một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án phát triển khu đô thị mới mỹ đình – mễ trì - Pdf 10

Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Lời cảm ơn
Hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn đợc
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân trong và ngoài trờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế -
Quản lý Môi trờng và Đô thị- Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân đã trang bị cho
tôi kiến thức, đặc biệt là thầy giáo Th.S. Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hớng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên trong phòng Kinh tế
Tổng công ty Sông Đà đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu
thực tế và thu thập số liệu thông tin có liên quan đến đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2005
Phạm Thị Thảo 1 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn tốt nghiệp tôi viết là do bản thân
tôi thực hiện, không có sự sao chép, cắt ghép tài liệu từ các chuyên đề hoặc
luận văn của ngời khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trờng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2005
Sinh viên
Phạm Thị Thảo
Phạm Thị Thảo 2 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở nớc ta diễn ra ngày
càng mạnh mẽ, gắn liền với quá trình đó là yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng
đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại. Do vậy mà quản lý đầu t xây dựng theo
dự án là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này. Hình thức đợc áp dụng ở đây
là xây dựng các khu đô thị mới. Đây là những khu xây dựng mới tập trung
theo dự án đầu t phát triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển

nghiệp này.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 3
Chơng I 9
Lý luận chung về quản lý dự án đầu t xây dựng 9
I. Khái niệm về QldA và qLdA đầu t xây dựng 9
Phạm Thị Thảo 3 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
1. Khái niệm về quản lý dự án 9
2. Khái niệm về QLDA đầu t xây dựng công trình 9
3. Các hình thức QLDA đầu t xây dựng công trình 9
4. Những đối tợng tham gia vào quản lý, thực hiện đầu t xây dựng công
trình 10
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu t và Ban Quản lý dự án trong trờng
hợp chủ đầu t thành lập Ban Quản lý dự án 11
5.1. Chủ đầu t có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 11
5.2. Ban Quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 11
ii. quản lý dự án đầu t xây dựng ở việt nam 12
1. Nội dung của QLDA đầu t xây dựng theo chu kỳ 12
1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu t 12
1.2. Giai đoạn thực hiện đầu t 14
1.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đa dự án vào khai thác sử dụng 16
2. Nội dung của QLDA đầu t xây dựng theo lĩnh vực 18
2.1. Quản lý phạm vi dự án 18
2.2. Quản lý thời gian 18
2.3. Quản lý chi phí 19
2.4. Quản lý chất lợng 19
2.5. Quản lý nhân lực 20
2.6. Quản lý thông tin 20

5. Mục tiêu của dự án 28
6. Tiến độ thực hiện dự án: 28
7. Cơ chế quản lý dự án 28
8. Sơ đồ tổ chức và điều hành dự án: 29
8.1. Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần đầu t phát triển đô thị và khu công nghiệp
sông Đà 30
8.2. Bộ máy của Công ty Cổ phần đầu t phát triển đô thị và khu công nghiệp
sông Đà 30
II. ý nghĩa của dự án 30
III. Các căn cứ pháp lý, cơ chế liên quan đến quản lý dự án phát triển Khu đô thị mới
Mỹ Đình Mễ Trì 31
1. Các căn cứ pháp lý 31
2. Một số cơ chế liên quan đến dự án 32
2.1. Cơ chế quản lý sử dụng đất 32
2.2. Cơ chế xây dựng hạ tầng xã hội bằng tiền sử dụng đất chậm nộp 33
IV. Công tác quản lý thực hiện của dự án KĐT mới Mỹ Đình Mễ Trì 33
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu t 33
1.1. Tình hình thực hiện 33
Giá 37
Hạng mục 43
Tổng 43
T 45
Giá 45
1.2. Đánh giá kết quả thực hiện trong giai đoạn này 45
2. Giai đoạn thực hiện dự án 46
2.1. Tình hình thực hiện 46
2.2. Đánh giá kết quả thực hiện: 46
Phạm Thị Thảo 5 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
3. Giai đoạn kết thúc dự án: 47

HĐ Hoạt động
HĐQT Hội đồng quản trị
HH Hỗn hợp
KDHT Kinh doanh hạ tầng
LN Lợi nhuận
QLDA Quản lý dự án
TCT Tổng công ty
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TT Thấp tầng
Phạm Thị Thảo 7 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Thu nhập của dự án 42
Bảng 2: Tỷ suất thu hồi nội bộ 43
Bảng 3: Doanh thu của dự án 44
Bảng 4: Nhu cầu vốn theo tiến độ dự án 51
Bảng 5: Khả năng khai thác hàng năm 53
Biểu 1: Phân tách công việc - GANTT 43
Bản đồ liên vùng 29
Sơ đồ công trình khu đô thị mới Mỹ Đình Mễ Trì 39
Mặt bằng tổng thể chung c cao tầng CT1(Khối 9 12 tầng) 55
Phạm Thị Thảo 8 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Chơng I
Lý luận chung về quản lý dự án đầu t xây dựng
I. Khái niệm về QldA và qLdA đầu t xây dựng
1. Khái niệm về quản lý dự án.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành
đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đợc duyệt và đạt đợc các yêu cầu đã

doanh nghiệp, các cơ quan của Nhà nớc, các tổ chức xã hội và các hiệp hội có
liên quan đến đầu t, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu t. Cụ thể:
- Chủ đầu t: là chủ thể quan trọng nhất đóng vai trò quyết định mọi vấn đề của
đầu t. Chủ đầu t là ngời sở hữu vốn, ngời vay vốn hoặc ngời đợc giao trách
nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu t theo quy định của
pháp luật.
- Các tổ chức t vấn đầu t và xây dựng: Các tổ chức này là các tổ chức chuyên
ngành làm các công việc lập dự án đầu t, khảo sát thiết kế, quản lý việc thực
hiện dự án đầu t. Các tổ chức này thực hiện công việc thông qua hợp đồng với
Chủ đầu t.
- Các doanh nghiệp xây dựng: chịu trách nhiệm tổ chc xây dựng, lắp đặt công
trình theo hợp đồng đã ký với chủ đầu t;
- Các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án đầu t ở
các giai đoạn đầu t;
- Các tổ chức cung cấp và tài trợ vốn cho dự án đầu t;
- Các khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án;
- Các cơ quan của Nhà nớc có liên quan đến đầu t nh: Chính phủ, Bộ Kế hoạch
và Đầu t, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nớcViệt Nam, các Bộ
chức năng khác và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng;
Phạm Thị Thảo 10 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu t và Ban Quản lý dự án trong tr-
ờng hợp chủ đầu t thành lập Ban Quản lý dự án
5.1. Chủ đầu t có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bớc thiết kế, dự toán xây dựng
công trình sau khi dự án đợc phê duyệt;
b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và
kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nớc;
c) Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;
d) Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản

các dự án thành phần.
4. Ban Quản lý dự án đợc ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức t vấn nớc
ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án để quản lý
các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà t vấn trong nớc cha đủ
năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.
Việc thuê t vấn nớc ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nớc phải đợc ngời có thẩm quyền quyết định đầu t cho phép.
ii. quản lý dự án đầu t xây dựng ở việt nam
1. Nội dung của QLDA đầu t xây dựng theo chu kỳ
Theo Nghị định của Chính phủ số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07
năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu t và xây dựng có quy định
trình tự đầu t và xây dựng bao gồm 3 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu t
Nội dung công việc chuẩn bị đầu t bao gồm:
a) Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu t và quy mô đầu t
- Các căn cứ, cơ sở xác định sự cần thiết của nghiên cứu dự án đầu t.
+ Các căn cứ: tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, các kế hoạch quy hoạch dài
hạn, các chính sách kinh tế xã hội và các chủ trơng của các cấp chính quyền,
điều kiện kinh tế xã hội.
+ Phân tích dự báo: Về thị trờng, khả năng thâm nhập thị trờng, nhu cầu tăng
thêm sản phẩm và dịch vụ
- Các thuận lợi khó khăn
- Mục tiêu của dự án.
- Tính toán đề xuất quy mô tăng thêm hoặc xây dựng mới.
b) Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trờng trong nớc và nớc ngoài để xác
định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung
ứng thiết bị, vật t cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu t và lựa
chọn hình thức đầu t ;
Phạm Thị Thảo 12 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị

- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu t và nhu cầu vốn
theo tiến độ. Phơng án hoàn trả vốn đầu t.
- Phơng án quản lý khai thác d án và sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu t.
- Các mốc thời gian chính thực hiện đầu t, thời gian khởi công (chậm nhất),
thời gian hoàn thành đa công trình vào khai thác sử dụng.
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
Phạm Thị Thảo 13 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
- Xác định chủ đầu t.
- Mối quan hệ và trách nhiệm của cơ quan liên quan đến dự án.
Đối với khu đô thị mới nếu phù hợp với quy hoạch chi tiết và dự án phát
triển kết cấu hạ tầng đã đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền phê duyệt thì
chỉ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.2. Giai đoạn thực hiện đầu t
Nội dung thực hiện dự án đầu t bao gồm :
a) Xin giao đất hoặc thuê đất ( đối với dự án có sử dụng đất) ;
Chủ đầu t có nhu cầu sử dụng đất phải lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất
theo
quy định của pháp luật.
Việc thu hồi đất, giao nhận đất tại hiện trờng thực hiện theo quy định của
pháp luật về đất đai.
b) Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và
giấy phép khai thác tài nguyên ( nếu có khai thác tài nguyên) ;
Các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn
tạo, trớc khi tiến hành xây dựng, chủ đầu t phải xin phép xây dựng.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm :
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng(theo mẫu quy định)
- Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp) ;
- Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật ;

Chủ đầu t có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán, đồng thời gửi hồ sơ tới cơ quan thẩm định thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán. Việc thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và
tổng dự toán phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục, trình tự kỹ thuật
nhằm bảo đảm chất lợng thiết kế và tổng dự toán
g) Tiến hành thi công xây lắp.
Đối với hợp đồng xây lắp, phải có bảo đảm về đền bù, giải toả mặt
bằng để nhà thầu có thể triển khai hợp theo đúng tiến độ quy định.
h) Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
Trớc khi trình kết quả đấu thầu để cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ
đầu t phải làm rõ các nội dung hợp đồng với nhà thầu đợc đề nghị xét trúng
thầu. Đối với các hợp đồng quốc tế phải đợc ngời có thẩm quyền phê duyệt
nội dung hợp đồng.
Chủ đầu t có trách nhiệm thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm trớc
pháp luật về hợp đồng đã ký.
Trờng hợp chỉ định thầu chủ đầu t phải căn cứ vào thiết kế kỹ thuật và
tổng dự toán đã đợc duyệt để thơng thảo và ký kết hợp đồng theo quy dịnh
của pháp luật về hợp đồng.
i) Quản lý kỹ thuật, chất lợng thiết bị và chất lợng xây dựng ;
Chủ đầu t chịu trách nhiệm quản lý chất lợng công trình xây dựng
ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu t, thực hiện đầu t cho đến khi kết thúc xây
dựng đa công trình vào khai thác sử dụng.
Phạm Thị Thảo 15 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
j) Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu t, bàn giao và thực hiện
bảo hành sản phẩm.
Công tác nghiệm thu công trình, đợc tiến hành từng đợt ngay sau khi
làm xong những khối lợng công trình khuất, những kết kấu chịu lực, những
bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu

các thời hạn bảo hành công trình.
Phạm Thị Thảo 16 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Công trình xây dựng sau khi nghiệm thu bàn giao chủ đầu t phải đăgn
ký tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký tài sản là biên bản
tổng nghiệm thu bàn giao công trình.
c) Vận hành công trình
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu t có trách nhiệm khai thác,
sử dụng năng lực công trình, đồng bộ hoá tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch
vụ, hoàn thiện tổ chức và phơng pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ
tiêu kinh tế- kỹ thuật đã đợc đề ra trong dự án.
Chủ đầu t hoặc tổ chức đợc giao quản lý và sử dụng công trình có
trách nhiệm thực hiện bảo trì công trình.
d) Bảo hành công trình xây dựng
Thời hạn tối thiểu bảo hành công trình dợc tính từ ngày nhà thầu bàn
giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu t và đ-
ợc quy định nh sau :
- Bảo hành 24 tháng đối với công trình xây dựng quan trọng của Nhà nớc và
công trinh thuộc dự án nhóm A ;
- Bảo hành 12 tháng đối với các công trình khác
e) Quyết toán vốn đầu t
Chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án hoàn thành đa vào vận hành, chủ
đầu t phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu t gửi ngời có thẩm quyền
quyết định đầu t.
Dự án đầu t bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong báo cáo quyết
toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn.
Đối với các dự án đầu t kéo dài nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu t
phải quy đổi vốn đầu t đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao
đa vào vận hành để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản
bàn giao.

sau:
+ Dự án hoàn thành đúng hạn
+ Giảm thiểu các công việc phải làm lại
+ Tăng mức độ hiểu biết của mọi ngời về tình trạng của dự án
+ Có thể điều khiển dự án thay vì bị dự án điều khiển
+ Biết đợc thời gian thực hiện các phần việc chính của dự án
+ Biết đợc cách thức phân phối chi phí của dự án
+ Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mọi ngời
+ Hợp nhất các công việc để đảm bảo chất lợng dự án theo yêu
cầu của chủ đầu t
Từ những lợi ích đợc nêu ở trên, ta thấy việc lập kế hoạch cho dự án là
vô cùng cần thiết. Lập kế hoạch cho dự án và đảm bảo thực hiện dự án theo
đúng kế hoạch không những rút ngắn thời gian để hoàn thành dự án mà còn
có thể góp phần nâng cao chất lợng và giảm bớt chi phí cho dự án .
Phạm Thị Thảo 18 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
2.3. Quản lý chi phí
Đó là quá trình dự toán kinh phí giám sát thực hiện chi phí theo tiến
độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích những số
liệu và báo cáo những thông tin về chi phí. Hiểu một cách đơn giản quản lý
chi phí chính là việc theo dõi các khoản chi phí thực tế khác với chi phí dự
kiến nh thế nào, qua đó có thể xác định đợc các vấn đề phi hiệu quả về chi
phí đang nổi lên và đề ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời .
Để quản lý về chi phí của dự án ta dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá
trong đó đáng chú ý có chỉ tiêu phân tích sai lệch về chi phí và phân tích sai
lệch về tiến độ
Phân tích sai lệch về chi phí
Sai lệch về chi phí đợc thể hiện qua công thức sau:
CV = ACWP BCWP
CV% =

+ Nếu thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát chất lợng thì sẽ làm
giảm tổng chi phí
+ Khi chất lợng đợc nâng cao thì sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng
cao đợc vị thế cạnh tranh của mình và mở rộng các thị trờng mới .
+ Do các yêu cầu pháp lý quy địnhvề chất lợng ngày càng hoàn
thiện và đợc kiểm soát một cách chặt chẽ hơn .
+ Do các nhân tố xã hội, ví dụ sự quan tâm nhiều hơn đến việc bảo
vệ ngời mua, luật về bệnh nghề nghiệp và an toàn lao động .
Từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề chất lợng nh đã nêu trên tới đây một
câu hỏi đặt ra là: Để nâng cao chất lợng dự án thì những yêu cầu cần phải
thực hiện là gì? Theo ý kiến của nhiều cán bộ quản lý dự án: Muốn nâng cao
hơn nữa chất lợng dự án trớc hết phải xét lại toàn bộ hệ thống dự án xem nó
có hiệu quả không. Sau đó cần tiến hành nâng cao chất lợng trong toàn bộ dự
án từ khâu lập dự án đến khâu triển khai và để đảm bảo chất lợng về mặt kỹ
thuật cần phải kiểm tra liên tục trong quá trình thực hiện, càng kiểm tra chặt
chẽ trong giai đoạn chế tạo và xây dựng càng tốt.
Tóm lại, thực hiện tốt công tác quản lý chất lợng dự án chính là việc
làm thế nào để nâng cao đợc nhận thức của tất cả các thành viên tham gia dự
án về tầm quan trọng của chất lợng và quan trọng hơn là phải có những biện
pháp nhằm giám sát chặt chẽ việc thực hiện các yêu cầu về chất lợng .
2.5. Quản lý nhân lực
Là việc phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào
việc hoàn thành mục tiêu của dự án. Nó cho thấy việc sử dụng lực lợng lao
động của dự án hiệu qủa đến mức nào .
2.6. Quản lý thông tin
Đó là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt nhanh và
chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau .
2.7. Quản lý rủi ro
Là việc xác định các yếu tố rủi ro dự án, lợng hoá mức độ rủi ro và có
kế hoạch đối phó cũng nh quản lý từng loại rủi ro .

Cấp III
Cấp IV
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Cấp I: Toàn bộ dự án
Cấp II: Những công việc lớn
Cấp III: Những công việc nhỏ
Cấp IV: Những công việc nhỏ hơn nữa
Cấp V: Những công việc riêng lẻ
2. Sơ đồ mạng của dự án.
Mạng công việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dới dạng
sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã đợc xác định cả về thời gian
và thứ tự trớc sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự kiện.
Có hai phơng pháp chính để biểu diễn mạng công việc. Đó là phơng
pháp đặt công viêc trên mũi tên và phơng pháp đặt công việc trong các
nút. Cả hai phơng pháp đều có chung nguyên tắc là: trớc khi một công việc
có thể bắt đầu thì tất cả các công việc trớc nó phải đợc hoàn thành và các mũi
tên đợc vẽ theo chiều từ trái sang phải, phản ánh quan hệ logic trớc sau giữa
các công việc nhng độ dài mũi tên không có ý nghĩa.
3. Phơng pháp biểu đồ GANTT
Biểu đồ GANTT là phơng pháp trình bày tiến trình thực tế cũng nh kế
hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Mục đích của
GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác
nhau của d án. Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc, những điều kiện
ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.
Cấu trúc của biểu đồ.
- Cột dọc trình bày công việc, thời gian tơng ứng để thực hiện từng công việc
đợc trình bày trên trục hoành.
- Mỗi đoạn thẳng thể hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công
việc. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trớc sau giữa các công việc.
4. Hệ thống thông tin

Đối với các dự án đầu t của các doanh nghiệp nhà nơc sự đánh giá của
nhà nớc cũng sâu sắc và toàn diện hơn so với dự án đầu t của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, mà ở đây sự xem xét của Nhà nớc chủ yếu chỉ hạn
chế ở các mặt tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trờng, sự phù hợp với đờng lối
phát triển chung của đất nớc của dự án đầu t
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự án
Hiệu quả của dự án đầu t là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, đợc đặc
trng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt đợc) và bằng
các chỉ tiêu định lợng (thể hiện quan hệ giữa chi phí bỏ ra của dự án và các kết
quả đạt đợc theo mục tiêu của dự án).
Phạm Thị Thảo 23 Lớp KT&QL Đô thị 43
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Kinh tế -Quản lý Môi trờng và Đô thị
Để đánh giá một dự án đầu t phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về
kĩ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế và xã hội, trong đó một số chỉ tiêu tài
chính và kinh tế đóng vai trò chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để lựa chọn phơng án.
Chỉ có các chỉ tiêu tài chính và kinh tế mới có thể phản ánh tổng hợp và
tơng đối toàn diện dự án đầu t, kể cả các mặt kĩ thuật và xã hội của dự án.
Theo phơng án hiện hành, các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, xã hội của một
dự án đầu t bao gồm các nhóm sau:
2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính phản ánh lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp
với t cách là chủ đầu t, và đợc chia thành hai nhóm: các chỉ tiêu tĩnh(tính toán
cho một năm) và các chỉ tiêu động(tính toán cho cả đời dự án có tính đến sự
biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian).
+ Các chỉ tiêu tĩnh gồm:
Chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm.
Lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm.
Mức doanh lợi của một đông vốn đầu t hàng năm.
Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao cũng nh thời gian thu
hồi vốn nhờ lợi nhuận.

Về kinh nghiệm và quản lý và thực hiện các dự án; Tổng công ty Sông
Đà đã từng xây dng thành công các dự án lớn của đất nớc nh: Thác Bà, giấy
Bãi Bằng, Dệt Vĩnh Phúc, các công trình thuỷ điện nh: Thuỷ điện Hoà Bình,
Trị An, Yaly, Sông Hinh, Hàm Thuận- Đa My, Vĩnh Sơn , các công trình giao
thông nh: xây dựng quốc lộ 1, quốc lộ 10, đờng Láng- Hoà Lạc, hầm đèo Hải
Vân.vv
Về kinh nghiệm quản lý xây dựng khu đô thị: TCT Sông Đà đã và đang
quản lý thực hiện các dự án về xây dựng hạ tầng khu đô thị mới nh khu Nam
Thanh Xuân- Hà Nội, khu Ao Sen thị xã Hà Đông và hiện đang thực hiện dự
án: xây dựng khu Đô thị Vạn Tờng- thuộc khu công nghiệp Dung Quất
( Quảng Ngãi) với quy mô gần 30ha.
Về kinh nghiệm quản lý các dự án đầu t: TCT Sông Đà cũng đã tự đầu t
nhiều công trình xây dựng có vốn đầu t lớn với hình thức đầu t: chủ đầu t tự
thực hiện dự án, cụ thể nh: Dự án B.O.T thuỷ điện Cần Đơn thuộc nhóm A,
vốn đầu t hơn 1000 tỷ đồng, dự ánBO thuỷ điện Ry Ninh II vốn đầu t trên 130
tỷ đồng, thuỷ điện Nà Lơi, nhà máy cán thép Hng Yên v.v
I. Giới thiệu khái quát về dự án phát triển Khu đô thị
mới Mỹ Đình Mễ Trì.
Dự án đầu t khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì là một trong các dự án phát
triển đô thị đã đợc xác định trong chơng trình phát triển nhà ở Thành phố và
định hớng quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đã đợc Thủ tớng chính phủ phê
Phạm Thị Thảo 25 Lớp KT&QL Đô thị 43

Trích đoạn Phơng hớng phát triển của dự án: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án phát triểnkhu đô thị mới Mỹ Một số kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status