Một số kiến nghị nhằm góp phần triển khai DV BTT tại Sacombank - Pdf 26

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần triển khai DV BTT tại Sacombank

3.1 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BTT TẠI VIỆT NAM
3.1.1 BTT nội địa
Thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng, với dân số trên 80 triệu dân,
GDP tăng trưởng bình quân trên 7% năm từ năm 1995 đến nay. Các doanh nghiệp
Việt Nam luôn phải đối diện với một khó khăn rất lớn đó là nguồn vốn bị giới hạn
(chủ yếu là giới hạn vốn cứng). Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy
nhiên NH và các tổ chức tín dụng vì biện pháp hạn chế rủi ro và những bất trắc có
thể xảy ra cho doanh nghiệp mình mà đã có những quy định, những thủ tục rườm rà
và cả việc yêu cầu thế chấp khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Vì vậy việc phát
triển BTT là một biện pháp rất tốt có thể giúp cho doanh nghiệp lẫn NH có thể cởi
mở trong những hình thức tín dụng.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng là một quốc gia có khả năng thu hút vốn FDI
vào loại lớn nhất trên thế giới. Tuy vậy, nguồn vốn này để đến các doanh nghiệp tư
nhân dường như là một điều không thể. Trong khi đó quỹ bảo lãnh tín dụng đã có
quyết định thành lập nhưng hoạt động còn non kém chưa thực sự là chỗ dựa tín
dụng cho các doanh nghiệp. Vì thế, để giải quyết vấn đề vốn cho các doanh nghiệp,
các NH cần phải có những nghiệp vụ NH mới giúp các doanh nghiệp có thể mở
rộng phạm vi huy động vốn, giúp cho vòng quay vốn nhanh từ đó mở rộng đầu tư.
Đó cũng là một biện pháp giúp sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn.
Hiện nay Việt Nam đã trở thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp
Việt Nam đứng trước những vận hội mới nhưng cũng lắm những thách thức mới.
Liệu các doanh nghiệp Việt Nam có cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước
ngoài hay là chấp nhận thua ngay trên sân nhà. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào quy
mô vốn của cá doanh nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện thiếu vốn chung đó thì
BTT tỏ ra là một trong những kênh tài trợ vốn linh hoạt. Sử dụng BTT có thể cung
cấp một nguồn tài trợ linh hoạt vì nguồn vốn của doanh nghiệp không bị cột chặt
vào các khoản phải thu, mà hoàn toàn có thể sử dụng nó cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Chính cái lợi này mà trong tương lai có lẽ các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ chọn BTT như một hình thức tín dụng mới trong huy động vốn.

là những hoạt động cầm chừng và nặng về hình thức hơn là chất lượng dịch vụ. Cho
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -62-
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần triển khai DV BTT tại Sacombank

đến nay, theo như thống kê ở trên thì VN hiện nay chỉ mới có gần 20 tổ chức tín
dụng tham gia đăng ký cung cấp dịch vụ BTT, nhưng doanh số giao dịch vẫn còn
rất khiêm tốn, đối tượng khách hàng thì hạn chế trong phạm vi một số khách hàng
quen thuộc (hay còn gọi là khách hàng “ruột”) của ngân hàng.
Nghiệp vụ BTT ở VN theo định nghĩa của các văn bản là “việc cấp tín dụng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu”, định nghĩa như vậy liệu có chính xác
không? Quan hệ tín dụng là một quan hệ tách bạch riêng, khác với quan hệ mua
bán, nếu trong khái niệm đưa ra hai cụm từ vừa là quan hệ tín dụng, vừa là quan hệ
mua bán thì sẽ rất nhập nhằng và gây khó hiểu cho người đọc cũng như người sử
dụng những thuật ngữ này. Ngoài ra, trong các văn bản pháp luật liên quan đều đề
cập chi tiết là việc thực hiện nghiệp vụ BTT phải được bên bán hàng và bên mua
hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, liệu điều này có hạn chế phạm vi hoạt
động của các tổ chức BTT cũng như quyền lợi được tham gia vào nghiệp vụ này
của những công ty bán hàng không có thỏa thuận từ trước không.
Một điểm còn yếu trong hệ thống luật của VN về hoạt động BTT được ông
Jeroen Kohnstamm nêu ra trong báo cáo của mình tại hội thảo đó là trong hoạt động
BTT sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán
hàng sang đơn vị BTT nhưng lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối
quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong
trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào. Bên cạnh đó, sau khi
bên bán hàng và đơn vị BTT thỏa thuận, ký kết hợp đồng BTT sẽ phải “thông báo
bằng văn bản cho bên mua hàng”, liệu như thế đã đủ chưa, làm thế nào để biết được
rằng việc thông báo đã có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên.
Hoạt động của nghiệp vụ BTT tại ngân hàng cũng chưa được tách bạch khỏi
hoạt động tín dụng mà hầu như theo sự quản lý thì lại gần như giống nhau hoàn
toàn. Trong khi đó, yêu cầu để phát triển dịch vụ BTT ở các nước trên thế giới là

nhanh nghiệp vụ BTT trong hệ thống ngân hàng thương mại VN, góp phần đa dạng
hóa sản phẩm ngân hàng, qua đó sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, kinh tế sẽ tăng
trưởng nhanh.
SVTH: Nguyễn Thanh Tú -64-
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần triển khai DV BTT tại Sacombank

3.2.1 Những tồn tại và bất cập tại Sacombank
Các doanh nghiệp vẫn còn quen sử dụng các phương thức thanh toán truyền
thống như: tín dụng thư (L/C), nhờ thu, hối phiếu…nên mặc dù đã ban hành quy
chế BTT xuất khẩu từ cuối 2005 nhưng cho đến nay vẫn chưa có đơn vị XK nào sử
dụng dịch vụ này.
Mặc dù đã ban hành những quy chế về BTT nội địa cũng như BTT XK từ năm
2005, nhưng cho đến nay HĐQT vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và cải
tiến sản phẩm vì cho đến hiện tại thì số lượng doanh nghiệp tìm đến dịch vụ này
vẫn còn rất khiêm tốn.
Trên website www.sacombank.com.vn chỉ có giới thiệu về sản phẩm BTT nội
địa, nhưng không có giới thiệu về sản phẩm BTT quốc tế. Hơn nữa, những nội dung
giới thiệu trên trang web này vẫn không rõ ràng nên không gây được ấn tượng đối
với các doanh nghiệp khách hàng.
Theo quy trình bao thanh toán mới, Sacombank đã bỏ bớt một bước là không
phải ký hợp đồng liên kết với bên mua hàng. Điều này tạo thuận lợi rất nhiều cho
Ngân cũng như khách hàng khi áp dụng sản phẩm này.
Tuy nhiên, vì danh mục các bên mua hàng được Ngân hàng chấp nhận rất ít
(thực ra là chưa có công ty nào cả), do đó để triển khai các chi nhánh/sở giao dịch
vẫn phải đề cử danh mục các công ty mua hàng, rồi gởi về hội sở để họ thẩm định.
Và khó nhất là hội sở sẽ thẩm định bên mua hàng như một khách hàng vay mới.
Điều này rất khó thực hiện, đặc biệt là với các công ty hoặc tập đoàn lớn như
Vinamilk, Coopmart, Metro, vì các công ty này không đồng ý cung cấp các thông
tin tài chính và đồng ý cho Ngân hàng thẩm định tình hình tài chính của họ, nhất
là với các hợp đồng không lớn, hoặc bên bán là các công ty nhỏ.

SVTH: Nguyễn Thanh Tú -66-


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status