Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân



MỤC LỤC
 
 
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG .4
I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu.4
1. Khái niệm.4
2. Các hình thức xuất khẩu.5
2.1. Xuất khẩu uỷ thác.5
2.2. Xuất khẩu trực tiếp.5
2.3. Gia công hàng xuất khẩu.6
3. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân.7
3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp.7
3.2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.8
II. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.12
1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.12
1.1. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh.13
1.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu.14
1.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh.15
2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.15 2.1. Các hình thức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.16
2.1. Nội dung của công tác thu mua tạo nguồn hàng.17
3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng.18
3.1. Các hình thức giao dịch.18
3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán.19
3.3 Kí kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.19
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.21
5. Thanh toán trong xuất khẩu.21
 
III. Các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu.23
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.23
1.1. Môi trường dân cư.23
1.2. Môi trường kinh tế.23
1.3. Môi trường văn hoá xã hội.24
1.4. Môi trường luật pháp.25
1.5. Môi trường cạnh tranh.26
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.27
2.1. Cơ sở hình thành lợi nhuận của danh nghiệp từ hoạt động xuất khẩu.27
2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.29
2.3. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.29
2.4. Doanh lợi tính theo vốn kinh doanh.30
IV. Thị trường hàng dệt may của Việt Nam trên thế giới.31
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.36
A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.36
1. Sự ra đời và phát triển của công ty Dệt Kim Đông Xuân.36
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Dệt Kim Đông Xuân.39
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.40
4. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong công ty.42
B. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.48 I. Một vài đặc điểm về công ty Dệt Kim Đông Xuân.48
1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty.48
2. Đặc điểm hệ thống tiêu thụ của công ty.49
3. Đặc điểm lao động của công ty Dệt Kim Đông Xuân.50
3.1. Đặc điểm tổ chức lao động theo chức năng.50
3.2. Đặc điểm tổ chức lao động theo trình độ.52
II. Hiện trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.52
1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty DKĐX.52
1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu tại công ty.52
1.2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.53
1.3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu.54
1.4. Tổ chức sản xuất thực hiện hợp đồng.55
1.5. Tổ chức hoạt động thanh toán hợp đồng xuất khẩu.56
2. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của công ty Dệt Kim Đông Xuân.56
3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Dệt Kim Đông Xuân.60
4. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.61
5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và xuất khẩu của công ty.64
C. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.67
I. Khả năng cạnh tranh của công ty Dệt Kim Đông Xuân trên thị trường quốc tế.67
1. Ưu thế cạnh tranh của công ty Dệt Kim Đông Xuân.67
2. Các chính sách Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang được áp dụng tại công ty DKĐX.68
II. Những mặt đạt được từ hoạt động xuất khẩu.74
III. Những mặt hạn chế của hoạt động xuất khẩu.75
 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.77
I. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.77
1. Phương hướng xuất khẩu của ngành dệt may đến năm 2010.77
2. Mục tiêu và triển vọng xuất khẩu hàng dệt may.78
3. Mục tiêu và phương hướng xuất khẩu hàng dệt may của công ty DKĐX trong giai đoạn tới.82
3.1. Mục tiêu xuất khẩu.82
3.2 Phương hướng xuất khẩu của công ty trong giai đoạn tới.82
II. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.83
1. Đa dạng hoá mặt hàng và thị trường.83 1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.83
1.2. Mở rộng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và giảm chi phí.86
2. Giải pháp đẩu tư hiện đại hoá công nghệ - mẫu mã hàng dệt may.86
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.89
4. Một số biện pháp cụ thể khác.89
III. Một số đề xuất kiến nghị đối với Chính Phủ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.90
1. Chính sách về thị trường xuất khẩu.90
2. Chính sách về đầu tư phát triển.91
3. Chính sách quy hoạch và quản lý sản xuất.93
4. Chính sách về thể chế.94
5. Chính sách về hợp tác quốc tế.96
6. Một số kiến nghị khác.98
 
KẾT LUẬN.101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.102
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

này có lợi cho công ty về mặt lao động trẻ.
Do giá nhân công thành thị là cao nên công ty thường tổ chức tuyển mộ và đào tạo nhân công ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Thái Bình, Hải Hưng... và một số tỉnh khác. Công ty đã sắp xếp và phân bố công việc khoa học và ổn định tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá căng hay có những lúc không có việc làm.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, công ty đã có nhà ăn để có thể phục vụ bữa ăn cho công nhân làm ca. Ngoài ra hàng năm công ty đã trực tiếp mời các thầy giáo có kinh nghiệm về bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân.
Chủ trương của công ty trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ rất được chú trọng, ngoài việc tổ chức lớp học do công ty tổ chức, ban lãnh đạo cũng khuyến khích cán bộ đi học thêm các lớp ngoài giờ hỗ trợ họ cả về thời gian và vật chất bởi vì đây chính là chính sách làm giảm chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh.
3.2. Đặc điểm tổ chức lao động theo trình độ.
Các XN, phòng ban
Tổng cộng
Nữ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Cấp II
Cấp III
Xn Dệt kim
97
66
3
0
5
0
53
36
XN XLHTất
85
69
7
2
3
0
19
54
Xn May 1
208
185
4
1
1
0
44
158
Xn May 2
234
203
3
1
1
0
121
108
Xn May 3
225
196
5
0
0
2
124
94
Xn CKSC
73
4
4
0
5
0
18
46
P. Nghiệp vụ
62
41
20
5
16
0
6
15
P. TC-KT
18
17
14
1
3
0
0
0
P. Kĩ thuật
34
20
17
9
3
0
2
3
P.QLCLượng
43
42
4
1
1
0
23
14
Văn Phòng
42
14
4
0
3
0
20
15
Y tế-nhà trẻ
18
18
3
0
7
8
0
0
Tổng cộng
1139
875
88
20
48
10
430
543
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Bộ phận Lao động-Tiền Lương)
Qua phân tích số liệu trên ta thấy số lao động có trình độ cao (đại học, cao đẳng, trung cấp) chiếm ~13,7% tổng số lao động. Điều này đảm bảo cho tính khoa học, kĩ thuật cao trong quản lý và sản xuất, đảm bảo sức sáng tạo và tính nghiêm túc trong công việc. Số lao động có trình độ đại học còn hạn chế (chiếm 7.7%) ố ảnh hưởng không tích cực đến công tác quản lý, công ty cần tuyển mộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý và sản xuất.
II. Hiện trạng tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Kim Đông Xuân.
1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại công ty DKĐX.
1.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu tại công ty.
Hàng dệt may là những yếu tố thiết yếu trong đời sống nhân dân, với mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên công ty cần căn cứ vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để có biện pháp kinh doanh từng loại hàng cụ thể phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Nội dung nghiên cứu thị trường mà công ty tiến hành bao gồm: nghiên cứu nhu cầu hàng dệt may trong phạm vi quốc tế, nghiên cứu khả năng cung ứng của các đơn vị nguồn hàng, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế, nghiên cứu sự cạnh tranh mặt hàng dệt may trên thị trường quốc tế.
Công tác nghiên cứu nhu cầu của công ty được các cán bộ nghiên cứu thị trường phòng nghiệp vụ và kĩ thuật đồng thời tiến hành. Đối tượng nghiên cứu chính của công ty là các khách hàng công nghiệp và thương mại trong và ngoài nước, với đối tượng này công ty cần xác định ai là người tiêu dùng cuối cùng hàng dệt may của công ty từ đó có chính sách sản phẩm phù hợp, song song với nó là xác định khả năng tài chính hợp pháp, hình thức tổ chức, hình thức kinh doanh cũng như mạng lưới bán lẻ và uy tín đối với khách hàng của các khách hàng công nghiệp và thương mại. Qua phân tích số liệu lịch sử của các quý, năm trước để xác định số lượng, cơ cấu mặt hàng đã tiêu thụ, tốc độ chu chuyển của từng mặt hàng trên cơ sở đó công ty đoán khả năng mua của các đơn vị khách hàng trong thời gian tới. Ngoài ra công ty cử cán bộ trực tiếp đến các thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tại nước ngoài và các đơn vị bán lẻ để nghiên cứu nhu cầu, hay bằng điện thoại, fax chào hàng qua đó xác định nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty DOXIMEX đang phát triển mạng lưới bán lẻ của mình tại các thị trường nội địa, thông qua tổ chức bán lẻ hàng hoá để nghiên cứu thị trường.
Từ việc nghiên cứu đó công ty sẽ biết đâu là hàng hợp thị hiếu, bán nhanh, nơi nào hàng cần, số lượng bao nhiêu, hàng nào thu lãi nhiều, để biết rõ khả năng bán sản phẩm trên thị trường quốc tế của công ty là bao hiêu, thị trường nào, thành phần kinh tế nào...có sự ưa thích nhất đối với hàng hoá của công ty. Từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu, công ty có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nghiên cứu nhu cầu thị trường gắn liền với công tác tiếp thị thị trường xuất khẩu, phương châm cơ bản của công ty trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu là nắm vững nguồn hàng bằng cách giữ quan hệ với các bạn hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng.
1.2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện thông qua hai hình thức chính:
Thuê gia công tạo nguồn xuất khẩu: Công tác thuê gia công tạo nguồn được thực hiện trên cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng dệt may mà công ty không có hay thiếu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hay quy mô sản xuất nhỏ, lợi nhuận thu được từ đó không đủ để thực hiện sản xuất trong khi nếu để các công ty khác có quan hệ liên kết với công ty thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Công tác thuê gia công tạo nguồn hàng cho xuất khẩu được các cán bộ tạo nguồn thực hiện liên kết với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may khác trong nước song song với việc nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu mà trong nước không có (như vải, sợi...). Công tác thuê gia công tạo nguồn qua liên doanh liên kết giúp công ty tuy không phải bỏ thời gian vào sản xuất nhưng vẫn có hàng hoá để xuất khẩu nhằm duy trì các quan hệ với bạn hàng và vẫn có một khoản hoa hồng nhất định từ việc bán sản phẩm của các công ty khác. Công ty mà DOXIMEX thường xuyên có quan hệ liên doanh, liên kết là các công ty dệt 19/5, công ty dệt Hà nội Hanosimex...
Tổ chức sản xuất tạo nguồn: Hoạt động tổ chức sản xuất tạo nguồn thực chất là hoạt động sản xuất ra hàng hoá nhằm thực hiện hoạt động xuất khẩu. Khi thực hiện sản xuất tạo nguồn công ty thực hiện mọi quy trình của hoạt động sản xuất từ thiết kế mẫu mã sản phẩm hay xây dựng mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng, thử nghiệm mẫu mã cho đến đưa vào sản xuất đại trà rồi thực hiện xuất khẩu. Ưu điểm của tổ chức sản xuất tạo nguồn là công ty tận dụng được các nguồn lực của bản thân, thực hiện sản xuất rồi đem xuất khẩu tới cho khách hàng vì vậy hoạt động này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời giúp công ty cũng như bạn hàng kiểm soát được mọi quá trình sản xuất nhằm khắc phục những sai sót một cách nhanh chóng.
1.3. Giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu.
Các công tác giao dịch đàm phán, kí kết hợp đồng tại công ty Dệt Kim Đông Xuân được thực hiện bởi các phó tổng giám đốc hay trực tiếp bởi Tổng giám đốc, bởi các nhà quản lý lãnh đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status