Tài liệu Tiểu luận: Khủng bố Quốc tếTiểu luậnKhủng bố quốc tế-1-.Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tếMỞ ĐẦUNhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ ngh - Pdf 10

Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 1
- Tiểu luận

Khủng bố quốc tế
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 2
-

MỞ ĐẦU

Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển

của Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1992:
“Khủng bố là các phương pháp gây ra bất an bằng các hành động bạo lực được lặp đi
lặp lại, thực hiện bởi các chủ thể nhà nước, tổ chức hay cá nhân bí mật (hoặc nửa bí mật) vì
các lý do chính trị hay tội ác, bằng cách đó thì đối tượng trực tiếp của hành vi bạo lực không
phải là đối tượng chính (trừ trường hợp ám sát).”
Một câu hỏi được đặt ra là : tại sao việc định nghĩa về khủng bố lại khó khăn và có sự
trái ngược trong nhiều phiên bản như vậy? Thứ nhất, khủng bố là một vấn đề phức tạp và có
tầm ảnh hưởng bao trùm đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ chính trị, kinh tế, quan hệ
quốc tế, xã hội ảnh hưởng đến các quốc gia lớn, nhỏ vì vậy nhận định khủng bố như thế
nào còn tuỳ thuộc vào con mắt chủ quan của người đưa ra định nghĩa, vào hệ tư tưởng và
chính sách của quốc gia định nghĩa, cũng như trên các phương diện khác nhau như quốc
phòng, luật pháp… Điều đáng nói ở đây là các chính phủ khi đưa ra định nghĩa về khủng bố
luôn nhằm mục tiêu phục vụ cho lợi ích lâu dài của quốc gia họ, là cơ sở để đảm bảo cho các
hoạt động “chống khủng bố” về sau mà tiêu biểu là nước Mỹ. Trong phần sau của bài, chúng
tôi sẽ đề cập sâu hơn tới việc chống khủng bố của Mỹ và việc Mỹ đưa ra những định nghĩa
của riêng họ về khủng bố và chống khủng bố.
II. Nguồn gốc và quá trình phát triển
Sau khi tìm hiểu định nghĩa về khủng bố, một câu hỏi được đặt ra là khủng bố bắt
nguồn từ khi nào. Khái niệm khủng bố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử từ thời kỳ đại cách
mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII – khi giai cấp bị bóc lột có những hành động cực đoan để chống
lại giai cấp thống trị. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa khủng bố diễn ra ngày càng mạnh ở
các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba – một hệ quả của chính sách thực dân mà các nước
tư bản thực hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX mới xuất hiện
“chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai đoạn bùng nổ các
tổ chức khủng bố quốc tế – hệ quả của quá trình giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
Các tổ chức vũ trang nảy sinh đặc biệt từ các quốc gia và khu vực có mâu thuẫn đan xen và
phức tạp, tập kích vào quan chức và dân thường hòng đạt được các mục tiêu dân tộc.
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 4
-

 Đe doạ đến an ninh tính mạng và tài sản đại đa số người trong xã hội quốc tế
 Là một nhân tố quan trọng gây ra chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang
 Dẫn đến sự tranh chấp ngoại giao nghiêm trọng giữa một số quốc gia.
II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu

1
Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 5
-
Khi xét một vấn đề trong xã hội có phải là một vấn đề toàn cầu hay không chúng ta
cần dựa vào những đặc trưng của một vấn đề toàn cầu.
Thứ nhất, một vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu khi nó có quan hệ trực tiếp đến hoạt
động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt địa vị giai cấp – chính trị, xã hội, đến
sự phát triển của toàn thể nhân loại, đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Khủng bố có
sức đe doạ lớn vì nó là một hành vi bạo lực có tính toán và mang tính cực đoan rất cao. Nó
không chỉ đe doạ đến sự phát triển của con người mà còn đe doạ đến sự sống còn của con
người. Tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng mở rộng. Hoạt động của chủ
nghĩa khủng bố đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu chứ không bó hẹp trong các địa điểm
truyền thống như trước. Trên khắp các châu lục đều có sự xuất hiện của các nhóm khủng bố
vũ trang, các hoạt động khủng bố diễn ra với quy mô lớn và dày đặc: châu Âu (Anh, Pháp,
Italia, Tây Ban Nha ), châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Venezuela, Colombia, Brazil ), châu Phi
(Angeri, Kenya, Tarzania ) và đặc biệt là châu Á – điểm nóng của thế giới với Israel,
Palestine, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc
Không chỉ có phạm vi ảnh hưởng rải khắp các châu lục, nạn nhân của chủ nghĩa khủng
bố quốc tế cũng rất rộng rãi. Thực tế cho thấy nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố không phân
biệt màu da, chủng tộc, độ tuổi hay giới tính Họ có thể là những quan chức chính khách,
những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị nhưng phần lớn họ là những người dân
thường vô tội. Thậm chí các tổ chức quốc tế bảo vệ nền hoà bình, an ninh và phát triển toàn
cầu như Liên Hiệp Quốc cũng trở thành mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố.

đồng nhất các biện pháp cấm vận về ngoại giao và kinh tế áp dụng với các nước tài trợ khủng
bố và các tổ chức khủng bố.
2

Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng khủng bố là một vấn đề toàn cầu vì nó mang đầy đủ
những đặc trưng cơ bản của một vấn đề toàn cầu. Hơn thế nữa, nó còn là một vấn đề toàn cầu
đang đe doạ rất lớn tới nền hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới.
C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC
I. Định nghĩa về chống khủng bố
II. Nỗ lực chung của các nước
Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng vấn đề này đang ngày càng gây
nên những hậu quả trầm trọng trên thế giới. Đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, sự phát triển của
chủ nghĩa khủng bố khiến cho xã hội quốc tế không thể không quan tâm. Sự kiện 11/09/2001
mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời cũng là kỷ
nguyên cho sự hợp tác quốc tế chống khủng bố. Chưa từng bao giờ các quốc gia trên thế giới
lại hô hào chống khủng bố quyết liệt như ngày nay. Nhiều nước trước đây vốn có những bất
đồng về quan điểm trong việc chống khủng bố thì nay có thể ủng hộ và hợp tác với nhau trên
mặt trận này.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đưa ra tuyên bố chỉ bốn ngày sau vụ đánh bom ở
Oklahoma: “Nếu không tử hình những kẻ phạm tội tày trời như vậy thì không biết phải phạm
tội gì mới nên xử cực hình”. Tiếp sau đó là hàng loạt các biện pháp được nhiều quốc gia áp
dụng, chung sức trên mặt trận chống khủng bố, như ngày 05/01/1996, hội nghị lần thứ XIV
của Hội đồng Bộ trưởng Nội vụ các Quốc gia Arập đã thông qua dự án chiến lược cộng đồng

2
Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 7
-
Arập chống lại hoạt động khủng bố. Pêru và Bôlivia áp dụng hành động liện hợp quốc chống

cách đây gần 3 năm (15/6/2006) và tới nay, tất cả các quốc gia của Liên minh Châu Âu đều là
thành viên của sáng kiến này.
Có thể thấy không ít những hành động được các quốc gia áp dụng để tạo nên một biến
chuyển tốt đẹp hơn cho tình hình thế giới. Quan trọng hơn cả, đây là nỗ lực của không chỉ một
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 8
-
nước riêng lẻ, mà là sự đoàn kết, chung tay của toàn nhân loại trong mặt trận chống khủng bố
đang ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn.
III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ
Chủ nghĩa khủng bố đã có những tác động rất sâu sắc đến thế giới, và nó không chỉ
ảnh hưởng đến an ninh của riêng một quốc gia mà đến toàn nhân loại. Vì vậy, việc chống lại
chủ nghĩa khủng bố là một việc làm tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về Chủ
nghĩa khủng bố cũng như Chống khủng bố do sự khác nhau trong lợi ích cũng như cách nhìn.
Phần dưới đây, nhóm chúng tôi chỉ tập trung vào cách nhìn của một chủ thế duy nhất – nước
Mỹ.
1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ
a. Định nghĩa khủng bố
Mỹ định nghĩa khủng bố là: "… những hành vi có liên quan đến bạo lực… hoặc những
hành động ảnh hưởng đến tính mạng…mà vi phạm vào luật hình sự của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ
bang nào và…có ý đồ (i) hăm dọa hoặc ép buộc công dân; (ii) gây ảnh hưởng đến chính sách
của chính phủ bằng việc hăm dọa hay ép buộc; hoặc (iii) gây ảnh hưởng đến cách chỉ đạo của
chính phủ bằng việc thảm sát hàng loạt, ám sát, hay bắt cóc và xảy ra trong lãnh thổ thuộc
thẩm quyền quản lý của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc xảy ra ngoài lãnh thổ thuộc thẩm
quyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ…"
3

b. Định nghĩa về chống khủng bố
Thuật ngữ chống khủng bố để chỉ các hoạt động mang tính thực tiễn, chiến thuật, kỹ thuật và
chiến lược mà các chính phủ, quân đội, lực lượng cảnh sát hay những cơ quan khác sử dụng để đối

 Thiết lập một liên minh chống khủng bố
Một trong số những biện pháp quan trọng nhất mà Mỹ sử dụng trong việc giải quyết
vấn đề khủng bố quốc tế là biện pháp ngoại giao. Thông qua con đường ngoại giao, Mỹ từng
bước thiết lập nên một liên minh chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Sau vụ khủng bố
kinh hoàng 11/9/2001, rất nhiều nước đã đăng ký trên nguyên tắc tham gia cuộc chiến chống
khủng bố của chính quyền Bush. Và trên thực tế, đối với nhiều nước, sự hợp tác trong liên
minh chống khủng bố rõ rệt hơn sau khi chính những nước này bị khủng bố.
Ở châu Âu, Anh là nước đi đầu trong việc hợp tác với Mỹ chống khủng bố, nhất là sau
vụ khủng bố xảy ra bên trong hệ thống đường xe điện ngầm và trên xe buýt ở thủ đô London
trong giờ cao điểm sáng ngày 7/7/2005. Vào đầu năm 2008, Mỹ và Đức đã đạt được Hiệp
định về cơ chế trao đổi thông tin liên quan tới các nghi can khủng bố. Hiệp định này đạt được
sau cuộc gặp tại Béclin giữa Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp Đức với Bộ trưởng An
ninh nội địa và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ. Gần đây, Liên bang Nga, nước luôn đuợc xem như
tình địch của Mỹ cũng tỏ ý muốn ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến này. Quân đội của các nước
đồng minh lâu năm của Mỹ như Anh, Hà Lan, Canada tham gia vào lực lượng NATO tại các
chiến trường Afghanistan hay Iraq.
Tại Trung Đông, Mỹ đã kêu gọi được sự ủng hộ của các nước như Ai Cập, Israel, Các
Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan. Khu vực Đông Nam Á, các nước mà tình
trạng khủng bố nổi cộm như Inđônêxia kể từ vụ đánh bom đẫm máu trên khu “Thiên đường
nghỉ mát” Bali hồi tháng 10/2002; Thái Lan sau những vụ đánh bom khủng bố ở miền Nam
hay Ấn Độ sau khi các phần tử khủng bố đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công phối hợp ở
thành phố Mumbai (Bombay) 27/11/2008 đã tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến chống khủng
bố của Mỹ, nhận sự giúp đỡ của Mỹ trong nỗ lực hạn chế những hoạt động khủng bố tiếp tục
tái diễn.
 Truyền thông công cộng
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 10 -

Truyền thông công cộng đóng vai trò lớn, không chỉ tác động đến thái độ của dân
chúng trong nước mà còn có ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu. Một trong những trọng tâm chính

“Rõ ràng là bọn khủng bố sừng sỏ là đối tượng khó ngăn chặn nhất. Tuy nhiên, nếu chúng ta
có thể ngăn chặn được mạng lưới hỗ trợ chúng - những kẻ tuyển mộ, những người ủng hộ tài
chính, các nhà cung cấp an ninh địa phương và các quốc gia cho chúng ẩn náu, chúng ta có
thể cản trở toàn bộ mạng lưới khủng bố và hạn chế khả năng hoạt động của chúng.”
7

c. Tình báo

5

6

7

Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 11 -

Trong nhóm các hoạt động phi quân sự trên đây thì hoạt động tình báo được Mỹ quan
tâm khá nhiều. Hoạt động tình báo trong chống khủng bố được hiểu là việc thu thập tin tức
tình báo, thâm nhập vào các nhóm khủng bố, các chiến dịch quân sự từ đó có những hiểu biết
về những nhóm khủng bố này như lịch sử, chức năng hay mục tiêu của chúng. Từ đó làm tăng
hiệu quả trong nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố. Hầu hết các chiến lược chống chủ nghĩa
khủng bố của Hoa Kỳ đều liên quan đến việc tăng khả năng chuẩn đoán anh ninh và tình báo
trong nước.
Cho đến tháng 11/2005, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã thiết lập các trung
tâm phối hợp chống khủng bố bí mật khắp thế giới để theo dõi và bắt giữ những nghi can
khủng bố đồng thời thâm nhập sâu vào mạng lưới của chúng.
Các trung tâm này, có tên gọi Trung tâm tình báo chống khủng bố (CTICs) được CIA
đặt rải rác ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
d. Quân sự


Tháng 8/2004, tại Anh, cảnh sát London đã bắt giữ một kẻ đang bị Mỹ truy nã để đưa
ra tòa vì liên quan đến các hoạt động hỗ trợ khủng bố tại Chechnya và Afghanistan. Trước đó,
trong một chiến dịch chống khủng bố lớn nhất sau vụ 11/9, cảnh sát Anh đã bắt giữ 12 kẻ tình
nghi, trong đó có 1 tên là "nhân vật cao cấp của Al-Qaeda.
9

Tháng 5/2005, Chính phủ Mỹ hôm 17-5 đã bắt giữ Luis Posada Carriles, một người
Cuba lưu vong 77 tuổi đang bị truy nã về tội thực hiện một số vụ tấn công khủng bố ở châu
Mỹ La tinh.
Tháng 9/2007, lực lượng liên minh đã hạ sát một phần tử khủng bố thuộc tổ chức Al-
Qaida ở Iraq và bắt giữ 8 nghi can tại thủ đô Baghdad cùng miền Bắc và miền Trung Iraq.
Tháng 5/2008, lực lượng an ninh Iraq bắt giữ Abu Hamza al-Muhajer, thủ lĩnh nhóm
khủng bố Al-Qaida tại thành phố Mosul, Iraq.
10

 Tiêu diệt các phần tử khủng bố
Đòn tiêu diệt “đáng đồng tiền bát gạo nhất” kể từ vụ khủng bố 11/9/2001 chính là vụ
ám sát thành viên cao cấp của Al-Qaeda, Qaed Senyan al-Harthi hồi tháng 11/2002 tại
Yemen.
Tại Ảrập Xêút, cảnh sát đã dồn vào chân tường được chỉ huy phân nhóm Al-Qaeda có
tên Turki Nasser Al-Dandani tại một nhà thờ hẻo lánh ở miền bắc vương quốc này.
11

 Tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia
Một hoạt động nữa của Mỹ là tăng cường bảo vệ các lợi ích trọng yếu của quốc gia
mình ở trong và ngoài nước, những địa điểm được Mỹ cho là mục tiêu của các tổ chức khủng
bố (như nhà Trắng hay Trụ sở Liên Hợp Quốc…). Biện pháp này yêu cầu quân đội Mỹ phải
giám sát chặt chẽ an ninh biên giới để hạn chế sự xâm nhập của phần tử khủng bố từ bên
ngoài và bảo vệ những nơi dễ bị tổn thuơng như các cơ sở kinh tế, hệ thống giao thông vận

cường quốc này, cuộc chiến chống khủng bố đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác làm nhiều
quốc gia nhận ra rằng mục tiêu của Mỹ có lẽ đã không chỉ nhằm vào tấn công loại bỏ khủng
bố, mà Mỹ trong thời gian đầu đã sử dụng chống khủng bố để quy chụp và tấn công vào các
nước đối nghịch với lợi ích của Mỹ. Không thể chối cãi những nước mà Mỹ tấn công đều có
quan hệ với tổ chức khủng bố nhưng việc Mỹ tấn công bằng các biện pháp phủ đầu quân sự
mà không đợi sự đồng ý của Liên Hiệp Quốc vào các quốc gia chủ quyền là sai lầm, và với
cuộc chiến tranh (nếu không gọi là xâm lược của nước lớn với một nước nhỏ, yếu kém do
những cấm vận của Mỹ), rồi thừa nhận sai lầm chỉ bằng một lời nói, Mỹ đã sử dụng sự đồng
cảm của cộng đồng quốc tế đi quá xa. Nhưng ngoài những lợi ích chính trị khi dựng lên
những chính quyền thân Mỹ ở các quốc gia sau khi được Mỹ “giải phóng” này thì lợi ích kinh
tế mà nó đem lại cho Mỹ cũng dần hé lộ trong các mục đích của Mỹ. Là một nước phát triển
và sử dụng năng lượng nhiều trên thế giới, thì dầu mỏ ở các quốc gia Trung Đông này luôn là
ích lợi vô cùng cần thiết, và nó chắc chắn sẽ càng dễ dàng khai thác hơn sau khi quốc gia đó
được điều hành bằng những chính phủ bù nhìn.
Thêm một câu hỏi khác cũng nhiều lần được đặt ra: Những hệ quả phát sinh gây bất
ổn và xung đột mà cuộc chiến khủng bố này đã mang lại cho nhiều khu vực trên thế giới? Có
người cho rằng việc Mỹ sử dụng tối đa các biện pháp quân sự trong cuộc chiến chống khủng
bố để nhằm kích động các lực lượng này, và có lẽ mục tiêu đó đã trở nên vượt quá tầm kiểm
soát của Mỹ, khi nó đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị và sự ổn định
của thế giới. Ở phần trên ta có nói về số lượng các cuộc khủng bố có giảm đi qua từng năm
nhưng mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những cuộc khủng bố thì lại không hề có dấu hiệu gì
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 14 -

đi xuống. Khủng bố hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trên bất cứ khu vực nào trên thế giới, ta
có thể điểm qua:
 12/10/2002, Bali, Indonesia, vụ đánh bom trên hòn đảo thiên đường này đã
cướp đi mạng sống của 202 người.
 16/5/2003, Casablanca, Morroco, vụ đánh bom giết hại 45 người.
 15-20/11/2003, Istanbul, Turkey, vụ đánh bom làm 57 người chết.

- 15 -

Như ở phần trên có nói về việc Mỹ đã có hành động mở cuộc chiến với các nước khác,
với học thuyết tấn công phủ đầu-chính sách quân sự cơ bản của Mỹ biện minh cho hành động
xâm lược của mình,ta thấy có sự vi phạm những điều cơ bản trong Luật Quốc tế: “quy tắc
không can thiệp vũ trang và bình đẳng, độc lập về chủ quyền”. Một điều cần phải xem xét đó
là nguyên tắc tự vệ đã bị bóp méo để trở thành các biện pháp trả đũa của Mỹ, cuộc chiến tranh
Mỹ tiến hành tại Iraq, Mỹ đã sử dụng quân sự để đáp trả cuộc tấn công đã chấm dứt từ lâu
trước đó, đã cho ta thấy điều đó. Nguyên nhân một phần đó là chưa có những định nghĩa
chính xác về khủng bố, vì vậy khi Mỹ xây dựng những định nghĩa về khủng bố rồi các biện
pháp chống khủng bố, các học thuyết…, nó cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng đến Luật pháp
quốc tế.
5. Sự chuyển giao giữa hai thời Tổng thống
Tuy Mỹ mới chuyển giao quyền lực chính phủ Bush sang chính quyền Obama trong
thời gian chưa đầy một tháng nhưng ta cũng đã được nghe những phát biểu và lời hứa của
chính phủ Obama về vấn đề chống khủng bố này. Trong những phát biểu của tổng thống Mỹ,
ông hứa thực hiện những biện pháp như rút quân khỏi Iraq trong vòng 24 tháng, đóng cửa trại
giam Guantanamo Bay, và tăng quân ở Afghanistan để nghiền nát chủ nghĩa khủng bố cũng
như kết thúc cuộc chiến tranh tại nơi nó bắt đầu, ngoài ra, còn những biện pháp mong rằng sẽ
giải quyết được vấn đề từ gốc rễ của nó như: chấp nhận bắt tay với những ai “có ý định từ bỏ
chiến tranh” trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và thực hiện những cải cách xã hội với
mong muốn sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trong xã hội (chủng tộc, tôn giáo, giàu
nghèo). Tương lai của khủng bố và cuộc chiến khủng bố Mỹ sẽ còn ở phía trước, tôi mong
rằng sự thay đổi trên sẽ giúp Mỹ cũng như thế giới một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 16 -KẾT LUẬN 12
Tổng thống Georger W. Bush (ngày 14/12/2003, sau khi Saddam Hussein bị bắt)
Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
- 17 - MỤC LỤC

MỤC LỤC - 17 -
MỞ ĐẦU - 1 -
MỞ ĐẦU - 2 -
A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN - 3 -
I. Định nghĩa khủng bố - 3 -
II. Nguồn gốc và quá trình phát triển - 3 -
B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH - 4 -
I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh - 4 -
II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu - 4 -
C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC - 6 -
I. Định nghĩa về chống khủng bố - 6 -
II. Nỗ lực chung của các nước - 6 -
III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ - 8 -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status