Bảo hiểm y tế Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Bảo hiểm y tế Việt Nam



Người có thẻ BHYT chỉ được hưởng chế độ BHYT theo quy định trên chỉ khi:
1. Khám, chữa bệnh tại cơ y tế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức khỏe;
2. Khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế;
3. Khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p trợ cấp trong trưòng hợp tai nạn, chế độ thai sản,lao động hay bệnh nghề nghiệp.hoặ tách ra riêng theo từng chế độ riêng biệt.
- BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhàm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân.
-Năm 1993 Việt Nam mới chỉ ban hành các chính sách về BHYT.Mãi đến 11/4/2008 mới có Luật BHYT ra đời và có những hướng dẫn những quy định vầ thực hiện chi tiết BHYT 07/2009.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ
1. Nội dung đặc thù của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một mảng khá rộng và bao gồm rất nhiều vấn đề, để bao quát lại chúng ta có thể tóm gọn trong 8 nội dung đặc thù của Bảo hiểm y tế như sau:
1.1. Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận.
Chúng ta đều biết rằng bảo hiểm y tế là một chính sách do Nhà nước thực hiện cho dân và vì dân và không có 1 khoản lợi nhuận nào, từ đó rất nhiều các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng khác đã được triển khai, và bảo hiểm y tế là 1 hình thức mang tính phổ cập nhất và khả năng được nhân rộng lớn.
1.2. Nguyên tắc quản lý quỹ bảo hiểm y tế là tập trung, thống nhất và có sự phân cấp trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.
1.3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
1.4. BHYT có tính chất bắt buộc.
1.5. Là chính sách đóng góp ba bên, do Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp.
Với bất cứ đối tượng tham gia vào 1 tổ chức, cơ quan sử dụng lao động nào thì đơn vị đó cũng phải có nghĩa vụ chi trả 1 phần bảo hiểm y tế của người lao động, đó là quyền lợi đã được nhà nước quy định rõ ràng. Hiện nay 1 số công ty sản xuất vẫn tìm cách luồn lách các cơ quan chính quyền trong việc trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Nó được ví như một hình thức trốn thuế của doanh nghiệp nhằm giảm thải chi phí. Tuy nhiên ở Việt Nam 1 bộ phân người lao động chưa ý thức được quyền lợi của bản thân và trách nhiệm của doanh nghiệp đi kèm theo, hay là tâm lý e ngại, nên vẫn để tình trạng đó tiếp diên mà không hề có sự phản hồi.
1.6. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
Trong nội dung này đã nêu khá rõ ràng. Việc tham gia BHYT một phần là sự san sẻ rủi ro với tất cả mọi đối tượng tham gia mua bảo hiểm. Không ai mong muốn sự rủi ro đến với bản thân mình nhưng khi gặp bất trắc về bệnh tật, ốm đau thì sự san sẻ về mặt tài chính này có ý nghĩa khá lớn, một phần nào đó cũng giúp được người bị nạn vượt qua lúc khó khăn dễ dàng hơn.
1.7. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hay mức lương tối thiểu của khu vực hành chính
1.8. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạm vi đối tượng.
Phạm vi tham gia bảo hiểm y tế được áp dụng cho tất cả các đối tượng là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. BHYT ở Việt Nam được triển khai dưới hai hình thức tự nguyện và bắt buộc.
2.1. Đối tượng theo hình thức bắt buộc.
Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16-5-2005 của Chính phủ, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc được áp dụng với những đối tượng sau:
- Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, gồm: Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; doanh nghiệp của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, đơn vị lực lượng vũ trang; trạm y tế xã, phường, thị trấn; các trường giáo dục mầm non; cơ quan, tổ chức nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế, Hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam ký kết hay tham gia có quy định khác; cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
- Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Đại biểu Quốc hội đương nhiệm không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hay không hưởng chế độ BHXH hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng và cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
- Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi được ưu đãi theo Pháp lệnh Người cao tuổi.
- Người cùng kiệt theo quy định của Chính phủ.
- Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.
- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã nêu trên làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn HĐLĐ mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc hay giao kết HĐLĐ mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHYT bắt buộc.
2.2. Đối tượng theo hình thức tự nguyện
BHYT tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện tham gia BHYT, kể cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia BHYT tự nguyện để hưởng mức dịch vụ BHYT cao hơn đối với người tham gia BHYT bắt buộc.
Liên Bộ Y tế, Tài chính vừa ban hành Thông tư số 06 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, theo đó đối tượng được tham gia loại hình bảo hiểm là học sinh-sinh viên và hộ gia đình. Với quy định này, hội viên hội đoàn thể và thân nhân người lao động sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Thực tế, chúng ta không bỏ nhóm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status