BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT - Pdf 10


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
** BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT BỔ SUNG Chủ nhiệm: ThS.Hoàng Thị Kim Chi TP.Hồ Chí Minh, tháng 11/2008


2.2.1. Tình hình thực hiện các qui định về tổ chức quản lý và xử lý vi
phạm trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ở TP.HCM 70
2.2.2. Phân tích một số biện pháp về cơ chế chính sách liên quan đến tổ
chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ở TP.HCM và kết quả thực
hiện 75
2.3. KẾT LUẬN PHẦN II 83

PHẦN III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC
SINH HOẠT, CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP VỚI
ĐIỀU KIỆN TP.HCM 85
3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 85
3.1.1. Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa
bàn TP.HCM 85
3.1.2. Các yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt 87
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH
HOẠT PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN 88
3.2.1. Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã
được hình thành 88
3.2.2. Đề xuất mô hình tổ chức thu gom rác mới 91
3.3. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ
HỖ TRỢ CHO CÁC TỔ CHỨC THU GOM RÁC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 95
3.3.1. Về cơ chế quản lý 95
3.3.2. Chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động 97
3.3.3. Xác định trách nhiệm của xã hội trong việc thu gom rác thải 99
3.4. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 101
3.5. KẾT LUẬN PHẦN III 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

hoạt động thu gom rác trên địa bàn TP vẫn còn nhiều bất cập.
Định hướng phát triển kinh tế-xã hội TP theo hướng bền vững đòi hỏi công
tác vệ sinh môi trường phải được tổ chức lại, trong đó tổ chức hoạt động thu gom
rác thải phải bảo đảm phù hợp với các khâu vận chuyển và xử lý trong một qui trình
công nghệ thống nhất. Đây là một vấn đề đang rất được quan tâm từ các cấp chính
quyền của TP.
Trong thời gian qua và nhất là trong những năm gần đây đã có nhiều đề án
liên quan đến hoạt động vệ sinh môi trường được thực hiện. Đặc biệt, lãnh đạo
thành phố cũng đã có sự quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu
soạn thảo Qui chế mới để sắp xếp, tổ chức lại lực lượng thu gom rác Dân lập thay
thế cho Qui chế cũ không còn phù hợp.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp
và các giải pháp thu hút, tập hợp lực lượng này vào hoạt động để thuận lợi cho công
tác quản lý, điều hành chung.
Từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên, đề tài “Phân tích các hình thức thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và đề xuất bổ sung” được đặt
ra nhằm mục đích tìm ra các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức tổ chức thu
gom rác, từ đó đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để
quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan:
Trong những năm qua, đã có khá nhiều đề án, đề tài nghiên cứu liên quan
đến vấn đề quản lý rác thải như:
1. Kế hoạch tổ chức lại lực lượng thu gom-vận chuyển rác trên địa bàn TP.HCM.

- Công ty, Xí nghiệp CTCC quản lý về chuyên môn, UBND phường thực
hiện ký hợp đồng với lực lượng rác dân lập để thu gom rác.
- Đạt mục đích thống nhất lực lượng lao động lấy rác hộ dân trên toàn TP
- Tập trung thu tiền rác vào nhà nước
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
3

- Đảm bảo thu nhập hàng tháng và các chế độ cho người lao động thu gom
rác và tích lũy được vốn phát triển ngành vệ sinh
Tuy nhiên, các đề xuất trong việc triển khai thực hiện còn nhiều điểm bất hợp
lý, cụ thể:
- Giao cho UBND phường xã ký hợp đồng lao động, phân chia vùng lấy
rác…công việc này không đúng với chức năng của UBND phường vì đây
là cơ quan quản lý nhà nước.
- Thành lập tổ lấy rác tư có tổ trưởng là cán bộ phụ trách môi trường của
phường, tổ phó là người lấy rác dân lập. Như vậy trong tổ chức của tổ lấy
rác vừa bao gồm chức năng quản lý nhà nước vừa chức năng tổ chức hoạt
động là không hợp lý.
- Mục tiêu của dự án là đưa lực lượng rác dân lập vào một đầu mối hoạt
động là Công ty, xí nghiệp CTCC, chuyển lực lượng này thành công
nhân nhà nước để Công ty, xí nghiệp CTCC là đơn vị duy nhất lấy rác
và quét rác trên địa bàn TP. Vấn đề này không phù hợp với đặc điểm hoạt
động của lực lượng rác dân lập, vì phần lớn lực lượng này đã phải bỏ ra
một khoản tiền khá lớn để sang nhượng lại đường rác hoặc là nơi làm
việc của các thế hệ nối tiếp nhau trong gia đình họ (cha truyền con nối)
và đó là nguồn thu nhập chính của gia đình họ, họ sẽ không yên tâm tham

của quyết định 5424 không còn phù hợp với điều kiện thực tế, kinh phí vận chuyển
rác và quét đường từ nguồn ngân sách cấp cũng còn bất cập do chưa được điều
chỉnh phù hợp với chính sách mới về tiền lương và giá nhiên liệu, vật tư…
Mức phí vệ sinh thu của các hộ dân theo đề xuất của đề án áp dụng cho năm
2007-2008 là 15.000- 18.000 đ (đối với hộ trong hẻm và mặt tiền ở nội thành),
7.500-9.000 đ (đối với hộ trong hẻm và mặt tiền ở ngoại thành). Theo đề án thì mục
đích thu phí để hạn chế tối đa nguồn ngân sách TP cấp cho công tác thu gom rác.
Tuy nhiên trên thực tế mức phí đề xuất này đã tương tương với mức tiền rác mà lực
lượng thu gom rác đang thu của các hộ dân và khoản thu này theo đánh giá của đề
án cũng chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí cho người trực tiếp đi thu gom rác. Như
vậy khả năng để giảm nguồn ngân sách cấp cho công tác vệ sinh trên địa bàn như
mục tiêu đặt ra sẽ không thực hiện được.
Theo phương án thu phí đề án đề xuất thì lực lượng Rác dân lập có trách
nhiệm phối hợp với Công ty công ích và UBND phường để xác định khối lượng rác
thải, ký hợp đồng thu gom rác với chủ nguồn thải theo mức phí qui định của UBND
TP; Công ty công ích chủ trì phối hợp với lực lượng dân lập và UBND phường xác
định khối lượng và mức phí rác thải, tổ chức việc thu phí và quản lý số phí thu được
và nộp phần phí thu được sau khi trừ chi phí quản lý cho phòng Kinh tế Quận;
UBND phường có nhiệm vụ quản lý việc đăng ký khối lượng rác thải và mức phí,
quản lý hành chính đối với lực lượng rác dân lập, quản lý chất lượng vệ sinh trên
địa bàn…
Phương án đề xuất này còn một số hạn chế sau:
- Tập trung việc thu phí sẽ phát sinh chi phí quản lý lớn (chiếm gần 10% tổng
số tiền phí thu được)
- Mức chi trả tiền công thu gom rác dự kiến 10.000 đ/hộ sẽ khó được chấp
nhận vì thực tế lực lượng thu gom rác dân lập ở nhiều nơi đã thu cao hơn,
hơn nữa, người trực tiếp thu gom nhiều khi còn được chủ nguồn thải bồi
dưỡng thêm và có thể sẽ bị cắt khi giao cho đơn vị khác thu phí.
- Chủ trương quản lý nguồn thu phí nhưng không có biện pháp tổ chức lại
hoạt động của lực lượng rác dân lập.

trình diễn tại quận Gò vấp”. Đề tài đang được triển khai, tuy nhiên qua tìm hiểu thì
hướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào mô hình hợp tác xã và đang thực hiện thí
điểm tại quận Gò Vấp, chưa đi sâu nghiên cứu các loại hình phù hợp với đặc điểm
khác nhau của các địa bàn và nghiên cứu về đặc điểm của người lao động trực tiếp
thực hiện công tác thu gom rác để có chính sách hỗ trợ họ khi tham gia vào các tổ
chức này.
Từ phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan trên, có thể thấy các nghiên
cứu đã có sự quan tâm đến các giải pháp quản lý công tác vệ sinh trên địa bàn TP,
đặc biệt là công tác quản lý lực lượng thu gom rác, tuy nhiên các nghiên cứu chưa
chú trọng đến các hình thức tổ chức và đặc điểm của người lao động thu gom rác, vì
vậy tính khả thi của các biện pháp đưa ra còn hạn chế.
Như vậy có thể thấy đây là một vấn đề mới mà mục tiêu nghiên cứu của đề
tài “Phân tích các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực
trạng và đề xuất bổ sung” cần đạt tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài cần đạt được 4 mục tiêu sau:
- Xác định tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom rác.
- Đánh giá, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt đã được hình
thành trên địa bàn TP.HCM.
- Đánh giá hiện trạng cơ chế chính sách liên quan đến dịch vụ VSMT và công
tác thu gom rác thải.
- Đề xuất hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt, cơ chế quản lý và chính
sách thích hợp.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Trong phạm vi TP.HCM
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008

+ Đối với loại hình Công ty công ích: do ở hầu hết các quận huyện đều có công ty
công ích (22/24 quận huyện) nên chỉ chọn một số đơn vị khảo sát đại diện cho khu
vực các quận nội thành, quận ven, quận mới và huyện ngoại thành.
+ Đối với loại hình Hợp tác xã: do mới có 5 Hợp tác xã thu gom rác được hình
thành nên tiến hành khảo sát cả 5 Hợp tác xã.
+ Đối với tổ chức nghiệp đoàn: do tổ chức nghiệp đoàn còn hoạt động trên địa bàn
TP không nhiều nên chỉ chọn một số nghiệp đoàn đại diện cho tính chất hoạt động
của nghiệp đoàn rác dân lập hiện nay (NĐ quận 5 được hỗ trợ của tổ chức ENDA
khi thành lập nhưng đến nay đã bị thu hẹp qui mô hoạt động; NĐ quận 11 có sự hỗ
trợ của tổ chức ENDA khi thành lập nhưng hiện nay hầu như không còn hoạt động;
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
7

NĐ quận 10 còn hoạt động nhờ sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động quận; NĐ quận
Bình Thạnh còn hoạt động nhờ sự hỗ trợ của Công ty công ích quận; 2 tổ NĐ thuộc
quận 3 hoạt động nhờ sự hỗ trợ phối hợp giữa UBND phường và Công ty công ích
quận).
+ Đối với các các chủ đường rác có thuê mướn lao động: thông qua UBND phường
hoặc tổ chức hợp tác xã, nghiệp đoàn để tiếp cận.
Cách thức chọn người lao động thu gom rác để phỏng vấn:
+ Đối với lao động trong các Công ty công ích: sau khi làm việc với công ty về tổ
chức hoạt động theo các nội dung soạn sẵn đề nghị công ty bố trí để nhóm nghiên
cứu làm việc trực tiếp với người lao động (thực hiện ngẫu nhiên một nhóm hay tổ
vệ sinh của công ty).
+ Đối với lao động trong các hợp tác xã, nghiệp đoàn: thực hiện phỏng vấn ngẫu
nhiên tại các điểm tập kết hoặc bô rác (có sự hướng dẫn của người trong tổ chức).

8

6. Cơ cấu báo cáo:
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát thực trạng hệ thống quản lý chất thải rắn ở TP.HCM và kinh
nghiệm của một số TP về quản lý chất thải rắn
Phần 2: Phân tích thực trạng các hình thức tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động thu
gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM
Phần 3: Đề xuất một số hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt, cơ chế quản lý và
chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế ở TP.HCM
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
9

PHẦN I
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Ở TP.HCM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TP
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HCM
1.1.1 Khối lượng và thành phần chất thải rắn:
Là một đô thị lớn tại Việt Nam nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị
hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh rất cao. Bao gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải
y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng…Theo số liệu của Sở Tài Nguyên-Môi
trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn chất thải rắn
sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-
12 tấn chất thải rắn y tế. Ngoài ra thành phố còn tiếp nhận (chính thức và không

Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
10

- 3-5 công ty tư nhân thu gom, vận chuyển, tái sinh, tái chế và xử lý chất thải
công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại.
- 5 Hợp tác xã và khoảng trên 3.000 lao động tự do thực hiện thu gom rác thải
sinh hoạt.
Đối với chất thải rắn ytế, do là chất thải nguy hại nên có qui trình quản lý
riêng, do Công ty môi trường đô thị TP thực hiện. Cụ thể: Chất thải rắn ytế được thu
gom bằng thùng kín và được đưa đến nhà chứa rác, sau đó chuyển sang lò đốt và
bãi chôn tro.
Đối với chất thải công nghiệp: do các đơn vị có giấy phép hoạt động trong
lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại vận chuyển
đến nhà máy xử lý tiêu hủy. Hiện nay tại TPHCM có khoảng 18 đơn vị có đăng ký
chức năng này.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, hiện do rất nhiều đơn vị và cá nhân đảm
nhận. Bao gồm: Công ty môi trường đô thị, các Công ty công ích quận huyện, Hợp
tác xã công nông, các hợp tác xã thu gom rác và lực lượng rác dân lập. Qui trình
thực hiện như sau:
Sơ đồ 1 – Sơ đồ tổng quát hệ thống kỹ thuật về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường
Do đây là loại rác thải chiếm tỷ trọng rất lớn và nguồn thải rác trải rộng khắp
trên địa bàn TP, lại do nhiều đơn vị thực hiện nên rất phức tạp. Việc phân chia thực
hiện từng công đoạn như sau:
Nguồn phát sinh
(hộ dân, KD-DV, CQ,
trường học…
Bãi chôn lấp

Quét dọn, thu gom rác ứ đọng trên lòng đường (bao gồm cả hàm ếch miệng
cống) và vỉa hè.
- Bước 3: Chuyển rác từ thùng 660 L hoặc xe ba gác qua xe cơ giới tại các điểm
hẹn.
b. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt:
- Quy trình thu gom rác của các Công ty công ích:
+ Quy trình thu gom thủ công: Công nhân chủ yếu sử dụng thùng 660L hoặc
xe ba gác đạp thu gom rác hộ dân ở các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý
của Công ty. Sau đó đẩy thùng hoặc đạp xe đến điểm hẹn (điểm tập kết rác)
hoặc bô rác.
+ Quy trình thu gom cơ giới: Sử dụng xe cơ giới đi dọc tuyến đường để thu
gom rác, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển.
- Quy trình thu gom của lực lượng dân lập:
Lực lượng rác dân lập (bao gồm cả các Hợp tác xã và lực lượng hoạt động tự
do) thu gom rác tại các nguồn thải bằng đủ các loại phương tiện (thùng 660L, xe ba
gác đạp, ba gác máy và xe lam) theo giờ giấc thỏa thuận với chủ nguồn thải. Sau đó
đưa rác đến điểm hẹn hoặc bô rác tùy vào đặc điểm của địa bàn thu gom và loại
phương tiện sử dụng.
1.1.2.2. Công đoạn vận chuyển:
Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm vận chuyển 53%
khối lượng chất thải rắn đô thị của TP, Hợp tác xã Công nông vận chuyển 17%,
phần còn lại do các Công ty dịch vụ công ích các Quận, huyện vận chuyển (30%).
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
12

Qui trình vận chuyển rác như sau: Xe ép nhận rác từ xe thu gom vào panel

- Chi cho xử lý rác khoảng 161,3 tỷ đồng, chiếm 24,2%
1.1.4. Hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn đô thị:
Hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở TP.HCM theo sơ đồ 2.
Trong đó chức năng về quản lý chất thải rắn đô thị của từng đơn vị, phòng
ban trong hệ thống như sau:
Cấp thành phố

1
Đề án: Thu phí quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn TP.HCM, tháng 8/2007

Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
13

· UBND TP. Hồ Chí Minh: UBND TP là cơ quan hành chính cao nhất, quản lý
các Sở Ban ngành trên địa bàn thành phố, ban hành các qui định, quy chế,
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược quản lý môi trường căn cứ
trên sự tham mưu của các Sở ban ngành chuyên môn.
· Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chịu trách nhiệm chính trước UBND TP và Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói
riêng.
- Tham mưu cho UBND TP các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý chất
thải rắn (trong đó có chất thải rắn đô thị) thông qua phòng chuyên môn là
Phòng Quản lý chất thải rắn.
Sơ đồ 2 – Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn đô thị
tại thành phố Hồ Chí Minh

Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
14

Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường: là phòng chuyên
môn có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn, được thành lập với
nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm: chất thải rắn đô thị,
chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại và chất thải y tế trên địa bàn TP.HCM.
Chức năng của Phòng Quản lý chất thải rắn thực hiện các hoạt động thanh kiểm tra,
giám sát nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn, tham mưu cho cấp quản lý trực tiếp là
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP xây dựng qui hoạch, các kế hoạch,
chương trình, các dự án về quản lý chất thải rắn.
Phòng Quản lý Môi trường: là đơn vị quản lý về vấn đề môi trường chung trong
đó có việc nhập khẩu phế liệu vào TP.HCM.
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị trực thuộc
Sở, có chức năng tư vấn môi trường, thường thực hiện vấn đề tuyên truyền về chất
thải rắn.
Quỹ tái chế – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị có chức năng khuyến
khích và thúc đẩy các hoạt động giảm phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng và
tái chế nhằm giảm lượng chất thải vào môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên.
Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn TP. HCM – Sở Tài nguyên và
Môi trường: là đơn vị có chức năng thực hiện quản lý các khu liên hiệp xử lý của
thành phố theo quy hoạch tổng thể của các cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra. Ban
quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tp.HCM vừa mới được thành lập vào
tháng 08/2007.
Thanh tra – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị có chức năng thanh, kiểm
tra và xử phạt các vụ việc liên quan đến môi trường nói chung và chất thải rắn đô thị
nói riêng.
Cấp Quận/Huyện
UBND các Quận/Huyện: là cấp quản lý địa phương, chịu trách nhiệm về các

hàng năm khá lớn, trong đó kinh phí cho công tác thu gom rác chiếm tỷ trọng
cao nhất. Đặc biệt nguồn đóng góp của chủ nguồn thải chiếm đến 58% tổng
nguồn kinh phí cho công tác thu gom và khoảng 25% trong tổng nguồn kinh
phí cho cả qui trình thu gom-vận chuyển -xử lý rác của TP nhưng còn rất
phân tán nên chưa hiệu quả.
- Thiếu qui hoạch trạm/bô trung chuyển, xe chở rác không đạt tiêu chuẩn gây
ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển.
- Biện pháp xử lý rác chủ yếu hiện nay của TP là chôn lấp, chưa đảm bảo các
yêu cầu về xử lý nước rỉ rác, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường
xung quanh.
Nhìn chung ở mỗi khâu trong qui trình thu gom- vận chuyển - xử lý rác của
TP đều có những hạn chế, trong đó để giải quyết các hạn chế ở khâu vận chuyển và
xử lý rác đòi hỏi các biện pháp mang tính định hướng lâu dài và nguồn vốn đầu tư
lớn, còn hạn chế ở khâu thu gom chủ yếu là do cơ chế quản lý, có thể giải quyết
ngay bằng các biện pháp ngắn hạn và trong thẩm quyền của TP.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.2.1. Kinh nghiệm trong nước:
1.2.1.1. Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại rác sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà
Nội:
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản
lý chất thải của TP. Hà Nội.
Công tác quản lý chất thải của Công ty gồm các giai đoạn sau:
- Công tác thu gom: thu gom chất thải sinh hoạt bằng hình thức gõ kẻng thu rác
nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố chứa trong các
xe gom.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung
Việc tổ chức thu gom rác và xử lý chất thải rắn ở Đà Nẵng làm khá tốt, được
Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những thành phố trong khu vực làm tốt vệ
sinh đô thị. Lượng rác thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 85%, trong
đó nội thành là 100%. Công tác thu gom, giữ vệ sinh đô thị của Đà Nẵng có ưu
điểm lớn nhất là ở khâu thu gom rác, đảm bảo các tuyến đường phố luôn sạch sẽ,
người dân cơ bản không đổ rác ra đường, không có tụ điểm rác trên lòng, lề
đường phố, không có ga rác để lộ thiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và
mỹ quan đô thị; bãi rác nằm cách trung tâm thành phố 15km giữ được vệ sinh
khá tốt, ngay tại bãi rác, mùi khó chịu được hạn chế tối đa, ít ảnh hưởng đến môi
trường, không gây bức xúc trong nhân dân.
Đạt được kết quả đó là do TP.Đà Nẵng đã có các biện pháp thực hiện hiệu
quả như:
- Thành phố coi trọng thực hiện xã hội hoá việc thu gom rác, phát huy được
vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong
công tác thu gom rác; phân cấp xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
17

cơ chế kinh phí bảo đảm để thực hiện. Từ Công ty của thành phố đến chính
quyền, từng tổ chức quần chúng ở các quận, phường, tổ dân phố đều tham
gia vào các khâu thu gom rác, giữ gìn vệ sinh đường hè ngõ phố với nội
dung công việc cụ thể. Tổ dân phố tham gia thảo luận điểm đặt thùng rác
công cộng và quản lý bảo vệ thùng rác. Các đoàn thể đều tích cực tham gia
phong trào Ngày Chủ nhật sạch, xây dựng đoạn đường xanh, sạch, đẹp;
trong đó, Hội Phụ nữ, thanh niên, học sinh làm nòng cốt; vận động các gia
đình đều có thùng rác trong nhà, duy trì thường xuyên tổng vệ sinh vào

- Trạm trung chuyển rác là nơi tiếp nhận các thùng rác chở đến, phun men,
hoá chất xử lý sơ bộ, ép rác vào các conterner kín để xe ô tô chở ra bãi
chôn lấp. Trạm được thiết kế xây dựng hợp lý ngay trong nội thành kề cận
các nhà dân trên mặt đường phố nhưng đảm bảo kín đáo, biệt lập, có phòng
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
18

làm việc, điều hành rất hợp vệ sinh, không toả mùi khó chịu do có hệ thống
phun hoá chất khử mùi, phun nước rửa sạch, quạt đẩy hơi rác lên cao qua
hệ thống ống khói ra xa, ép và chuyển rác đến khu bãi xử lý chôn lấp tập
trung, nên được người dân xung quanh nơi đặt trạm chấp nhận.
- Các phương tiện vận chuyển rác được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác
được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn
ngang khắp nơi trên đường phố.
- Có cơ chế quản lý nội bộ Công ty Môi trường đô thị khá chặt chẽ, làm tốt
việc thanh, kiểm tra, thường xuyên, kịp thời phát hiện các thùng rác đầy, để
chuyển đi ngay và thay thùng trống vào đó, nên rác không bị tràn ra đường
phố. Có cơ chế khoán cho đội quét dọn. Việc quét dọn rác đường phố được
Công ty giao cho tổ dân phố, phường thực hiện chế độ thường xuyên đánh
giá, cho điểm làm cơ sở để Công ty nghiệm thu kết quả các đội. Kết quả
đạt được của TP Đà Nẵng trong việc thu gom rác, xử lý chất thải rắn có
được do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp
uỷ Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự tham gia tích
cực, tự giác của các đoàn thể, nhân dân. Đảm bảo đúng quy trình quản lý,
thu gom chất thải, với cơ chế thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc, kịp
thời.

gom rác, kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện dự án; Xác định vai trò, vị trí,
trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, cụm, tổ dân phố và
người dân; Trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp phí vệ sinh; qui chế
giám sát kiểm tra…
Mặc dù về hình thức tổ chức, tổ thu gom rác Quán Toan trực thuộc Công ty
Môi trường đô thị Hải Phòng nhưng về cơ chế, chính sách, tài chính…nó được chủ
động như một đơn vị độc lập theo hình thức khoán thu, chi với sự huy động tham
gia đóng góp của người dân để giải quyết vấn đề rác thải.
Tổ thu gom rác đảm nhận chủ yếu khâu thu gom ở các khu vực xóm ngõ,
khu tập thể theo hình thức “phường tự quản hoặc rác dân lập”, sau đó chuyển cho
doanh nghiệp nhà nước (URENCO Hải Phòng) thu gom ở các khu vực tập trung,
vận chuyển ra bãi chôn lấp hoặc tụ điểm rác của thành phố.
Có sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom chất thải đã làm cho
tình hình vệ sinh được đảm bảo. Mỗi năm tổ thu gom rác thu từ mức đóng góp của
người dân để chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và một số chi phí có liên
quan cho những người thu gom rác. Từ đó tạo được ý thức trách nhiệm của từng
người dân, của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đặc
biệt là chính quyền phường cùng chung tay giải quyết vấn đề môi trường.
1.2.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới:
1.2.2.1. Thu gom rác thải tại Singapore:
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn
7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác
thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số
các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực
công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư

- Quảng cáo chống xả rác bừa bãi trên các báo, tạp chí, trong rạp chiếu bóng
và trên truyền hình. Giáo dục người dân bỏ rác vào các bịch nilông nhỏ mà
họ nhận được ở nơi công cộng và bỏ chúng vào thùng rác.
- Vận động các tài tử phim ảnh và các ca sĩ cổ vũ cho ý thức giữ gìn vệ sinh.
- Đặt các thùng đựng rác nhiều màu sắc và dễ nhìn thấy xung quanh TP, ở
những nơi thích hợp. Ở TP Surabaya, các thùng đựng rác còn được hỗ trợ
bằng các quảng cáo của hãng thuốc lá Sampoema.
- Tổ chức tốt công tác đổ rác hàng ngày và mua sắm thêm xe chở rác khi cần.
- Tăng cường hiệu lực của các qui định về thu nhặt và xử lý rác.
- Chính phủ tổ chức các thảo luận chuyên đề về vệ sinh sức khỏe.
- Vận động trẻ em vào phong trào cải thiện và giữ gìn môi trường.
1.2.2.3. Thu gom và xử lý rác thải ở Pháp:
Rác thải tại Pháp được phân loại tại nhà. Các nhà sản xuất công nghiệp phải
nộp 0,6 xu đối với mỗi bao bì do công ty mình phát hành ra cho công ty Eco –
Emballages, công ty này thuộc sự quản lý của nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cộng
đồng dân cư tổ chức việc phân loại rác tại nhà. Công ty này cũng sẽ chịu 40% chi
phí cho việc thu gom và phân loại rác, phần còn lại là do các cộng đồng dân cư và
người đóng thuế phải chịu.
Việc thu gom rác được tổ chức theo nhu cầu, tùy theo từng khu vực dân cư,
căn cứ vào địa điểm tập trung các thùng rác. Tại Paris, mỗi khu vực dân cư được đặt
2 thùng rác.
Việc phân loại rác thay đổi tùy theo từng địa phương. Tại nhiều thành phố,
người ta thu gom vào một thùng các loại chai lọ bằng chất dẻo, các đồ hộp, chai hộp
loại nhỏ, bìa các tông. Một thùng khác đựng báo, tạp chí, một thùng đựng đồ thuỷ
tinh, còn thùng thứ tư dành cho các chất thải dễ bị thối rữa và các loại linh tinh
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008

hiện một cách rộng rãi, đa dạng trên các phương tiện truyền thông và gây
được sự chú ý.
- Có các qui định cụ thể và các biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc, kịp
thời những trường hợp vi phạm để tăng cường hiệu lực.
- Có cơ chế cho tư nhân thầu cung cấp dịch vụ thu gom rác thải ở các khu vực
có các điều kiện như:
+ Có thể xác định rõ kết quả đầu ra (xác định được khối lượng rác thải)
+ Có thể giám sát được việc thực hiện
+ Có cơ chế kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý vi phạm
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
22

- Việc phân loại rác tại nguồn chỉ có thể mang lại hiệu quả nếu đảm bảo thực
hiện đồng bộ các khâu: tồn trữ tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý
(trong đó cần chú trọng đến các cơ sở tái chế).
1.2.3.2. Về các mô hình XHH:
- Mô hình Hợp tác xã thu gom - vận chuyển rác có sự góp vốn của xã viên để
đầu tư phương tiện phục vụ hoạt động chung của Hợp tác xã, tạo điều kiện
mở rộng qui mô hoạt động và có sự phối hợp đồng bộ giữa khâu thu gom và
vận chuyển rác trong một qui trình thống nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường
được tốt hơn.
- Thực hiện cơ chế đấu thầu thu gom, vận chuyển rác ở các nguồn thải qui mô
lớn và có tính chất độc lập như các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây
dựng do có điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán chi phí và kiểm soát
chất lượng dịch vụ.
1.3. KẾT LUẬN PHẦN 1:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status