy định trong điều lệ công ty đều tuân theo Luật doanh nghiệp.Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty như sau :
Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Nguồn : Phòng hành chính công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ
Cụ thể công việc được mô tả theo chức danh như sau :
Hội đồng thành viên :
Gồm 2 thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Các vấn đề quan trọng của công ty đều được hội đồng thành viên đưa ra phương pháp giải quyết như các vấn đề về chiến lược phát triển và các kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, vấn đề về tăng, giảm vốn điều lệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hay Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời là Giám đốc của công ty:
+ Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Ông là ng ười triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên, thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; ký kết hợp đồng nhân danh công ty
Phó giám đốc :
+ Phụ trách kế toán, Tài chính: Có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về kế toán, tài chính trong công ty theo đúng quy định của pháp luật, quy định của công ty ; quản lý tài chính, các thông tin về tài chính, tính toán giá cả, hàng hóa; trình ban giám đốc quyết toán liên quan đến kinh doanh của công ty; đảm bảo thực hiện thu, chi, thanh toán chính xác, đúng nguyên tắc tài chính của công ty ; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, các khoản chi phí của công ty đúng, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
+ Phụ trách hành chính : Chuẩn hóa các giấy tờ, biểu mẫu hành chính, quy trình làm việc, hướng dẫn các nhân viên trong công ty về các quy định và thủ tục hành chính ; xây dựng và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về hành chính như: các quy định về giờ giấc làm việc, về sử dụng tài sản trong công ty, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; tổ chức quản lý, theo dõi, bảo quản các tài liệu, công văn, giấy tờ, tài sản công ty theo đúng quy định của công ty ; quản lý về nhân sự, quản lý giám sát việc soạn thảo, thương thảo hợp đồng, hướng dẫn các bộ phận liên quan, hoàn thiện các hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng.
+ Phụ trách kinh doanh : Giám sát việc gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, đối tác, chỉ đạo thực thi, trình ban giám đốc hồ sơ, chứng từ, làm thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Trợ lý giám đốc :
+ Về kế hoạch công tác, đây là người có trách nhiệm trình ban giám đốc kế hoạch làm việc tuần, dự án của công ty dựa trên các quyết định phân công công việc của ban giám đốc, kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc cá nhân ; giám sát, nhắc nhở các nhóm, cá nhân làm việc theo đúng kế hoạch, theo đúng quy trình và nguyên tắc làm việc của công ty.
+ Về quản lý kinh doanh thì cần thiết lập các buổi làm việc với khách XXXang, đối tác tạo quan hệ và quan hệ sau bán hàng ; hỗ trợ các nhóm trong việc triển khai thực hiện kế hoạch ; soạn thảo các hợp đồng nguyên tắc, công văn, tờ trình, đề xuất.
+ Về quản lý nhân sự : Ông tìm kiếm ứng viên tuyển dụng, thống kê hồ sơ, sơ lược lựa chọn ứng viên trình giám đốc phỏng vấn và đề xuất tuyển dụng nhân viên (nếu cần).
Chuyên viên kỹ thuật
+ Trong quá trình làm việc với khách hàng cần : Tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật khách hàng đang gặp phải; nắm được các nguyên nhân gây ra vấn đề, sự cố về kỹ thuật của khách hàng; chịu trách nhiệm tư vấn khách hàng; có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ và chính xác các thông tin, thông số kỹ thuật, giám sát, theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng ; giữ quan hệ, dự báo đơn đặt hàng tiếp theo của khách hàng.
+ Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật: Đọc, dịch tài liệu để tạo cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống dữ liệu ứng dụng cho công ty.
Nhân viên bán hàng kỹ thuật :
+ Chịu trách nhiệm chính về những vấn đề kỹ thuật của công ty : Quản trị mạng nội bộ, website, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin của công ty; đề xuất và lên phương án mua sắm, thay thế nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin trong công ty; cập nhật quét virus, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính của công ty; kiểm tra thông số kỹ thuật của hàng hoá nhập về; hướng dẫn và tư vấn về kỹ thuật cho khách hàng: Đề xuất cấu hình, lựa chọn thiết bị; cài đặt, lắp đặt triển khai hệ thống, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng; sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng.
+ Ngoài ra, các nhân viên này còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; cập nhật thông tin về thị trường, giá cả so sánh để đề xuất điều chỉnh giá; quản lý các đối tác bán hàng của công ty, các khách hàng cũ và thường xuyên; tìm kiếm đối tác, khách hàng ; đề xuất phương án nhập hàng.
- Nhân viên kinh doanh :
+ Đây là những nhân viên sẽ trình ban giám đốc kế hoạch, phương án kinh doanh; xây dựng, đề xuất kế hoạch kinh doanh: hàng hóa đầu vào; khách hàng, thị trường đầu ra ; triển khai kế hoạch kinh doanh đã được ban giám đốc phê duyệt; cập nhật thông tin thị trường, giá cả hàng hóa; đề xuất danh mục hàng hóa nhập, giá bán hanghóa, điều chỉnh giá bán hàng (nều cần thiết).
+ Quản lý, mở rộng khách hàng, thị trường: Quản lý các khách hàng cũ, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới của công ty; tìm kiếm khách hàng,công tác tiếp thị mở rộng các đại lý, đối tác bán hàng cho công ty; tìm kiếm hợp đồng, dự án mới; thống kê đơn đặt hàng, khách hàng, cập nhật báo giá.
Nhân viên kế toán – hành chính :
+ Thực hiện công tác kế toán bao gồm kê khai thuế hàngtháng; làm chứng từ hàng tháng; nộp các khoản thuế, phí theo yêu cầu nhà nước; quản lý hoá đơn bán hàng; báo cáo giám đốc tình hình thu chi quỹ hàng tháng; theo dõi công nợ khách hàng; thực hiện thu chi, thanh quyết toán, tạm ứng; quản lý hàng hóa: tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá
+ Thực hiện công tác hành chính bao gồm quản lý hồ sơ, tài liệu: sắp xếp, lưu giữ tài liệu, giấy tờ, công văn, hợp đồng gốc; mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị cần thiết phục vụ công việc công ty; hướng dẫn các nhân viên về quy định, thủ tục hành chính công ty; quản lý tài sản, thiết bị, đồ dung; tổ chức, sắp xếp cuộc họp, sinh hoạt chung công ty; đảm bảo vệ sinh, an toàn trong công ty
Với sự quan tâm giúp đỡ từ ban giám đốc và các đồng nghiệp, nói chung các thành viên của công ty trong thời gian qua đã tích cực đóng góp công sức và thực hiện tốt công việc của mình. Tuy nhiên, để hoạt động của công ty đi vào quy củ và đúng pháp luật, ban giám đốc đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau mà một khía cạnh được quan tâm...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status