Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC - Pdf 10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiệp vụ Bảo hiểm cháy là một trong những nghiệp vụ truyền thống
của BIC. Trong những năm qua việc khai thác nghiệp vụ này luôn là thế
mạnh của công ty, doanh thu của nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc.
Đặc biệt kể từ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP
ngày 8/11/2006 quy định chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham
gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai
thác tiềm năng này. Tuy nhiên hiện tại thị trường Bảo hiểm cháy còn nhiều
khoảng trống, việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản, đặt ra bài
toán khó cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có cả BIC.
Nhận thức được tầm quan trọng của hỏa hoạn nói chung cũng như nghiệp
vụ Bảo hiểm cháy ở BIC nói riêng, em đã chọn đề tài:“ Tình hình triển
khainghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC” cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình để giúp mọi người có cái nhìn tổng hợp nhất về
loại hình nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản này.
Trong thời gian thực tập ở BIC, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể
ban lãnh đạo của công ty nói chung cũng như các anh chị phòng kinh doanh
khu vực Đống Đa nói riêng và sự chỉ bảo hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Hải
Đường em đã hoàn thành tốt chuyên đề. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài
liệu và kiến thức có hạn, đề tài còn gặp nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các anh chị để bài viết hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY
VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT

nghiêm trọng của thảm hoạ này khiến các nhà kinh doanh của Anh phải nghĩ
ngay đến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro trong hoả hoạn. Do vậy năm 1667 ở
Anh đã xuất hiện một số văn phòng cung cấp dịch vụ PCCC .Trong thời gian
thành phố được kiến thiết lại, một nhà vật lý người Anh tên là Nicolas Bavbon
đã bắt đầu nhận BH cháy cho những ngôi nhà xây dựng lại. Ban đầu công ty
của ông hoạt động theo hình thức tư nhân, nhưng sau đó năm 1684 đã bắt đầu
chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là “Friendly Society Fire Office”.
Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ, hệ thống phí cố định và
người BH phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Tiếp theo đó một số công ty BH
khác cũng theo đó ra đời: Hand in hand (1696), Sun Fire office (1710), Union
(1714). Và khi mới ra đời các công ty này chỉ nhận đảm bảo cho hậu quả sự cố
“hoả hoạn” gọi là BH cháy đơn thuần.
Trước những nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được BH chống lại
các rủi ro đặc biệt có mức độ tổn thất tương tự hoả hoạn với chi phí thấp và
thể thức đơn giản, các công ty phải thiết kế những bản hợp đồng BH phối hợp
giữa rủi ro hoả hoạn và các rủi ro khác như đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro của các
doanh nghiệp…
Từ đó đến nay, nghiệp vụ BH cháy đã được triển khai hầu hết các nước
trên thế giới và là một trong những nghiệp vụ BH truyền thống chiếm tỷ
trọng doanh thu phí cao của các doanh nghiệp BH. Theo tài liệu thống kê việc
kinh doanh BH thì BH cháy có lịch sử gần lâu đời nhất, chỉ đứng sau BH
hàng hải.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam trước năm 1945 đã có một công ty BH cháy của Pháp
hoạt động. Tuy nhiên do cơ chế bao cấp, Nhà nước đứng ra bù đắp mọi thiệt
hại nhằm đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp khi họ không may gặp rủi
ro. Vì vậy BH nói chung và BH cháy cháy nói riêng không có điều kiện phát

2.Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
2.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và khi xảy ra
hậu quả để lại rất nặng nề. Việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính
khổng lồ. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ
cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở
các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…nơi mà có nền khoa
học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì cháy vẫn
xảy ra và ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng
không nhỏ đến cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người.
Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn đặc biệt tại các
khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong vòng
30 năm, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ký sác lệnh PCCC ngày 4/10/1961
đến ngày 4/10/1991 đã xảy ra 566.036vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại về vật
chất ước tímh 948 tỷ đồng, làm chết 2.574 người, bị thương 4.479 người.
Từ năm 1992-1993cả nước có khoảng 1.710 vụ cháy, làm chết 213
người, bị thương 348 người, ước tính thiệt hại 114,746 tỷ đồng.
Giai đoạn 1996-2003, xảy ra 8.015 vụ cháy, gây thiệt hại trên 1.000 tỷ
đồng. Tỷ lệ các vụ cháy lớn là 2,47%, thiệt hại lên tới 67,25% tổng thiệt hại.
Năm 97 cả nước có 58 vụ cháy chợ trong đó có 4 vụ cháy lớn xảy ra ở Hà
Nội, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trong những năm gần đây nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn
nhỏ để lại hậu quả nặng nề:
+ Ngày 16/12/2006 cháy chợ Lớn Quy Nhơnthiêu rụi toàn bộ hàng hoá trong
hai dãy nhà hai tầng và một dãy nhà hai tầng tổng diện tích 5.000m
2
, tổng

chức cá nhân tham gia BH.
2.2 Tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
BH cháy là loại hình BHTS, trong đó đối tượng bảo hiểm thường có giá
trị BH rất lớn. Khi xảy ra rủi ro hậu quả để lại rất nặng nề không chỉ riêng đối
với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Vì vậy nghiệp vụ BH cháy và
rủi ro đặc biệt ra đời có ý nghĩa tác dụng vô cùng to lớn.
*Đối với người tham gia Bảo hiểm :
Thứ nhất, BH cháy khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống
sản xuất sinh hoạt của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Đối với các cá nhân, hộ gia đình giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi
ngôi nhà của họ. Theo số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, tỷ
lệ xảy ra cháy ở các hộ dân cư khá cao chiếm 70,1% số vụ cháy. Do đó khi
cháy xảy ra bản thân mỗi người gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Trong các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng rộng, giá trị TS càng
lớn. Vì vậy khi có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả thật khôn lường và ảnh
hưởng lâu dài tới bản thân doanh nghiệp và cá nhân đơn vị khác có liên quan.
Doanh nghiệp phải đứng trước bờ vực cơ nguy cơ mất trắng những TS có giá
trị lớn và việc khôi phục sản xuất trở lại là điều vô cùng khó khăn, trong
trường hợp xấu nhất là phá sản.
BH ra đời giúp cho mỗi cá nhân doanh nghiệp ổn định được cuộc sống
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc bồi thường một cách
kịp thời thoả đáng khi không may có tổn thất, từng bước khắc phục hậu quả
của những thiệt hại xảy ra đối với họ. Trên cơ sở người tham gia BH cháy
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đóng góp một khoản phí với tỷ lệ nhỏ so với giá trị TS của mình, các cá nhân
doanh nghiệp sẽ nhận được cam kết bồi thường từ phía công ty BH khi co rủi
ro xảy ra. Có thể nói BH là “lá chắn kinh tế” hữu hiệu đảm bảo nguồn tài
chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi không may xảy ra sự cố bảo

cháy gúp nhà đầu tư và nhà thầu mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vì đã có
BH cháy bảo trợ. Từ đó ngày càng tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đồng thời tránh sự lo lắng, bất ổn của người dân sống xung quanh khu vực
thường xuyên có cháy và nguy cơ xảy ra cháy cao.
Bên cạnh đó BH cháy ra đời còn giúp các doanh nghiệp tham gia thuận
tiện hơn trong các hoạt động vay vốn của các tổ chức tài chính, Ngân hàng. Vì
khi tiến hành cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh thì các
Ngân hàng, quỹ tài chính bao giờ cũng đòi hỏi có thế chấp. Doanh nghiệp đã
tham gia BH thì có thể trình hợp đồng BH như một bằng chứng của sự đảm
bảo để vay vốn, giúp các Ngân hàng, tổ chức tài chính yên tâm đối với các
khoản cho vay bởi vì nếu có rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp đó thì doanh
nghiệp sẽ nhận được bồi thường từ phía công ty BH, đảm bảo khả năng trả nợ
cao hơn các doanh nghiệp không tham gia BH.
Thứ tư, BH cháy góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về công tác
PCCC và tham gia BH.
Đối với các nghiệp vụ BH, đặc biệt BH cháy, công tác thống kê đóng
vai trò hết sức quan trọng. Có làm tốt công tác này thì việc tính toán tỷ lệ phí,
tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồi thường mới chính xác được. Thông qua thống kê BH
số liệu về các vụ cháy xảy ra trong quá khứ cũng như xác suất xảy ra cháy
được thu thập đầy đủ và khoa học. Những tài liệu này có vai trò hết sức quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro cháy. Hơn nữa
bằng việc tham gia BH cháy, người tham gia sẽ có ý thức hơn về việc tự bảo
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vệ TS của mình cũng như cộng đồng thông qua sự tuyên truyền rộng rãi, phổ
biến kiến thức PCCC của các nhà BH về nguy cơ, hậu quả của rủi ro cháy.
* Đối với Nhà nước và nền kinh tế:
BH cháy mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cả doanh nghiệp BH và Nhà
nước.

cuộc xây dựng đất nước.
Như vậy với những tác dụng to lớn mà BH nói chung và BH cháy nói
riêng mang lại cho cá nhân người tham gia cũng như cho Nhà nước, nhiều
quốc gia đã quy định chế độ BH cháy bắt buộc đối với những cơ sở có nguy
cơ cháy cao. Ở Việt Nam điều 8 luật kinh doanh BH và điều 9 luật PCCC
cũng quy định bắt buộc nghiệp vụ này.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT
1. Một số khái niệm
BH cháy thực chất là loại hình BHTS. Tuy nhiên do tính chất đặc thù
riêng của nghiệp vụ chỉ BH cho những rủi ro cháy đơn thuần và các rủi ro đặc
biệt đi kèm, nên trong đơn BH cháy và các rủi ro đặc biệt có một số khái
niệm, thuật ngữ sau:
- Cháy: theo nghĩa thông thường cháy được hiểu là phản ứng hoá học có toả
nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Hoả hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn
lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người hoặc tài sản.
- Sét: là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện tác động vào đối
tượng BH.
- Nổ: có nhiều hiện tượng nổ, có 2 loại nổ chính:
+ Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao,
vỏ thể tích không chịu được áp lực nên bị nổ. Nói một cách khác có thể coi
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hiện tượng nổ là một việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa
hai khối khí.
+ Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh (một phần nghìn hay một
phần vạn giây đồng hồ) toả ra nhiều sức nóng, sinh ra nhiều hơi. Nghiên cứu
các hiện tượng nổ hoá học thì thấy có đủ ba dấu hiệu của sự cháy, đó là có

C
• Nếu là nhà cao tầng thì phải được xây kín ở hầu hết các tầng không được
so le nhau
• Nếu mái nhà làm bằng vật liệu khó cháy thì tường ngăn cháy phải được
xây dựng sát và khít tới tận mái nhà. Nếu mái nhà làm bằng vật liệu dễ
cháy thì phải xây vượt quá phần mái nhà ít nhất 30m
• Nếu mái nhà có lỗ hở thì phải xây cách ít nhất 5m
• Không được để được vật liệu hay cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt ngang
qua tường ngăn cháy
- Bậc chịu lửa của công trình: đặc trưng cho khả năng chịu lửa theo tính chất
ngôi nhà và công trình, được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu
xây dựng chính. Các công trình có bậc chịu lửa khác nhau thì tỷ lệ phí BH
cũng khác nhau.
- Giới hạn chịu lửa: là thời gian tính từ khi bắt đầu chịu lửa theo một tiêu chuẩn
nhất định đến khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu.
- Tổn thất toàn bộ:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế: trong BH cháy và rủi ro đặc biệt là TS được bảo
hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng hoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng
giá trị không còn gì.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là TS được BH bị phá huỷ đến mức nếu sửa chữa
phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi lớn hơn số tiền BH.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổn thất bộ phận: là bộ phận của TS bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ, thường
tồn tại dưới bốn dạng: giảm về giá trị, giảm về số lượng, giảm về trọng lượng
và giảm về thể tích.
2. Đặc điểm của Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt
Cháy là một trong số những loại rủi ro gây hậu quả lớn nhất và nặng nề
nhất. Bởi vậy trên thế giới hầu hết các công ty BH phi nhân thọ đều triển khai

được BH, nhà BH và xã hội đều có lợi. Người được BH giảm được phí, nhà BH
giảm được khả năng phải bồi thường, xã hội không ngưng trệ bởi tổn thất.
Thứ tư: Đối tượng của BH cháy thường là các công trình xây dựng, vật
kiến trúc đã đưa vào sử dụng , xí nghiệp... Giá trị TS của các đối tượng này
rất lớn nên số tiền BH rất lớn. Mức độ thiệt hại do hoả hoạn gây ra đôi khi
mang tính thảm hoạ. Do vậy khi triển khai nghiệp vụ BH này các công ty BH
đồng thời phải nghĩ ngay đến việc thực hiện TBH để phân tán rủi ro và các
nghiệp vụ bổ sung như: BH gián đoạn kinh doanh, BH trách nhiệm đối với
thiệt hại người thứ ba…
Bên cạnh đó trong nghiệp vụ này các công ty cũng phải đặc biệt quan tâm
đến nguồn tài chính dự trữ dự phòng. Mặc dù có thể xác định khá chính xác phí
BH nhưng do các vụ cháy xảy ra không đúng quy luật nên biên độ dao động tổn
thất của nghiệp vụ là khá lớn, hậu quả không lường trước được. Do vậy việc duy
trì và đảm bảo an toàn cho quỹ dự phòng dao động lớn là rất quan trọng.
Như vậy trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro đặc
biệt, doanh nghiệp BH cần chú ý những đặc điểm trên để xây dựng những
phương án phòng tránh hữu hiệu, phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để
kịp thời xử lý trong mọi tình huống, giải quyết nhanh chóng khiếu nại bồi
thường. Điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp BH, giúp tiết kiệm
được thời gian tiền bạc trong suốt quá trình BH.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
3.1 Đối tượng, phạm vi Bảo hiểm
3.1.1 Đối tượng Bảo hiểm
BH cháy là loại hình BHTSvì vậy đối tượng BH có giá trị rất lớn, đa
dạng, phức tạp. Các đối tượng đó bao gồm là các TS bất động sản, động sản
( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá
trình xây dựng, lắp đặt thuộc loại hình BH khác) thuộc quyền sở hữu và quản

BH chứ không phải cố ý, có chủ định của họ hoặc có sự đồng loã của họ. Tuy
nhiên hoả hoạn xảy ra do sự bất cẩn của người được BH vẫn thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường.
Khi có đủ ba điều kiện đó và có những thiệt hại vật chất do những
nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó vẫn được bồi
thường cho dù đó là vì cháy hay do nhiệt hoặc khói.
Mặc dù không được nêu rõ trong đơn BH nhưng thiệt hại do hoả hoạn ở
đây gồm cả:
+ Thiệt hại do khói mà mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
+ Thiệt hại do nước dùng để chữa cháy.
+ Thiệt hại do phá vỡ để ngăn chặn cháy lan.
+ Thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy
+ Thiệt hại mà người được BH phải gánh chịu do việc bảo vệ TS và
kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa.
Tuy vậy, hoả hoạn ở đây loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hay biến động khác của thiên nhiên
+ Tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do:
• Tự lên men hoặc tự toả nhiệt.
• Chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do cháy rừng, bụi cây, đồng cỏ,
hoang mạc, rừng nhiệt đới dù là ngẫu nhiên hay không và đốt cháy với mục
đích làm sạch đất đai.
Việc loại trừ chỉ nhằm mục đích thống nhất khái niệm hoả hoạn được
dùng trong toàn bộ đơn BH. Nếu người BH yêu cầu, TS vẫn có thể được BH
bằng những rủi ro phụ riêng biệt.
- Sét: Người BH sẽ bồi thường khi TS bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét
đánh gây ra cháy. Như vậy khi sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây cháy

những hành động khủng bố.
- Rủi ro nhóm C: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các
thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào.
- Rủi ro nhóm D: Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng.
Những thiệt hại gây nên trực tiếp bởi:
+ Hành động của bất kỳ người nào cùng với những người khác tham gia
vào công việc làm mất trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công, bế
xưởng bãi công hay không).
+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp
hoặc cố găng trấn áp các hành động gây rối hoặc việc hạn chế hậu quả của
những hành động gây rối đó.
+ Hành động cố ý của bất kỳ người đình công hay người bế xưởng bãi
công nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống lại bế xưởng bãi công.
+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn
hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả của
những hành động đó.
Rủi ro nhóm D loại trừ:
+ Những thiệt hại gây nên bởi hay hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp của:
• Những hành động khủng bố.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phong trào quần chúng có quy mô hoặc có thể phát triển thành một cuộc
khởi nghĩa quần chúng.
• Hành động ác ý của bất kỳ người nào (cho dù hành động đó có được thực
hiện trong việc gây mất trất tự xấ hội hay không) khác với hành động cố ý
của người tham gia đình công hoặc của công nhân bế xưởng bãi công
nhằm ủng hộ bãi công hoặc nhằm chống lại bế xưởng bãi công.
• Hành động ác ý xóa, làm mất mát sai lệch hay làm hư hỏng thông tin trên
hệ thống máy tính hay các hồ sơ chương trình phần mềm khác.

thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động sản khác để ngoài
trời
+ Thiệt hại đối với các công trình đang trong quá trình xây dựng, cải tạo hay
sửa chữa trừ khi các cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ thông thoáng khác đã được
hình thành và được bảo vệ chống giông bão.
+ Thiệt hại do nước mưa hoặc mưa, ngoại trừ nước mưa tràn vào tòa nhà
thông qua các của hoặc lỗ thông thoáng do tác động trực tiếp của giông bão.
- Rủi ro nhóm H: Nước thoát ra từ các bể chưa nước, thiết bị chứa nước hoặc
đường ống dẫn nước nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động sprinkler.
+ Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không có người sử dụng.
- Rủi ro nhóm I: Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật: thiệt hại trực tiếp phát
sinh từ việc va chạm với xe cơ giới hay động vật.
Các rủi ro phụ ( rủi ro từ nhóm B đến rủi ro I) không được BH riêng mà
chỉ có thể được BH cùng với những rủi ro cơ bản (cháy, sét, nổ- Rủi ro nhóm
A). Mỗi rủi ro phụ này cũng không được BH một cách tự động mà chỉ được
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
BH khi khác hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và được ghi rõ trong
giấy yêu cầu và giấy chứng nhận BH.
b, Các rủi ro loại trừ:
Mỗi một rủi ro đều có những điểm loại trừ riêng biệt. Tuy nhiên những rủi
ro loại trừ sau được áp dụng chung cho tất cả các rủi ro trong đơn BH cháy:
- Các thiệt hại gây ra do
+ Gây rối, nổi dậy quần chúng, bãi công, công nhân bế xưởng trừ khi rủi ro
nhóm D được ghi nhận là được BH thể hiện trong giấy chứng nhận bảo hiểm
nhưng chỉ với phạm vi BH đã quy định cho rủi ro đó.
+ Chiến tranh xâm lược, hành động thù định nước ngoài, hành động gây hấn
hay các hành động có tính chất chiến tranh (dù có tuyên chiến hay không),

hay lẽ ra được BH theo đơn BH hàng hải, nhưng không loại trừ thiệt hại vượt
quá số tiền lẽ ra có thể được bồi dưỡng theo đơn BH hàng hải nếu như đơn
BH này chưa có hiệu lực.
- Những mất mát hoặc tổn thất mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức
nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là được BH
theo đơn BH và có số tiền BH riêng cho thiệt hại này.
3.2. Giá trị Bảo hiểm và số tiền Bảo hiểm.
3.2.1 Giá trị Bảo hiểm
Trong các hợp đồng BHTS, giá trị Bảo hiểm (GTBH) là cơ sở để xác
định STBH của hợp đồng. GTBH ở đây là giá trị của tài sản được BH, được
tính bằng giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới.
TS được BH cháy thường đa dạng về chủng loại và có giá trị rất lớn như:
nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa vật tư trong kho. Bởi
vậy GTBH trong đơn BH cháy và các rủi ro đặc biệt được xác định như sau:
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua mới
hoặc giá trị còn lại.
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Giá trị mới là giá trị là giá trị ban đầu khi đưa những loại TS này vào sử
dụng (giá trị mới xây của ngôi nhà) bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.
+ Giá trị còn lại là giá trị mua mới trừ đi hao mòn đã sử dụng theo thời gian
(đối với TS đã qua sử dụng).
- Đối với máy móc, thiết bị và các loại TS cố định khác: GTBH được xác
định trên cơ sở giá trị mua mới cộng chi phí chuyên chở lắp đặt (nếu có) hoặc
giá trị còn lại.
- Đối với thành phẩm, bán thành phẩm, GTBH được xác định trên cơ sở giá
thành sản xuất.
- Đối với hàng hóa mua về để trong kho, để trong cửa hàng GTBH được xác
định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại hàng hoá có mặt

đa tại một thời điểm nào đó.
Đầu mỗi tháng,mỗi quý (tùy theo sự thỏa thuận của hai bên), người
được BH thông báo cho công ty BH số hàng tối đa có thực trong tháng, quý
trước đó. Cuối thời hạn BH trên cơ sở giá trị được thông báo, công ty BH tính
giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn BH và tính lại phí BH. Nếu
phí BH tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí BH
đã nộp thì người được BH trả thêm cho công ty BH số phí còn thiếu.
Trong thời gian tham gia BH, tổn thất thuộc phạm vi BH được người
BH bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí
BH được tính dựa vào STBH đã trả. Trong trường hợp này số tiền được bồi
thường được coi là STBH.
Nếu BH theo giá trị tối đa thì thông thường các công ty BH trên thế giới
cũng như Việt Nam khi xác định phí người ta chia thành hai trường hợp:
• Trường hợp thứ nhất: Chỉ yêu cầu người tham gia BH nộp 75% số phí.
Nếu tại thời điểm nào đó STBH đạt mức tối đa thì khi hết hạn hợp đồng
Nguyễn Thị Thu Trang Bảo hiểm 46A
25

Trích đoạn Công tác bồi thường tổn thất CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Cháy và mọi rủi ro tài sản 67 15,38% NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Tình hình khai thác
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status