Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1- DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - MỘT LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP QUAN TRỌNG 3
1.1.1- Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2- Đặc điểm của DNVVN ở Việt Nam 4
1.1.3- Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế 5
1.1.4- Nhu cầu về vốn của các DNVVN 7
1.2- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 8
1.2.1- Khái niệm về tín dụng ngân hàng 8
1.2.2- Bản chất của tín dụng ngân hàng 9
1.2.3- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 9
1.2.4- Các hình thức tín dụng ngân hàng 12
1.3- CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN 17
1.3.1- Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 17
1.3.2- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 19
1.3.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 31
2.1- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 31
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 31
2.1.2- Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng 34
2.1.3- Cơ cấu tổ chức cán bộ, phòng ban của chi nhánh 35
2.1.4- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 36
2.2- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 43
2.2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh trực tiếp của Chi nhánh 43
2.2.2- Các hình thức cấp tín dụng của NHNN0&PTNT Nam Hà Nội đối với DNVVN 51
2.2.3- Chất lượng tín dụng đối với DNVVN của NHNN0&PTNT Nam Hà Nội 54
2.2.4- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN của NHNN0&PTNT Nam Hà Nội 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNN0&PTNT 65
3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005 65
3.1.1- Định hướng chung 65
3.1.2- Định hướng phát triển tín dụng năm 2005 65
3.2- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN CỦA NHNN0&PTNT NAM HÀ NỘI 66
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghiệp
Chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu, đó là phương châm làm việc của các khách hàng muốn có quan hệ lâu dài với ngân hàng, cũng như của hầu hết các DN làm ăn đứng đắn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng như vậy. Vậy uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng là gì ? Đó là sự sẵn lòng trả nợ cũng như mong muốn thực hiện những gì đã thoả thuận trong bản hợp đồng tín dụng.
ỹ Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của khoản vay. Một DN đã đến kỳ trả nợ, có thiện chí trả nợ tuy nhiên khả năng về tài chính của họ lại không có thì làm sao thực hiên được những gì đã cam kết trong hợp đồng. Thông thường, ngân hàng quy định số lượng vốn tự có của khách hàng phải tương đương với số vốn mà ngân hàng cho vay. Một yếu tố quan trọng nữa góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đó là tính lỏng của tài sản mà khách hàng sở hữu.
ỹ Nhà quản lý doanh nghiệp
Nói đến nhà quản lý DN chúng ta thường quan tâm đến năng lực quản lý, tư cách đạo đức của họ. Một ông chủ nắm bắt được thị trường, có kiến thức về ngành nghề kinh doanh của mình cũng như những ngành liên quan sẽ dẫn dắt DN của mình đi đúng hướng, gặt hái được nhiều thắng lợi. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng.
ỹ Tài sản đảm bảo
Đây là yếu tố hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng. ở đây chúng ta quan tâm tới khia cạnh quyền sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng, giá trị thị thực tế của tài sản đó. Một ngân hàng khi cho vay sẽ không mong muốn phải sử dụng tới tài sản đảm bảo của khách hàng, vì như vậy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng sẽ giảm đi do thời gian để thanh lý tài sản đó là rất dài, thủ tục thanh lý rườm rà.
ỹ Quan hệ của khách hàng và ngân hàng
Một khách hàng có quan hệ tốt với ngân hàng sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện các quy trình của hợp đồng. Trong tâm lý của các cán bộ tín dụng, một khách háng có lịch sử không tốt trong quan hệ với ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong những lần vay khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có nhừng khách hàng truyền thống, họ là những khách hàng lớn, số dư nợ thường cao, tốc độ luân chuyển vốn của những khoản vay này thường lớn.
b, Các nhân tố bên ngoài
ỹ Chủ trương chính sách của nhà nước
Từ khi nhà nước có chính sách cho phép phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng có thêm một lượng khách hàng lớn để mở rộng cho vay. Nhưng trên thực tế, chưa có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi thích hợp đối với khu vực DNVVN. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, sau nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tín dụng nghiêm trọng, NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt điều kiện cho vay. Các DNVVN vốn đã khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nay lại gặp nhiều khó khăn hơn. Như vậy, những chính sách của nhà nước có thể là động lực nhưng cũng có thể là cản trở để DNVVN có điều kiện vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
ỹ Môi trường tự nhiên
Trong số những DNVVN quan hệ với ngân hàng có rất nhiều DN kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, vì vậy yếu tố môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả sản xuất, kinh doanh của họ. Nhiều năm vừa qua, các ngân hàng thường xuyên phải giãn nợ hay gia hạn nợ cho các cá nhân hay các DN hoạt động trong lĩnh vực này vì thời tiết có nhiều biến động bất lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra. Như vậy ta có thể thấy được môi trường tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với chất lượng tín dụng của ngân hàng.
ỹ Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là cơ sở để cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hợp pháp có hiệu quả. Các NHTM hoạt động trong môi trường các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như của NHNN Việt Nam, như vậy, muốn các NHTM hoạt động có hiệu quả thì các văn bản pháp luật này phải đầy đủ, đồng bộ, tránh sự chồng chéo gây cản trở cho hoạt động của các NHTM nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng.
ỹ Môi trường kinh tế
Mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trong môi trường kinh tế luôn chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hay chịu sự chi phối của quy luật cung- cầu, quy luật giá trị trên thị trường. Do vậy, muốn các DN hoạt động tốt phải tạo lập được một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định. Góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh tốt, các nhà ngân hàng phải làm tốt các dự báo và luôn chuẩn bị khả năng thích ứng với các biến động của thị trường.
Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2.1- Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2.1.1.1- Thời kỳ chuẩn bị
Năm 2000, năm cuối cùng của thế kỷ thứ XX, năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Mặc dù nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế khu vực còn chưa khắc phục hết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng nhanh.
Năm 2000 cũng là năm hệ thống Ngân hàng đang xúc tiến mạnh mẽ chương trình đổi mới hoạt động Ngân hàng theo tiến trình hội nhập quốc tế. Cơ chế chính sách đang được chỉnh sửa theo hướng giành nhiều quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM, tiến trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng đang được triển khai nhanh chóng. Đó là cơ hội thuận lợi cho một chi nhánh mới ra đời, phát huy được quyền tự chủ, tiếp cận ngay từ đầu các công nghệ Ngân hàng hiện đại.
Tuy nhiên bối cảnh ra đời của NHNo & PTNT Nam Hà Nội cũng có nhiều khó khăn: Các khách hàng nhất là các đơn vị lớn tại Hà Nội hầu như đã thiết lập các mối quan hệ truyền thống với các Ngân hàng có bề dày kinh nghiệm, có vị trí giao dịch thuận lợi hơn; Chi nhánh ra đời phải hoàn toàn tự lực về khách hàng, về nghiệp vụ kinh doanh, trong khi đội ngũ Cán bộ nhân viên hầu hết là thiếu kinh nghiệm thực tế hay chưa quen địa bàn...
Tháng 11 năm 2000, Ban "Trù bị thành lập NHNo & PTNT Nam Hà Nội" đã được thành lập, bao gồm 6 đồng chí, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đề án thành lập NHNo & PTNT Nam Hà Nội, chuẩn bị cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất để thành lập Chi nhánh.
Và ngày 12/03/2001, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra Quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT V/v thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam. Trụ sở chính tại C3 Phương Liệt - Thanh Xuân - Hà Nội. Biên chế gồm 36 người, trong đó 78% (28 người) có trình độ Đại học và trên Đại học, 19,3% (7 người) có trình độ Cao đẳng và Trung cấp với 5 phòng chuyên môn:
- Phòng kế hoạch kinh doanh: 8 đồng chí, đồng chí Vũ Tú làm trưởng phòng; đồng chí Lê Hữu Phường làm phó phòng.
- Phòng thanh toán quốc tế: 4 đồng chí, đồng chí Đặng Văn Thái làm trưởng phòng, đồng chí Lư Kim Ngân và đồng chí Nguyễn Công Chiến làm phó phòng.
- Phòng kế toán ngân quỹ: 15 đồng chí, đồng chí Vũ Mai Anh làm trưởng phòng.
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội b...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status