Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (cananga odorata (lamk.) hook.f.& thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (cananga odorata (lamk.) hook.f.& thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre



Sống trong điều kiện mực nước ngầm chỉ cách mặt đất từ 0,4 đến 0,6 m hệ
rễ của hoàng lan không thể phát triển sâu được. Rễ chính của hoàng lan chỉ dài
khoảng 50 – 60 cm, còn các rễ bên phát triển mạnh, dài đến trên 1m để giúp cây
đứng vững trên nền đất, hút nước và muối khoáng.
Hoàng lan trồng xen với chuối thì rễ cây chuối và rễ cây hoàng lan đan xen
nhau để cạnh tranh về chất dinh dưỡng. Mặt khác do các cây chuối lớn nhanh đã
che bớt ánh sáng cho cây hoàng lan quang hợp. Rõ ràng trồng hoàng lan xen với thì
có sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng và ánh sáng so với trồng hoàng lan, điều này
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoàng lan. Tuy nhiên sau 1 năm trồng hoàng lan
xen với chuối, thì hầu hết các cây chuối trổ buồng và chúng ta có thể thu hoạch các
buồng chuối chín. Việc trồng hoàng lan xen với chuối một cách hợp lý góp phần
làm tăng thu nhập cho các hộ dân



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệm là không có ý nghĩa.
- Từ tháng 03/2008 trở đi sau khi cắt ngọn, chặt bỏ chuối và tỉa thưa ở lô 2 và
lô 3 thì có sự tăng trưởng về đường kính thân nhanh hơn do lúc này chất dinh dưỡng
tập trung nuôi cành và phát triển đường kính thân. Cây hoàng lan có đường kính
thân trung bình đạt từ 8,99 – 9,22cm vào tháng 5/2009. Ở lô 1 cây hoàng lan có
đường kính thân cây kém hơn ở lô 2 và lô 3. Đường kính thân cây hoàng lan ở lô 2
và lô 3 khác nhau không có ý nghĩa. Trồng hoàng lan mật độ 2 x 2m đã làm cho cây
sinh trưởng về đường kính thân kém hơn mật độ 2 x 4m và 4 x 4m nhưng không
nhiều bởi vì cây còn nhỏ, chỉ mới khép tán vào tháng 03 - 2009.
Hình 3.5- Biểu đồ tăng trưởng đường kính trung bình thân cây hoàng lan
3.2.2.2- Sự sinh trưởng về chiều cao trung bình thân cây hoàng lan
Sự sinh trưởng về chiều cao thân cây trung bình của hoàng lan được trình bày
ở bảng 3.3
Bảng 3.3- Chiều cao trung bình thân (cm) cây hoàng lan qua các tháng
thí nghiệm
Tháng đo
Lô 1 (2m x 2m) Lô 2 (2m x 4m) Lô 3 (4m x 4m)
h ∆h h ∆h h ∆h
03 – 2007 9,87 ± 1,35 9,49 ± 1,22 9,56 ± 1,16
05 – 2007 16,26 ± 2,35 6,39 16,08 ± 2,68 6,59 16,30 ± 2,75 6,74
07 – 2007 44,50 ± 3,57 28,24 43,72 ± 3,60 27,64 45,64 ± 3,78 29,34
09 – 2007 65,82 ± 5,80 21,32 64,56 ± 5,45 20,84 67,24 ± 4,65 21,6
11 – 2007 120,54 ± 6,05 54,72 118,80 ± 6,54 54,24 117,55 ± 6,38 50,31
01 – 2008 178,43 ± 7,46 57,89 176,26 ± 7,80 57,46 179,38 ± 7,37 61,83
03 – 2008 220,43 ± 10,36 42 222,30 ± 8,58 46,04 217,80 ± 8,90 38,42
05 – 2008 202,90 ± 1,08 - 203,63 ± 0,84 - 203,17 ± 0,90 -
07 – 2008 203,68 ± 1,24 0,78 203,92 ± 1,32 0,29 203,85 ± 1,26 0,68
09 – 2008 204,50 ± 1,15 0,82 204,25 ± 1,10 0,33 204,28 ± 1,24 0,43
11 - 2008 204,65 ± 1,26 0,15 204,27 ± 1,13 0,02 204,28 ± 1,32 0
01 - 2009 204,80 ± 1,18 0,15 204,50 ± 1,14 0,23 204,28 ± 1,25 0
03 – 2009 204,81 ± 1,05 0,01 204,52 ± 1,02 0,02 204,32 ± 1,10 0,04
05 - 2009 204,81 ± 1,08 0 204,52 ± 1,12 0 204,32 ± 1,12 0
(Ghi chú: tháng 3 năm 2008 chặt bỏ chuối, ngắt ngọn ở vị trí 2m
và tỉa thưa ở lô 2 và lô 3)
NHẬN XÉT
+ Khi trồng hoàng lan xen chuối với mật độ 2m x 2m do chuối sinh trưởng
nhanh nên sau 7 - 8 tháng trồng, các cây chuối cao 3 – 4m, tán lá phát triển đã che
nguồn sáng đến cây hoàng lan (cường độ sáng chỉ còn 5.900 – 7.400 lux). Cây
hoàng lan sinh trưởng mạnh về chiều cao để vươn lên giành lấy ánh sáng vì thế cây
trở nên yếu ớt. Trước khi cắt ngọn (tháng 03 năm 2008) thì hoàng lan có chiều cao
trung bình thân cây ở lô 1 là 220,41 cm, ở lô 2: 222,30 cm và ở lô 3: 217,80cm. Sự
sai khác về chiều cao cây và đường kính thân cây trung bình ở 3 lô thí nghiệm là
không có ý nghĩa.
+ Cây hoàng lan có tốc độ gia tăng chiều cao cây cũng như đường kính thân
lớn nhất vào khoảng sau 6 tháng trồng. Có thể đây là đặc điểm của loài, mặt khác
lúc này cây hoàng lan đã thích ững với môi trường từ ươm trong túi bầu được đưa ra
trồng ở môi trường đất.
0
50
100
150
200
250
03/07 07/07 11/07 03/08 07/08 11/08 03/09 tháng
cm
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Hình 3.6- Biểu đồ tăng trưởng chiều cao trung bình thân cây hoàng lan
+ Sau khi cắt ngọn và tỉa thưa ở lô 2 và lô 3 thì sự tăng trưởng không nhiều và
không có sai khác nhau ở các lô thí nghiệm (bảng phụ lục 3, 4). Rõ ràng khi cắt
ngọn cây thì hiện tượng ưu thế ngọn không còn, cây hoàng lan hầu như không tăng
trưởng về chiều cao, lúc này cây tập trung chất dinh dưỡng để phát triển đường kính
thân và các cành cấp 1, cấp 2.
Hình 3.7- Cây hoàng lan sau 8 tháng trồng
Hình 3.8- Cây hoàng lan sau 2 năm trồng (lô 2m x 2m)
Hình 3.9- Cây hoàng lan sau 2 năm trồng (lô 2m x 4m)
Hình 3.10- Cây hoàng lan sau 2 năm trồng (lô 4m x 4m)
3.2.3. Sự tỉa cành của cây hoàng lan
Các số liệu về sự tỉa cành của cây hoàng lan ở 3 lô thí nghiệm được thể
hiện ở bảng 3.4
NHẬN XÉT:
Số cành tỉa tự nhiên của cây hoàng lan ở các lô thí nghiệm sai khác không
có ý nghĩa. Cây hoàng lan có hiện tượng tỉa cành mạnh vào giai đoạn sau 1 năm
trồng. Vào tháng 3/2008, trước khi cắt ngọn và chặt bỏ chuối, cây hoàng lan có từ
6,13 cành – 6,20 cành bị tỉa . Đến tháng 01/2009 cây hoàng lan có số cành bị tỉa từ
20,77 – 21,07 cành, sau đó số cành hoàng lan bị tỉa tự nhiên còn rất ít. Điều này có
thể giải thích là do những cành phía dưới gần gốc không nhận đủ ánh sáng và chất
dinh dưỡng do bị các cành ở phía trên che mất ánh sáng (lá hoàng lan to, nhiều) nên
quang hợp của nó giảm nhưng nó vẫn hô hấp tiêu hao d ưỡng chất. Kết quả là khi
lượng chất tích luỹ không đủ bù năng lượng tiêu hao thì cành khô héo dần và rũ
xuống (do chất dinh dưỡng được tập trung cho các cành non ở phía trên). Ở đây loại
trừ khả năng thiếu nước vì như đã trình bày ở trên, đất nơi trồng hoàng lan có mực
nước ngầm chỉ sâu 50 – 60 cm, đất thường ẩm ướt ở độ sâu 20 cm.
Hình 3.11- Sự tỉa cành ở cây hoàng lan
Bảng 3.4- Số cành bị tỉa trên cây hoàng lan ở các lô thí nghiệm
Tháng Lô 1 Lô 2 Lô 3
09/07 0,60 ± 0,50 0,67 ± 0,48 0,63 ± 0,49
11/07 2,63 ± 0,49 2,40 ± 0,50 2,53 ± 0,57
01/08 4,27 ± 0,69 4,33 ± 0,48 4,30 ± 0,47
03/08 6,17 ± 0,70 6,13 ± 0,43 6,20 ± 0,55
05/08 8,17 ± 0,75 8,07 ± 0,69 8,23 ± 0,77
07/08 10,70 ± 0,88 10,53 ± 1,07 10,67 ± 1,27
09/08 13,80 ± 1,13 13,67 ± 1,09 13,77 ± 1,33
11/08 17,23 ± 1,25 17,00 ± 1,11 17,10 ± 1,30
01/09 21,07 ± 1,72 20,90 ± 1,45 20,77 ± 1,76
03/09 22,87 ± 1,53 22,00 ± 1,26 22,07 ± 1,48
05/09 23,40 ± 1,16 22,70 ± 0,92 22,53 ± 1,11
3.2.4. Sự tăng trưởng của cành hoàng lan
Sự tăng trưởng về chiều dài và đường kính trung bình của cành hoàng lan
được ghi nhận qua bảng 3.5 và bảng 3.6
Bảng 3.5- Chiều dài trung bình (cm) của cành cây hoàng lan
Tháng
thí
nghiệm
Lô 1 Lô 2 Lô 3
c ∆c C ∆c c ∆c
03/08 67,10 ± 5,20 64,03 ± 4,81 66,57 ± 5,55
05/08 81,37 ± 6,63 14,27 78,23 ± 6,59 14,20 80,93 ± 7,23 14,36
07/08 116,97 ± 9,37 35,60 121,57 ± 8,83 43,34 119,00 ± 9,39 38,07
09/08 135,43 ± 7,05 18,46 139,57 ± 8,70 18,00 134,97 ± 9,47 15,97
11/08 148,67 ± 8,69 13,24 153,87 ± 7,40 14,30 152,87 ± 8,14 17,90
01/09 156,73 ± 6,58 8,06 161,00 ± 5,63 7,13 162,33 ± 5,48 9,46
03/09 162,63 ± 5,11 5,90 168,17 ± 3,62 7,17 168,40 ± 4,36 6,07
05/09 170,10 ± 4,71 7,47 174,90 ± 4,02 6,73 175,70 ± 4,66 7,30
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
140.00
160.00
180.00
200.00
03/08 05/08 07/08 09/08 11/08 01/09 03/09 05/09
THÁNG
cm
LÔ 1
LÔ 2
LÔ 3
Bảng 3.6- Sự tăng trưởng đường kính trung bình (cm) của cành cây
hoàng lan
Tháng
đo
Lô 1 Lô 2 Lô 3
d ∆d D ∆d d ∆d
03/08 0,90 ± 0,13 0,92 ± 0,12 0,88 ± 0,11
05/08 1,16 ± 0,10 0,26 1,17 ± 0,08 0,25 1,20 ± 0,09 0,32
07/08 1,55 ± 0,12 0,39 1,60 ± 0,09 0,43 1,61± 0,12 0,41
09/08 2,07 ± 0,16 0,52 2,10 ± 0,14 0,50 2,14 ± 0,11 0,47
11/08 2,40 ± 0,13 0,33 2,45 ± 0,13 0,35 2,47 ± 0,12 0,24
01/09 2,68 ± 0,18 0,28 2,82 ± 0,26 0,37 2,87 ± 0,20 0,40
03/09 2,98 ± 0,25 0,30 3,16 ± 0,28 0,26 3,14 ± 0,24 0,27
05/09 3,20 ± 0,27 0,22 3,40 ± 0,26 0,24 3,38 ± 0,23 0,24
Hình 3.12- Đồ thị về sự tăng trưởng chiều dài trung bình
cành hoàng lan
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
4.00
03/08 05/08 07/08 09/08 11/08 01/09 03/09 05/09 THÁNG
cm
LÔ 1
LÔ 2
LÔ 3
NHẬN XÉT:
- Sau khi cắt ngọn , từ tháng 03 đến tháng 05/2008 sự tăng trưởng chiều dài
và đường kính trung bình của cành hoàng lan ở 3 lô thí nghiệm không có sự sai
khác có ý nghĩa.
- Nhưng đến tháng 05/2009 thì sự sai khác về chiều dài, đường kính trung
bình của cành hoàng lan ở lô 2 và lô 3 so với l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status