Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Xuất khẩu Cà phê của Công ty Intimex - Pdf 10

- 1 -
Luận văn
Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả Xuất khẩu Cà phê của Công
ty Intimex
- 2 -
A- LỜI NÓI ĐẦU

Ngành Cà phê Việt Nam là một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời, trảI qua
hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành Cà phê đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong cơ cấu
hàng Xuất khẩu Việt Nam.
Ngày nay, sản xuất Cà phê Thế giới đang tập chung chủ yếu ở các nước đang phát
triển nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nên Việt Nam có rất nhiều đIều kiện
thuận lợi phù hợp với việc canh tác Cà phê.Đây là một trong những ưu thế lớn để có
thể đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu Cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
Cho nên việc nghiên cứu và tìm ra giảI pháp mới thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu
Cà phê đối với các Doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các
công ty kinh doanh Xuất Nhập Khẩu có tỷ trọng kim ngạch Xuất khẩu hàng nông sản
lớn như Công ty Xuất Nhập khẩu Thương Mại Intimex.
Mục đích em chọn đề tàI này nhằm tìm hiểu ý nghĩa của mặt hàng Cà phê với hoạt
động kinh doanh Xuất Nhập khẩu của Công ty, qua đó đề xuất :
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Xuất khẩu Cà phê của Công ty Intimex”.
Nội dung của Tiểu luận chia làm 2 phần:
 Chương I: KháI quát chung và tình hình Xuất khẩu Cà phê của Công ty
Intimex.
 Chương II: Một số giảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Xuất khẩu Cà phê
của Công ty Intimex

a> Phân bố theo vùng:
- 4 -
Hiện nay ở Việt Nam cây Cà phê được trồng ở 4 khu vực chủ yếu: Trung Du và
miền núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó khu
vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng nhất.
b> Phân bố theo thành phần kinh tế:
Ngành trồng trọt Cà phê ở Việt Nam bao gồm 2 thành phần kinh tế chủ yếu: Tư
nhân và tập thể. Từ khoảng giữa thập niên 80 trở về trước sản lượng Cà phê tập trung
chủ yếu vào thành phần kinh tế tập thể với 1 hệ thống các nông trường quốc doanh
quy mô lớn.Nhưng tương lai, thành phần kinh tế tư nhân sẽ chiếm vai trò chủ đạo
trong ngành Cà phê nhưng không thể phủ nhận vai trò của các Doanh nghiệp Quốc
doanh
2. Tình hình Xuất khẩu Cà phê ở Việt Nam:
Do sản xuất Cà phê trong nước tăng liên tục trong nhiều năm mà khối lượng Cà
phê Xuất khẩu cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 1994 kim ngạch Xuất khẩu
Cà phê ở Việt Nam đã vượt 400 triệu USD đưa Việt Nam trở thành một trong ba
nước Xuất khẩu nhiều Cà phê nhất khu vực Châu á - TháI Bình Dương. Cuối năm
1998 Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 nứơc và khu vực lãnh thổ. Dù mới tham
gia Xuất khẩu Cà phê sang thị trường Mỹ trong vòng 5 năm nhưng TB Mỹ nhập
khoảng 25% Tổng sản lượng Cà phê Xuất khẩu của Việt Nam. Các nứơc EU cũng
nhập 1 khối lượng lớn chiếm hơn 50%.NgoàI ra còn có Nhật,…. Trong thời gian tới
Xuất khẩu Cà phê ở Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào một số thị trường lớn Bắc Mỹ
và EU.
3. Thị trường Xuất khẩu Cà phê của Công ty Intimex
Giống thực trạng chung của hoạt động Xuất khẩu ở Việt Nam những năm trước
đây, hoạt động Xuất khẩu của Công ty Intimex nói chung và Xuất khẩu Cà phê nói
riêng đều tập trung vào thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ. Hàng năm thị trường này
chiếm 90% tổng khối lượng cũng như kim ngạch Xuất khẩu cuả Công ty. Các thị
trường chủ yếu về Cà phê của Công ty hiện nay: Singapore, HôngKông, Mỹ, Hàn
- 5 -

3. Đánh giá chung:
a> Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, hoạt động Xuất khẩu của Công ty Intimex đã mang lại:
 Tạo nguồn ngoại tệ cho Công ty.
 Tạo việc làm cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
 Tăng cường hợp tác kinh doanh với các bạn hàng trong nước, mở rộng thị
trường Xuất khẩu ,tăng cường mối quan hệ với các đối tác nước ngoàI.
 Nâng cao uy tín của Công ty ở thị trường trong nứơc và thị trường Thế giới.
 Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, tạo sự ổn định tương đối trong cơ cấu
hàng Xuất khẩu của Công ty.
 Nâng cao nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu của đội ngũ nhân viên, hoàn thiện
công tác quản lý.
b> Vấn đề còn tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty vẫn còn 1 số hạn chế:
 Hoạt động thu mua nội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu nhân viên, thiếu
phương tiện vận chuyển.
 Chất lượng Cà phê thu mua không đồng đều do tập trung từ nhiều nguồn
khác nhau.
 Có sự cạnh tranh gay gắt đôI khi thiếu lành mạnh giữa các Doanh nghiệp
trong nước dẫn đến tình trạng Xuất khẩu Cà phê của Công ty bị ép giá.
 Thị trường Cà phê Thế giới luôn biến động bất thường nên trong nước thiếu
thông tin kịp thời nên hoạt động Xuất khẩu Cà phê còn gặp nhiều rủi ro.
 Cơ chế quản lý Xuất Nhập khẩu còn chưa có hệ thống ổn định, đôI khi
chồng chéo gây nhiều khó khăn cho hoạt động của Công ty.
- 7 -
 Đội ngũ nhân viên chưa đồng đều, thiếu am hiểu về thị trường Cà phê TG.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY INTIMEX.
I> Phương hướng phát triển của Công ty
1. Mục tiêu đặt ra:

nhân viên có trình độ cao, có năng lực làm việc và kinh nghiệm trong kinh doanh. Do
đó Công ty nên đào tạo mới hoặc đào tạo lại đội ngũ chuyên viên của mình để đáp
ứng các điều kiện kinh doanh. Công ty có thể đào tạo tại chỗ, đào tạo chính quy, đào
tạo trong nước, ngoài nước; xem xét, cân nhắc và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp
với từng lĩnh vực kinh doanh để đem lại hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Có nguồn nhân lực mạnh không có nghĩa là sẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh
cao vì nó còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau như quản lý và phân công lao động.Do
đó,việc sắp xếp lại lao động và phân công lao động có ý nghĩa rất quan trọng.Bên
cạnh đó cần tạo ra một không khí làm việc hăng hái, tích cực và xây dựng tác phong
làm việc khoa học, khuyến khích lòng nhiệt tình và trách nhiệm của nhân viên.
b> Mở rộng hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế.
Trước khi có kế hoạch thâm nhập một thị trường nào đó, Công ty cần phải tìm
hiểu kỹ nắm vững các nhân tố về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá Do có sự khác
biệt về môi trường kinh doanh giữa các quốc gia, Công ty cần phải có những kiến thức
và hiểu biết về thị trường kinh doanh. Những hiểu biết này do kinh nghiệm kinh
doanh có sẵn, hoặc là do học hỏi, tìm hiểu. Công ty có thể cử cán bộ của mình sang
các thị trường đó để khảo sát, nghiên cứu trước khi ra quyết định kinh doanh.Đây là
một biện pháp có thể thu được hiểu quả cao mà chi phí lại thấp.
c> Các giải pháp về Marketing xuất khẩu.
- 9 -
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, đối với Công ty Intimex, việc tìm kiếm và ký
kết được các hợp đồng Xuất khẩu là một công việc hết sức khó khăn. Ngay cả khi đã
có được hạn ngạch Xuất khẩu mà không tìm được bạn hàng thì vẫn không Xuất khẩu
được. Vì vậy muốn phát triển hơn nữa hoạt động Xuất khẩu thì Công ty cần phải chú
trọng đến hoạt động Marketing. Cụ thể, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
 Quảng cáo: Thông qua các kênh quảng cáo như tạp chí, hội chợ thương
mại,vv Công ty có thể tạo cho mình một hình ảnh hấp dẫn, đáng tin cậy trong kinh
doanh trong nước và Quốc tế để dễ dàng hơn trong việc thu mua và Xuất khẩu Cà phê.
Ngoài ra Công ty còn có thể áp dụng các biện pháp tuyên truyền khác như: in ấn
tờ rơi, làm các sản phẩm lưu niệm có in hình biểu tượng của Công ty tặng cho bạn

phê TG.
 Trợ giá sản xuất thông qua các chính sách bảo hộ giá, quỹ bình ổn giá của
chính phủ. Những nhà sản xuất cà phê của Việt Nam thường phải chấp nhận mức giá
trên thị trường, trong thời gian qua quỹ bình ổn giá của chính phủ có những tác động
nhất định nhưng đối tượng thụ hưởng tập trung vào doanh nghiệp Nhà Nước.
 Tạo hành lang pháp lý cho các công ty Xuất khẩu hoạt động, xây dựng biểu
Thuế Xuất khẩu phù hợp với tình hình sản xuất và kinh doanh của các mặt hàng, tạo
lập quỹ hỗ trợ Xuất khẩu, cải cách thủ tục hành chính trong các khâu kiểm định và
làm thủ tục cho hàng hoá Xuất khẩu
 Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến cà phê, mở rộng thị
trường Cà phê, tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh Xuất
khẩu có được các thông tin nhanh chóng, chính xác về đối tác và thị trường nước
ngoài. Hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hiểu và thâm nhập các thị trường mới.
- 11 -
 Có những biện pháp kịp thời nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, tạo điều kiện
đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu.
 Nhà nước cần dành những khoản tín dụng ưu đãi cho một số doanh nghiệp
thuộc ngành sản xuất cà phê nhằm hiện đại hoá công nghệ chế biến cà phê sau thu
hoạch, nâng cao hơn nữa chất lượng Cà phê Xuất khẩu của Việt Nam.
 Các cơ quan nông nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc hướng dẫn kỹ thuật
trồng và canh tác cà phê cho các hộ nông dân, các nông trường quốc doanh cũng như
tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành Cà phê.
 Tăng cường vai trò của Nhà nước đói với sản xuất và Xuất khẩu Cà phê.Vai
trò đó cần hướng vào các vấn đề trọng tâm: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sản xuất
và xuất khẩu dài hạn của các cơ chế chính sách và đầu tư vốn khoa học công nghệ và
ổn định thị trường.
- 12 -
C- KẾT LUẬN

Việc đẩy mạnh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng mà đại hội Đảng toàn quốc

đoạn 1990 – 2000


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status