nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch - Pdf 10


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THANH XUÂN NGHIÊN CỨU LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÔNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHỤC VỤ
PHÁT
TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh, 2011

LỜI CAM ĐOAN
  
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong
luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn
LỜI CẢM ƠN
  
Trước tiên tôi xin lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo, người hướng dẫn
khoa học: TS. Đào Ngọc Cảnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã dạy tôi trong suốt khóa học Cao học,
cảm ơn Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho

Thành phố Hồ Chí Minh
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
UNWTO
United Nations World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới
USD
United States Dollars
Đô la Mỹ
VH-TT&DL
Văn hóa thể thao và du lịch DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1
Bản đồ hành chính ĐBSCL
Bản đồ 2
Bản đồ phân bố các lễ hội ở ĐBSCL
Bản đồ 3
Bản đồ các cụm du lịch lễ hội ĐBSCL

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số ĐBSCL năm 2009

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Giới hạn nghiên cứu 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tài 7
7. Bố cục đề tài 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1. Du lịch 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch 8
1.1.2. Các loại hình du lịch 10
1.1.3. Tài nguyên du lịch 15
1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá 15
1.2.1. Khái niệm văn hóa 15
1.2.2. Cấu trúc của văn hóa 17
1.2.3. Du lịch văn hoá 18
1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội 19
1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội 19
1.3.2. Lễ hội truyền thống 20
1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch 23
1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam 26
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 29

2.1. Tổng quan ĐBSCL 29
2.1.1. Vị trí địa lý 29
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 30
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 31


3.3.8. Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116
PHẦN MỞ ĐẦU
  
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu
khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển.
Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã
được đẩy mạnh phát triển. Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát
triển nhanh trong thập niên qua. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước
tiến rất quan trọng kể cả về doanh thu lẫn lượt khách du lịch. Năm 1990, khách du lịch nội
địa là 1 triệu lượt, khách quốc tế là 250 ngàn lượt, đến 2010 số lượng này lần lượt là 28 triệu
lượt khách nội địa, 5 triệu lượng khách quốc tế. Doanh thu du lịch năm 1990 chỉ là 1.350 tỷ
đồng, nhưng đến năm 2010 con số này đã là 96.000 tỷ đồng.
Tiềm năng du lịch hiện nay của Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tài nguyên du
lịch dồi dào cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Vừa qua, Tổng cục du lịch cũng đã chọn slogan
“Việt Nam – sự khác biệt Á Đông”, qua đó cũng phần nào thấy được sức hút, vẻ đẹp tiềm
ẩn của du lịch Việt Nam.
Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, gần đây du lịch văn hóa được xem là loại
sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế trong đó
có du lịch lễ hội truyền thống. Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam (khoảng

truyền thống ở Việt Nam và ĐBSCL như: Lễ hội và du lịch Việt Nam của Trương Thìn
(1993); Một số công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL có liên quan đến đề
tài:
Lễ hội ở Kiên Giang, thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp quản lý cần trao đổi
của Bùi Công Ba (2010); Phát triển bền vững lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL
trong giai đoạn hiện nay của ThS. Nguyễn Xuân Hồng (2010).
Ngoài ra còn có một số tham luận nghiên cứu về du lịch lễ hội là: Lễ hội dân gian và
du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Phương Thảo (1993); Hội lễ đạo
Mẫu và triển vọng du lịch của PGS.PTS. Đặng Văn Lung (1993); Lễ hội dân gian và hoạt
động du lịch ở các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số hiện nay của TS. Vũ Trọng Bình (2007).
Gần đây, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã
hội Việt Nam đương đại - trường hợp Hội Gióng” (2010) với các tham luận: Khai thác lễ
hội một cách hợp lý để đẩy mạnh phát triển du lịch của TS. Nguyễn Văn Lưu; Từ kinh
nghiệm của Tây Ban Nha, nhìn lại việc phát huy lễ hội cổ truyền thành tài sản du lịch ở
Việt Nam của Nguyễn Thị Khánh Trâm; Tương lai cho các lễ hội truyền thống: Những thực hành văn hoá mang tính địa phương trong phát triển du lịch của GS.TS. Hyung Yu Park; Lễ
hội ở Nam Định trong bối cảnh giao lưu kinh tế- thương mại-du lịch vùng đồng bằng sông
Hồng của TS. Nguyễn Xuân Năm.
Ngoài ra, có thể kể đến Đề án Phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020 của Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch Việt Nam (2010) và một số đề án phát triển du lịch của các tỉnh trong
vùng cũng đã đưa du lịch lễ hội trở thành một trong những sản phẩm du lịch chiến lược cần
tập trung phát triển bên cạnh các loại hình du lịch đặc thù khác.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là các tham luận trong các hội thảo khoa học với các nghiên
cứu rất khai quát chứ chưa đi sâu. Còn các sách xuất bản về lễ hội truyền thống hiện nay
chủ yếu giới thiệu tổng hợp chung về các lễ hội ở Việt Nam, tập trung vào phần giá trị văn
hóa của các lễ hội trong đó có đề cập các lễ hội ở ĐBSCL chứ chưa có đề tài nào nghiên
cứu về lễ hội truyền thống của vùng, về vai trò của nó đối với phát triển du lịch ở vùng đất
châu thổ này.

5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của du lịch là hệ thống lãnh thổ, hệ thống này bao gồm nhiều
thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa), có mối liên hệ qua lại, tác động chặt chẽ với
nhau. Do đó, bất kỳ một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần tất yếu nào đó
dù lớn hay nhỏ sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống. Đối
với các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL cũng vậy, chỉ cần thay đổi nhỏ về môi trường, khâu tổ
chức,… thì sẽ kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức, ảnh hưởng đến lượt
khách du lịch,… Do đó, trong nghiên cứu cần phải thấy được mối quan hệ này để đưa ra các
giải pháp đúng đắn giúp cho du lịch lễ hội ở ĐBSCL pháp triển.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu du lịch nói chung và các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du
lịch ở ĐBSCL nói riêng, việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa đặc điệt quan trọng.
Các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn có quan hệ mật thiết với nhau bằng các
mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất
phức tạp. Các lễ hội truyền thống ở ĐBSCL rất phong phú và đa dạng, chúng có quá trình
hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa chúng với nhau, giữa chúng với
các đối tượng khác. Quán triệt quan điểm tổng hợp đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét
các sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách
rời hoặc xem xét chúng một cách riêng rẻ.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm vùng là quan điểm đặc thù của các hiện
tượng kinh tế xã hội. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng kinh tế xã hội luôn có sự phân hoá
trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Sự khác biệt đó
còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”. Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, người nghiên cứu phải
chú ý đến sự sai biệt lãnh thổ của các sự vật hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của
lãnh thổ nghiên cứu.
Ở mỗi vùng lãnh thổ, việc phát phát triển du lịch nhờ vào các lễ hội truyền thống

nghiên cứu nói chung và nghiên cứu kinh tế xã hội nói riêng. Khoa học không thể phát triển
được nếu thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú bao gồm tài liệu đã
được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ, các tài liệu trên thực báo đài và cả tài liệu
trên mạng internet,…
Đây là phương pháp thu thập tài liệu để áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực
tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực tiễn để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn
chỉnh hơn. Khi nghiên cứu các lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch cần thu thập
các tài liệu bằng sách vở, văn bản, kỷ yếu của các công trình khoa học, các tư liệu đã có
trước đó, đồng thời phải tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập những thông tin thu thập từ
thực tế để đảm bảo tính xác thực, cập nhật. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng
cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Đối với đề tài nghiên cứu có địa điểm và thời gian cụ thể, nhất thiết phải có quá trình
thực địa. Quá trình này giúp người nghiên cứu thu thập thêm tài liệu có liên quan đến đề tài
(ở dạng ấn phẩm tại điểm hoặc ghi chép), đồng thời kiểm chứng tính chính xác của thực tế
so với sách vở. Qua đó, phương pháp này còn giúp người người nghiên cứu phần nào phát
huy tính độc lập độc tập của mình trong nghiên cứu và có cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn
từ thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành đi thực địa để thu thập dữ liệu,
quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh một số lễ hội như: Lễ hội bà chúa Xứ Núi Sam, lễ hội anh
hùng Nguyễn Trung Trực, lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội đua bò Bảy Núi, lễ hội đua ghe
Ngo, ).
5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Sau khi thu thập được nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu, từ thực
tiễn, người nghiên cứu cần phải tiến hành xử lý theo mục tiêu của việc nghiên cứu. Trong
quá trình xử lý tài liệu, hàng loạt phương pháp truyền thống được sử dụng như: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh,…
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
  
1.1. Du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội còn rất mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỷ XX và
đến nay vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Trong mấy thập kỷ qua, kể từ khi thành lập
Hiệp hội các tổ chức du lịch quốc tế (IUOTO - International of Union Official Travel
Organization) tại Hà Lan năm 1925 đến nay, khái niệm du lịch vẫn luôn được tranh luận.
Thuật ngữ “Tourism” (Du lịch) hiện nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp và trở thành một từ trong tiếng Pháp: “Tour” có nghĩa là đi vòng
quanh, đi dạo chơi,… Trong tiếng Việt, “Du lịch” là một từ Hán - Việt, trong đó “Du” cũng
có nghĩa tương tự như chữ “Tour” (du khảo, du ngoạn, du xuân…).
Du lịch, trước hết có thể hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hay một nhóm người rời
khỏi chỗ ở của mình đi đến các vùng xung quanh để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa
bệnh. Trong nhiều thế kỉ trước đây, người đi du lịch hầu hết là những người hành hương, lái
buôn, sinh viên và các nghệ sĩ. Vào đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn là hoạt động của những
người khá giả, họ đi du lịch để giải trí.
Theo Glusman (Thụy Sỹ, 1930) định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của
những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch đã nêu: “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của
con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng
trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu
trong mối quan hệ giữa con người với con người”.
Như vậy, trước hết du lịch được hiểu là hoạt động của cá nhân hoặc nhóm dân cư. Du
lịch là hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

Đứng trên góc độ kinh tế có thể định nghĩa: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp
bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ
nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.
Như vậy, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố liên
quan đến hoạt động du lịch: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ
phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du
lịch.
Các chủ thể tham gia vào quá trình hoạt động du lịch trong mối quan hệ tác động lẫn
nhau; trong đó, khách du lịch là trung tâm của toàn bộ hoạt động du lịch.
+ Khách du lịch: du lịch thể hiện ở nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu (sự hài lòng).
+ Nhà kinh doanh du lịch: du lịch thể hiện ở cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua
việc cung ứng các dịch vụ du lịch cho khách du lịch.
+ Chính quyền sở tại: du lịch tạo sự phát triển kinh tế địa phương (giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, tạo nguồn thu…).
+ Dân cư địa phương: du lịch là cơ hội “làm ăn” của họ đồng thời khách du lịch lại coi
họ là đối tượng du lịch (sự hiếu khách, đặc điểm văn hoá…).
Có thể biểu diễn công thức về du lịch như sau:
Du lịch = Đi lại + Lưu trú, nghỉ ngơi + Vui chơi, giải trí + Tham quan, tìm hiểu
Từ những góc độ nêu trên, có thể định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một tập
hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người
ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng

+ Du lịch thể thao không chuyên là loại hình nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của
mọi người. Khách du lịch có thể tự mình chọn chơi một môn thể thao nào đó để giải trí.
+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những mục đích mới
lạ về thế giới xung quanh. Tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu có thể chia thành hai loại là du
lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.
+ Du lịch nghĩ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của con người sau
những ngày lao động vất vả. Địa điểm yêu thích đối với các du khách tham gia hoạt động
nghỉ dưỡng thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp,…
- Du lịch kết hợp
+ Du lịch tôn giáo là một hình thức du lịch tâm linh. Khách đến hành hương, chiêm
ngưỡng, cúng bái trong sự tôn kính nghiêm trang, gìn giữ bản sắc tự nhiên cùng với tín
ngưỡng của dân bản xứ.
+ Du lịch học tập, nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết
hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những hình thức biểu hiện của loại
hình này là sinh viên của các ngành như địa lý, du lịch, lịch sử, văn hóa, môi trường,…
được tổ chức đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế.
+ Du lịch thể thao kết hợp khác với du lịch thể thao thuần túy ở chỗ chuyến đi của các
vận động viên có mục đích chính là tập luyện, tham dự các hoạt động thể thao. Vì vậy hoạt động thể thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyên nghiệp,
giống như nhiều nghề khác của xã hội. Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ có thể tìm hiểu
các giá trị tự nhiên, văn hóa xã hội ở nơi đến. Vì thế có thể xem chuyến đi của họ là chuyến
du lịch thể thao kết hợp.
+ Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham gia các
cuộc họp, đàm phán, kinh doanh,… Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là đi thực hiện
các công việc, họ có thể tranh thủ nghĩ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gian rãnh
rỗi. Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chi trả cao.
+ Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức
khỏe cho khách du lịch. Địa điểm đến thường là những khu an dưỡng, chữa bệnh, khu vực

+ Du lịch quốc tế chủ động (Inbound): là loại hình du lịch quốc tế, đón tiếp, phục vụ
khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch tại đất nước của cơ
quan cung ứng du lịch, còn gọi là du lịch chủ động nhận khách và thu ngoại tệ.
+ Du lịch quốc tế thụ động (Outbound): là loại hình du lịch phục vụ và tổ chức đưa
khách từ trong nước đi nước ngoài và mất một khoản ngoại tệ.
1.1.2.4. Phân loại theo vị trí địa lý
- Du lịch nghỉ biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho các hoạt động
tắm biển, thể thao biển,… Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên thường được tổ chức vào
mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20
o
C.
- Du lịch núi là loại hình du lịch gắn liền với các khu vực có địa hình cao, hoạt động du
lịch ở đây thuận lợi để nghỉ mát vào mùa hè ở các nước nhiệt đới và nghỉ đông ở các nước
xứ lạnh với nhiều hoạt động thể thao mùa đông,…
- Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phố lớn, trung tâm hành chính nổi tiếng với
những kiến trúc tầm cỡ quốc gia, quốc tế đặc biệt cả những khu thương mại lớn phục vụ
chiêm ngưỡng và mua sắm,…
- Du lịch đồng quê thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành yên tĩnh, thanh
bình và thoáng mát. Vì vậy, khu vực này thường có sức hút đối với người dân đô thị, nhất là
các đô thị lớn.
1.1.2.5. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình
- Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài dưới một tuần, tập trung vào
những ngày cuối tuần, loại hình này thích hợp với đối tượng du khách có ít thời gian.
- Du lịch dài ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghỉ kéo dài từ vài tuần
đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước.
1.1.2.6. Phân loại theo việc sử dụng phương tiện giao thông
- Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp, phát triển ở các khu
vực có địa hình bằng phẳng, con người thân thiện với môi trường. Du lịch xe đạp là loại
1.1.3. Tài nguyên du lịch
1.1.4.1. Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng, thông
tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn các
nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên còn
tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài
nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn được coi là tiền
đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch
cũng có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch.
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích
lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có
thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo
có khả năng khai thác và sử dụng để thoả mãn nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:
- Tài nguyên tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, nghề và làng
nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn
hoá, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện khác.


Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” .
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO GS Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa:
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống
(của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm
mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình”.

Trích đoạn Đặc điểm kinh tế xã hội Khái quát chung về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL Tiềm năng lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong phát triển du lịch Thực trạng phát triển du lịc hở ĐBSCL Thực trạng khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịc hở ĐBSCL
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status