Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh​ - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .....................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài ....................................................3
5. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC .................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Đầu tư phát triển ..........................................4
1.1.2. Vốn đầu tư và Vốn đầu tư phát triển.................................................................8
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm nguồn vốn Ngân sách nhà nước....................................13
1.1.4. Đặc điểm và nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước............................................................................................................14
1.1.5. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
của địa phương ..........................................................................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước ............................................................................................25
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước............................................25
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao hiệu.......29
quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN...........................................29 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU.......................................................32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................32
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích................................................................32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh..............................................................33
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động, kết quả sử dụng vốn ...........................33
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................33
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội....................................................................33
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường............................................................33
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC NINH ..........................................................................................35
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ....................................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................36
3.1.3. Đánh giá tổng quát những lợi thế và khó khăn, thách thức của tỉnh Bắc Ninh ...44
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước cấp tỉnh ở Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015...............................................46
3.2.1. Vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2010-2015...................................................................................................46
3.2.2. Kết quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015....................................................................49
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015 ....................................59
3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ
nguồn vốn NSNN của tỉnh Bắc Ninh.......................................................................78 3.3. Những hạn chế của hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn
NSNN của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015......................................................80
3.3.1. Những hạn chế của hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ...................................................................................................80
3.3.2. Những nguyên nhân chủ yếu...........................................................................82
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH BẮC NINH ..........................................83
4.1. Định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ..................................83
4.2. Mục tiêu phát triển của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 .......................................90
4.2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................90
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................92
4.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát
triển từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ......................93
4.3.1. Nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước ...................................................................................................93
4.3.2. Đổi mới cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN........94
4.3.3. Đổi mới công tác quy hoạch đầu tư, bảo đảm nguồn vốn NSNN được đầu tư
đúng, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội của đất nước.............95
4.3.4. Nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách, nâng cao trách nhiệm các ngành,
các cấp trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN ...................................................97
4.3.5. Đổi mới cơ chế giám sát, thanh tra kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ
nguồn vốn NSNN......................................................................................................99
4.3.6. Đổi mới thủ tục hành chính, cơ chế đấu thầu, công tác cán bộ trong quản
lý đầu tư và VĐT từ NSNN ....................................................................................102
4.4. Kiến nghị..........................................................................................................106
KẾT LUẬN ............................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110 Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH BẮC NINH
4.1. Định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
Trong giai đoạn (2010 - 2015), Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và vượt hầu hết các
mục tiêu chủ yếu do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, đứng thứ 2 toàn quốc về
quy mô, là đầu tàu tăng trưởng kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh, bền
vững, đảm bảo cân đối và có điều tiết về Trung ương. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. Văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả
quan trọng, một số lĩnh vực nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước. Đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, cải cách tư pháp đạt kết quả. Công tác
quốc phòng được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng được coi trọng, củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức Đảng các cấp, vai trò người đứng đầu; cách
lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới. Công tác vận động quần chúng của
Đảng, chính quyền, hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có
nhiều đổi mới về nội dung, cách hoạt động.
Với những kết quả hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội XVIII, trong 5 năm tới, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh tiếp tục tăng
cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa Bắc Ninh – Kinh Bắc; tập trung mọi nguồn lực
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, tạo bước đột phá thúc
đẩy phát triển dịch vụ, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Chú
trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn
với phát triển đô thị, giải quyết vấn đề môi trường; nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo, nguồn nhân lực và các lĩnh vực văn hóa - xã hội... xây dựng nền tảng để
phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những
năm 20 của thế kỷ 21 theo hướng văn minh, hiện đại. - Quan điểm phát triển
Phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của tỉnh là cửa ngõ phía Đông Bắc của
thủ đô Hà Nội. Xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh có vị trí quan trọng trong tổng thể
nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng.
Phát triển kinh tế theo hướng chất lượng, phát triển các ngành theo chiều sâu
có sức cạnh tranh cao, bền vững. Tập trung đầu tư và thu hút các nguồn lực phát
triển cho các ngành kinh tế có lợi thế của tỉnh gắn với chuỗi sản xuất hàng hóa, đặt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển kinh tế kết hợp với quan tâm nâng cao chất lượng của mọi mặt
trong đời sống xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị của các di sản văn hóa, di tích
lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó
đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Phát huy lợi thế so sánh mới, biến lợi thế so sánh thành năng lực cạnh tranh,
chuyển dịch và thu hút đầu tư công nghiệp theo hướng có chọn lọc bên cạnh việc
đảm bảo ổn định cho các loại hình công nghiệp đã hình thành, tập trung thu hút các
loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ
thông tin để sớm đưa Bắc Ninh lên nấc thang cao hơn của một nền công nghiệp theo
hướng hiện đại; trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực phía Bắc.
Phát triển một số loại hình dịch vụ theo hướng liên kết mở - liên vùng, liên
tỉnh nhằm phát huy lợi thế vị trí cửa ngõ Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, nằm
trên hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội. Trong đó tập trung phát triển mạnh
các loại hình dịch vụ gắn với công nghiệp đó là dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch
vụ đô thị, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Phát triển đô thị Bắc Ninh, Tiên Du, Từ Sơn trở thành đô thị hạt nhân có sức
hút, mức độ tập trung cao, hệ thống hạ tầng hoàn thiện để thu hút các loại hình dịch
vụ chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng khu nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ, làng đại học, bồi dưỡng, thu hút, tuyển dụng nhân tài
làm việc và cống hiến tại địa phương. - Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
Phát triển ngành công nghiệp
Phát triển công nghiệp bền vững với tốc độ nhanh làm động lực phát triển
kinh tế của tỉnh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là
11,9%; giai đoạn 2021 - 2030 là 6,8%.
Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng công nghệ cao, sản
phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế các ngành công nghiệp gia
công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm
tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh. Từng bước
tiến đến hình thành cụm công nghiệp liên kết (cluster) trên cơ sở lấy doanh nghiệp
lớn là hạt nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các vệ tinh cung ứng.
Xây dựng kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực
công nghệ thông tin truyền thông; công nghệ sinh học; công nghiệp vật liệu mới;
công nghệ tự động hóa. Triển khai dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ cho phát
triển công nghệ cao song song với đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển các ngành
công nghiệp công nghệ cao.
Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu
hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, nâng cao hiệu quả trên 1 ha diện tích công
nghiệp, tạo ảnh hưởng lan tỏa đến phát triển kinh tế của tỉnh.
Rà soát, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp, ưu tiên phát triển các cụm
công nghiệp làng nghề gắn với việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đảm
bảo vệ sinh môi trường sinh thái.
Phát triển dịch vụ, du lịch
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt
12,8%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 13,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ đến năm 2020 đạt 90.000 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 -
2020 là 14,8%/năm.
Dịch vụ: Đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bền vững, làm động lực
thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì các sản
phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh; nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu
qua chế biến sâu, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, gắn với các loại hình
dịch vụ hỗ trợ như logistic, tài chính, ngân hàng...; hình thành chuỗi các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực như điện tử, viễn thông, sản phẩm chế tác; giữ vững các thị


lRTkik27xCobm3L
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status