hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng tại trường mầm non - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4. Giả thuyết khoa học:
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu:
8. Cấu trúc bài tiểu luận
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2 Quản lý trường học
1.2.3 Giáo dục mầm non
1.2.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
1.3. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non
1.3.2. Nội dung hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG
TẠI TRƯỜNG MẦM NON CỐC HÓA, TP THÁI
NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát về trường mầm non Cốc Hóa TP Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên
2.2.1 Giới thiệu chung
2.1.2 Chất lượng chăm sóc trẻ
2.1.3 Chất lượng giáo dục
2.2 Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường
mầm non Cốc Hóa
2.2.1. Nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
trường mầm non
2.2.2. Thực trạng năng lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở trường mầm non Cốc Hóa
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung, phương pháp,
1


32

33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44

hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Cốc Hóa
Chương III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON CỐC HÓA
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ và đổi mới quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trừờng.
3.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo viên, nhân viên
và công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
và các thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường.
3.3. Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công tác chăm
sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội ngũ CB, GV,NV.
3.4. Thực hiện quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
theo hướng tiếp cận khoa học và phân công hợp lý, hiệu quả cho
CBGV, NV
3.5 Thực hiện đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
3.6 Liên kết huy động mọi nguồn lực để phục vụ cho công tác
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của các trường mầm non.
KẾT LUẬN
1. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên
2. Đối với phòng giáo dục - đào tạo TP Thái Nguyên
3. Đối với các trường cao đẳng, đại học Sư phạm mầm non
4. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết
ngủ, biết học hành là ngoan”. Từ đó có thể thấy chăm sóc và giáo dục trẻ em là
trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, góp
phần vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục và đào tạo ra những con người
có năng lực, phát triển toàn diện không chỉ năng lực và phẩm chất đạo đức mà còn
có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ
những năm tháng đầu đời cần có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.
Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn
so với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở
giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của
trẻ lứa tuổi mầm non.
Một mặt khác, đó là nền kinh tế Việt Nam, nhất là thành phố Thái Nguyên
hiện nay ngày càng có sự phát triển mạnh, đời sống của người dân cũng được nâng
cao. Song phụ huynh học sinh lại thường quá quan tâm đến ăn uống của trẻ và
chiều chuộng làm hết mọi việc cho trẻ. Chính vì vậy, một xu hướng ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ là bệnh béo phì, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung
của trẻ về nhận thức, tình cảm xã hội và một số bệnh khác. Việc nghiên cứu quản lí
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non càng quan trọng và cấp bách
hơn bao giờ hết: đó là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp; phối kết hợp giữa chăm sóc,
3


nuôi dưỡng với giáo dục để tạo ra các hoạt động khác nhau; sự phối kết hợp giữa
gia đình và nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm
non.
Mặt khác trường mầm non tuyên truyền để các bậc phụ huynh cùng thấu
hiểu công tác chăm sóc giáo dục về sức khỏe, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm
non để cùng phối hợp trong chế độ chăm sóc sức khỏe cho trẻ hiện nay ở tại gia
đình cũng là việc làm cần thiết để các em khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Hiện
nay, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong một số trường lớp mầm non đang xảy ra
không ít những bức xúc trong xã hội, trẻ đến trường không được chăm sóc đúng
khoa học, một số trường hợp còn mang tính chất bạo hành trẻ trong khi chăm sóc,
nuôi dưỡng. Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tui là người quản lý trong
trường mầm non phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tui xin lựa chọn nội
dung “Thực trạng tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ở trường mầm
non Cốc Hóa, xác định những thuận lợi, khó khăn. Từ đó đưa ra biện phá quản lý
để nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ” làm bải tiểu luận cuối
khóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non Cốc Hóa – TP Thái Nguyên bằng việc áp dụng
một số biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu giáo dục mầm non “giúp trẻ
phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1...”
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường
mầm non.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của
trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4


4. Giả thuyết khoa học:
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hoàn
thành tốt mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có những
biện pháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ (định
lượng khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đúng chế độ ăn theo quy định và đúng cam kết
với phụ huynh, tổ chức hợp lí giữa chăm sóc, nuôi dưỡng với các hoạt động giáo
dục, phối kết hợp với phụ huynh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ…) .
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trong trường mầm non trong bối cảnh hiện nay.
- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của
giáo viên nhân viên trong trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên.
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng ở trường mầm non Cốc Hóa, TP Thái Nguyên.
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng ở trường
mầm non Cốc Hóa và tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động
này.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Tìm hiểu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non.
+ Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


UaoXD1vpMbU44q4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status