đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện sóc sơn, thành phố hà nội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................ 3
2.1. Mục đích ...................................................................................................... 3
2.2.Yêu cầu ......................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề lý luận về tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp. ......... 4
1.1.1. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ...................................... 4
1.1.2. Thị trường đất đai trong nông nghiệp ..................................................... 7
1.1.3. Tập trung ruộng đất ............................................................................... 8
1.1.4. Mối quan hệ giữa chuyển ruộng đất đổi với quy hoạch sử dụng đất,
công tác quản lý sử dụng đất và các mối quan hệ trong quá trình sử dụng
ruộng đất. ...................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp............................... 13
1.2.1. Khái niệm, nguyên nhân, mục đích và vai trò của dồn điền đổi thửa
trong nông nghiệp. ........................................................................................ 13
1.2.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về tập trung ruộng đất và dồn
điền đổi thửa trong nông nghiệp. ................................................................... 17
1.2.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp. .................................................................................................. 18
1.2.4. Chính sách ruộng đất của Nhà nước tác động đến phát triển nông
nghiệp, nông thôn. ......................................................................................... 20 1.3. Cơ sở khoa học của dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp ........................... 24
1.4. Cơ sở thực tiễn của dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp............................ 27
1.4.1. Cơ sở thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa ở Việt Nam nói chung .. 27
1.4.2. Cơ sở thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa ở thành phố Hà Nội và
huyện Sóc Sơn nói riêng. ............................................................................... 30
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 32
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 32
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội. ......................................................................................... 32
2.3.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2013. ............................................................................ 32
2.3.3. Tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến phát triển nông nghiệp,
nông thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ............................................... 32
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp,
nông thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ............................................... 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 33
2.4.1. Phương pháp chọn điểm, hộ nghiên cứu .............................................. 33
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 33
2.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................ 34
2.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá. ....................................... 34
2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp ......................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 37
3.1. Kháı quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội ........................................................................................................ 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 44
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội. ................................................................................. 47 3.2. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010 - 2013. ....................................................................................... 48
3.2.1. Thực trạng manh mún ruộng đất khi thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP
của Chính phủ. .............................................................................................. 48
3.2.2. Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 - 2013. .......................................................................................... 51
3.2.3. Công tác dồn điền đổi thửa ở 3 xã điều tra........................................... 69
3.2.4. Đánh giá thực trạng công tác DĐĐT trong nông nghiệp huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013 ............................................... 73
3.3. Tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến phát triển nông nghiệp,
nông thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. .................................................... 77
3.3.1. Tác động của dồn điền đổi thửa đến công tác quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp. .................................................................................................. 77
3.3.2. Tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sản xuất ở 3 xã điều
tra. ................................................................................................................. 83
3.3.3. Đánh giá tác động của công tác dồn điền đổi thửa đến phát triển
nông nghiệp, nông thôn huyện Sóc Sơn . ....................................................... 93
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông
thôn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. ............................................................ 99
3.4.1. Một số tồn tại trong công tác đồn điền đổi thửa cần được khắc phục ... 99
3.4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn sau DĐĐT ...... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 103
1. Kết luận....................................................................................................... 103
2. Kiến nghị..................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105
PHỤ LỤC........................................................................................................ 107 Kết quả công tác DĐĐT đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nông nghiệp sinh thái. Sản
lượng lương thực từ 85.400 tấn năm 2010 lên 96.960 tấn/năm 2012, giá trị trên
ha canh tác đạt 89 triệu đồng năm 2010 lên 110 triệu đồng/ha năm 2012, nông
nghiệp tăng 2,64%/năm. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu diện tích sử dụng đất đã có
những thay dổi rõ nét, từ chỗ cơ cấu 85% lúa xuân sớm, 90% lúa mùa sớm năm
2010 đến năm 2013 đạt 98% lúa xuân muộn, 85% lúa mùa muộn. Nhiều giống
mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất thay thế các giống lúa
truyền thống góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 75% lúa truyền thống
(Khang dân, Q5) năm 2010 xuống còn 40% năm 2013, các giống lúa thơm, lúa
lai tăng từ 25% năm 2010 lên 60% năm 2013. Hình thức các vùng sản xuất lúa
tập trung theo hướng hàng hóa với diện tích 8000 ha. Nhiều loại cây trồng có giá
trị cao được nhân rộng, phát triển thành vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, đến
tháng 11/2013 toàn huyện Sóc Sơn có 1.550 ha cây ăn quả các loại, 250 ha bưởi
diễn, 230 ha rau an toàn, 20 ha rau hữu cơ, 220 ha hoa nhài, 25 dưa lê, 650 ha
chè, 15 ha hoa chất lượng, 7 vùng sản xuất nấm ăn chất lượng.
Sau dồn điền đổi thửa, các địa phương đã dần hình thành các vùng sản xuất
tập trung. Đây là bước đi rất quan trọng hình thành sự liên kết 4 nhà trong sản
xuất nông nghiệp (Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp, Nhà Khoa học và Nhà
Nông). Nếu như trước đây, người nông dân chỉ chuyên canh cây lúa theo hướng
tự cung tự cấp thì ngày nay họ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
theo hướng hàng hóa, nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngoài ra huyện Sóc Sơn
còn xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm rau hữu cơ, chè an toàn và bưởi
gốc Diễn, ...
Cùng với chè an toàn Bắc Sơn, bưởi Sóc Sơn gốc Diễn và rau hữu cơ
Thanh Xuân là 1 trong 3 thương hiệu nông sản của huyện được cục sở hữu trí
tuệ chứng nhận, có chỗ đứng trên thị trường. Sóc Sơn cũng đã quy hoạch xây
dựng mô hình hoa Nhài xã Phù Lỗ; Đu đủ, Chuối tiêu hồng, Thanh long ruột đỏ
xã Nam Sơn; Lúa nếp cái hoa vàng xã Phú Minh; Đào phai xã Minh Trí; Hoa cây cảnh xã Xuân Giang. Các vùng chuyên canh rau tại các xã Đông Xuân, Xuân
Giang, Việt Long, Mai Đình, Hiền Ninh và xã Thanh Xuân bước đầu cho hiệu
quả kinh tế cao. Tiêu biểu như mô hình 20 ha rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, các
hộ sản xuất có mức thu nhập trung bình từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Đây
chính là mô hình kinh tế có tính bền vững, không chỉ giải quyết vấn đề việc làm
cho nông dân, mà còn giúp họ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Không những thế, DĐĐT xong còn tạo thuận lợi cho ngành chăn nuôi của
huyện phát triển theo hướng mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Nhiều trang
trại tổng hợp được hình thành, phát triển theo hướng an toàn sinh học, góp phần
giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Huyện Sóc Sơn có lợi thế về đất đai, có vùng núi cao và vùng trũng thấp
nên đã sớm hình thành các mô hình chăn nuôi bò, lợn, gà tập trung, số trang trại
ngày càng tăng từ 53 trang trại chăn nuôi năm 2010 đến cuối năm 2013 tăng 79
trang trại, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao
như: mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản, ếch, lợn rừng, ba ba, lươn, cá chép giòn,
rô phi đơn tính,... bắt đầu hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại
các xã vùng trũng. Đàn gia súc phát triển theo hướng thương phẩm, tỷ lệ nạc hóa
đàn lợn, sinh hóa đàn bò gia tăng hàng năm. Sản lượng thịt cung cấp cho thị
trường đảm bảo chất lượng và sản lượng.
Không chỉ có vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 nhà trong sản xuất sau
DĐĐT đã mở ra chiến lược phát triển kinh tế của huyện mang tính ổn, bền vững.
Kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn của huyện là “Khơi dậy tính tự chủ,
tự lực, tự cường vươn lên của nông dân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đổi mới cách thức trong sản xuất nông nghiệp” góp phần phát triển nông nghiệp,
nông thôn huyện Sóc Sơn. 3.2.3. Công tác dồn điền đổi thửa ở 3 xã điều tra
3.2.3.1. Tình hình cơ bản ở 3 xã điều tra
* Khái quát chung về 3 xã điều tra
Điều tra 3 xã thay mặt cho 3 vùng sinh thái của huyện: vùng đồi gò, vùng
trũng và vùng đồng bằng với số phiếu là 130 tương ứng 130 hộ.
- Xã Minh Trí: là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên 2.435,37 ha, trong
đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 405,99 ha, chiếm 16,7% diện tích đất tự
nhiên. Địa bàn xã là vùng đồi gò, ruộng bậc thang lồi lõm, đất bạc màu. Vùng
cao thường gặp hạn về mùa khô, vùng úng thì bị ngập lụt về mùa mưa. Sáu thôn
có diện tích đất nông nghiệp lớn là Thái Lai, Gò Gạo, Vụ Bản, Lập Trí, Thắng
Trí, Thắng Hữu nhưng ruộng đất hết sức manh mún (từ 6 đến 12 thửa/hộ). Diện
tích các thửa không đồng đều, bố trí phân tán, đan xen nên rất khó khăn cho việc
quy hoạch, tưới tiêu cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến
bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
- Xã Tân Hưng nằm ở phía đông bắc của huyện Sóc Sơn, dọc theo tuyến đê
sông Cầu, địa hình trũng, có 900 ha diện tích tự nhiên, trong đó có 564,52 ha đất
nông nghiệp. Toàn xã có gần 1.756 hộ gia đình với 8.420 nhân khẩu, đang quản lý
và sử dụng gần 32.000 thửa ruộng, bình quân mỗi hộ có 18 thửa, thửa lớn nhất là
800m2, thửa nhỏ nhất là 26 m2. Hằng năm, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm
khoảng 50% tổng giá trị thu nhập toàn xã, nhưng hầu hết diện tích chỉ cấy 2 vụ lúa
và 1 vụ ngô/năm, có nhiều cánh đồng chỉ cấy được một vụ còn một vụ bỏ không do
ruộng đồng úng trũng hay khô hạn. Giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ đạt
45-55 triệu đồng/ha/năm. Do ruộng đất manh mún, rất khó khăn cho sản xuất, quy
hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năm 2010 xã Tân Hưng được chọn làm
điểm trong công tác DĐĐT của huyện Sóc Sơn. Sau hơn hai năm tổ chức thực hiện,
đến 31/7/2012, xã đã hoàn thành công tác DĐĐT cho 5 thôn (Ngô Đạo, Cốc Lương,
Cẩm Hà, Đạo Thượng và Hiệu Chân) trên địa bàn với tổng diện tích 629,9 ha.
Thông qua công tác DĐĐT toàn xã đã quy hoạch bổ sung hệ thống giao thông thủy

QGOD2Sdmp68ONK6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status