tổng quan về thị trường chứng khoán và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay - Pdf 10

§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới, thị trường chứng khoán đã ra đời cách đây hàng mấy thế
kỷ. Đây là kênh bổ sung các nguồn vốn dài hạn quan trọng cho Nhà nước
và các doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất
và lưu thông hàng hoá - một yếu tố hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh
tế thị trường. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển
theo cơ chế thị trường đều tồn tại một thị trường chứng khoán ổn định và
hiệu quả, nhất là ở những nước có lực lượng sản xuất phát triển nhất hiện
nay như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Thụy Sỹ…
Ở nước ta, sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết đổi mới do Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng,
nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhưng cũng chính trong
quá trình phát triển đó đã đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán để làm
cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội
và đông đảo dân chúng có tiền nhàn rỗi với bên kia là các doanh nghiệp cần
vốn để kinh doanh và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung
của nền kinh tế - xã hội. Điều này đã được khẳng định trong Nghị Quyết
Đại hội lần thứ VIII của Đảng : " phát triển Thị trường vốn, thu hút các
nguồn vốn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng
Thị trường Chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định
hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước ".
Vào cuối tháng 07 năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đầu
tiên của nước ta đã khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong tiến
trình hội nhập của nước ta với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên,"với tuổi đời
vừa tròn bảy năm", thị trường chứng khoán vẫn còn là một phạm trù kinh tế
hết sức mới mẻ không những cả về lý thuyết và thực hành, không những
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
1
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng

trong đó hàng hoá là các loại chứng khoán. Có thể nói, thị trường chứng
khoán là loại thị trường điển hình thể hiện quyền năng của quan hệ cung –
cầu chi phối giá cả hàng hoá (chứng khoán).
1.2. Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Có nhiều cách phân chia cơ cấu của thị trường chứng khoán dựa vào
các tiêu chí khác nhau nhưng chủ yếu có ba cách phân chia cơ bản sau:
1.2.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán mà thị
trường chứng khoán có thể được chia làm hai cấp
1.2.1.1. Thị trường sơ cấp (Primary Market)
Thị trường chứng khoán sơ cấp còn gọi là thị trường phát hành hay thị
trường cấp một - đây là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán những
chứng khoán mới phát hành lần đầu ra thị trường của các doanh nghiệp, các
công ty cổ phần hay của nhà nước.
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
3
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
1.2.1.2. Thị trường thứ cấp (Secondary Market)
Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu
hành, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ
hai, tức là việc mua bán sau lần đầu tiên. Việc mua bán chứng khoán trên
thị trường thứ cấp hoàn toàn không làm tăng nguồn vốn cho các chủ phát
hành ra nó.
1.2.2. Căn cứ vào phương tiện pháp lý, thị trường chứng khoán được
chia làm hai loại:
1.2.2.1. Thị trường chứng khoán chính thức
Thị trường chứng khoán chính thức còn được gọi là thị trường chứng
khoán tập trung hoạt động theo đúng các quy luật pháp định - là nơi mua
bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu (listd registeredseuritier).
Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền
cho phép bảo đảm và và bán qua trung gian các nơi và công ty môi giới.

trình vận hành của nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như trong hệ thống kinh
tế toàn cầu, cụ thể như sau:
1.3.1. Thị trường chứng khoán tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân.
Vai trò quan trọng đầu tiên của thị trường chứng khoán là thu hút tập
trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, khuyến khích dân chúng tiết
kiệm để hình thành các nguồn vốn khổng lồ có khả năng tài trợ cho các dự
án đầu tư phát triển kinh tế dài hạn cũng như tài trợ cho các nhu cầu tăng
vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể khẳng định thị trường chứng
khoán là công cụ huy động vốn hết sức hữu hiệu không những trong nước
mà cả nước ngoài.
Qua tìm hiểu hoạt động của một số thị trường chứng khoán, chúng ta
thấy bản thân thị trường này đã huy động được một số vốn đáng kể. Đối
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
5
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
với những thị trường chứng khoán kỳ cựu như New York, London,
Tokyo… số vốn huy động có thể lên tới hàng ngàn tỷ USD. Còn đối với
những thị trường chứng khoán trong khu vực tuy chỉ mới hoạt động cách
đây 20-30 năm nhưng cũng huy động được số vốn đáng kể như Đài Bắc
119 tỷ USD, Seoul 114 tỷ USD, KualaLumpur 58 tỷ USD, Singapore 41 tỷ
USD, Bangkok 27 tỷ USD.
Sự phát triển “nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm
2006 đầu năm 2007 đã thu hút được một lượng vốn rất lớn trong dân chúng
khiến các nhà hoạch định chính sách cũng phải ngạc nhiên. Lần đầu tiên,
lượng kiều hối của kiều bào nước ngoài gửi về đầu tư đạt mức cao nhất từ
trước tới nay và chiếm phần lớn tỷ trọng lượng ngoại tệ vào Việt Nam.
Theo dự báo, trong năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút
trên 2 tỷ USD tiền đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong
bối cảnh một loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàn Đầu tư và Phát triển… đang trong tiến trình

hoạt động của mình để làm cơ sở cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết
định. Điều này đã định hướng cho các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm
toán thường xuyên, công khai tài chính chứ không còn hiện tượng lãi giả lỗ
thật như trong các năm trước đây.
Sự hình thành thị giá chứng khoán của một doanh nghiệp trên thị
trường chứng khoán đã bao hàm sự đánh giá thực trạng hoạt động của
doanh nghiệp đó trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Thường thì
những cổ phiếu có cổ tức cao thường có giá trị thị trường cao vì chỉ có
những doanh nghiệp làm ăn tốt mới có khả năng trả lợi tức cổ phần cao và
chỉ doanh nghiệp có ban quản lý tốt mới có khả năng ăn nên làm ra. Tuy
nhiên, cũng có những cổ phiếu chỉ có cổ tức khiêm tốn, nhưng vẫn có giá trị
thị trường cao vì đó là những doanh nghiệp có tiến bộ khoa học kỹ thuật và
hứa hẹn nhiều lãi trong tương lai, những doanh nghiệp này phát triển nhanh
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
7
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
đòi hỏi vốn lớn và vì thế phần lớn lợi nhuận hàng năm được giữ lại làm vốn
kinh doanh, phần lợi nhuận để trả cổ tức sẽ thấp hơn các doanh nghiệp khác.
1.3.4. Thị trường chứng khoán là "phong vũ biểu" của nền kinh tế.
Ngoài công cụ đánh giá doanh nghiệp, thị trường chứng khoán còn là
"phong vũ biểu" của nền kinh tế. Với phương pháp chỉ số hoá thị giá các
loại chứng khoán chủ yếu trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích
một cách khoa học, có hệ thống chỉ số giá chứng khoán trên các thị trường
chứng khoán ở từng nước trong mối quan hệ với thị trường thế giới cho
phép dự đoán trước được sự biến động kinh tế, dự đoán được tương lai kinh
tế của một hoặc hàng loạt các nước trên thế giới.
1.3.5. Thị trường chứng khoán là công cụ giúp Nhà nước thực hiện
chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Về mặt kinh tế, việc Nhà nước vay tiền của dân để thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế xã hội là thiết thực và lành mạnh vì Chính

Bán khống là thuật ngữ dùng để chỉ việc các nhà đầu tư bán chứng
khoán mà họ chưa có quyền sở hữu. Trong thực tế việc bán khống đem lại
lợi nhuận rất cao cho các nhà đầu tư nếu họ tiên đoán đúng xu hướng của
thị trường. Nhưng đây là một hành vi lũng đoạn thị trường tạo ra nhu cầu
giả tạo về chứng khoán.
1.4.2. Hiện tượng mua bán nội gián
Mua bán nội gián là hành vi của những kẻ lợi dụng quyền hành hay sự
ưu tiên trong việc nắm giữ những thông tin nội bộ của một đơn vị kinh tế
có phát hành chứng khoán ra thị trường để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn
vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình, gây ảnh hưởng
đến giá cả cổ phiếu trên thị trường và phương hại đến các nhà đầu tư khác.
Mua bán nội gián được xem như là phi đạo đức về mặt thương mại và đi
ngược lại nguyên tắc: mọi nhà đầu tư đều phải có cơ hội như nhau.
1.4.3. Hiện tượng thông tin sai sự thật.
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
9
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
Đây là một hành vi thiếu đạo đức nhằm mục đích làm cho giá cổ phiếu
của công ty khác sụt giảm hoặc giá cổ phiếu công ty mình được tăng cao do
việc phao tin đồn thất thiệt trên thị trường. Người phao tin đồn thất thiệt có
thể được hưởng lợi do việc mua với giá thấp cổ phiếu của công ty khác để
khống chế công ty và sau đó chờ khi thông tin được kiểm chứng sẽ bán ra
với giá cao hơn.
1.4.4. Hiện tượng đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường
Đầu cơ là một yếu tố có tính toán của những người chấp nhận rủi ro.
Họ có thể mua cổ phiếu với hy vọng là giá sẽ tăng trong tương lai để thu
được lợi nhuận trong từng thương vụ. Trên thị trường chứng khoán, các
nhà đầu tư có quyền ngang bằng nhau trong việc lựa chọn thời cơ mua và
bán chứng khoán nhằm đem lại lợi ích cho bản thân họ. Hoạt động đầu tư
làm tăng doanh số giao dịch thị trường, tăng tính thanh khoản của chứng

của khách hàng kéo theo phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng
nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929 – 1932.
Tháng 11 - 1997, thị trường chứng khoán thế giới lại chao đảo do
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và Hồng Kông làm tăng lãi suất
khiến cho thị trường Chứng khoán ở tất cả các nước đã bị giảm giá trong
vòng từ 1 đến 2 ngày.
Cho đến nay, phần lớn các nước trên thế giới đã có khoảng gần 200 sở
giao dịch chứng khoán phân tán khắp ở tất cả các châu lục bao gồm cả các
nước trong khu vực Đông Nam Á được hình thành và phát triển vào những
năm 1960 - 1970, và ở các nước Đông Âu ( Balan, Hungary, Séc, Nga,) và
Châu Á ( Trung Quốc ) vào cuối những năm 1980 - đầu những năm 1990.
Tại Việt Nam, với việc ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu
tiên tại thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta. Nếu như lúc đầu chúng ta chỉ có ba
công ty chứng khoán là công ty chứng khoán Sài Gòn, công ty chứng
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
11
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
khoán Bảo Việt và công ty chứng khoán Hải Phòng thì hiện nay chúng ta
đã có trên 100 công ty chứng khoán với nhiều lĩnh vực được mở rộng. Đặc
biệt, với hai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh chúng ta đã đưa được trên 200 mã chứng khoán lên sàn, đảm bảo
luồng huy động vốn cho các doanh nghiệp. Tháng 7 vừa qua, kỷ niệm “thị
trường chứng khoán Việt Nam lên 7 tuổi”, Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã được nâng cấp thành Sở giao dịch chứng
khoán và thực hiện khớp lệnh liên tục vào ngày 30-7 càng chứng tỏ quyết
tâm xây dựng một thị trường chứng khoán vững mạnh của Nhà nước ta.
Với lợi thế của một nước đi sau, Việt Nam đã rút ra bài học không để thị
trường chứng khoán rơi vào trạng thái phát triển “quá nóng” như ở Trung
Quốc dẫn đến hàng loạt các công ty chứng khoán phải phá sản. Vì vậy, việc

- Thu hỳt cỏc nh u t trong nc v nc ngoi tham gia th
trng chng khoỏn, m rng mụi trng u t cú t chc, thu hp th
trng t do, lnh mnh hoỏ th trng chng khoỏn Vit Nam.
- H tr, to iu kin cho cỏc cụng ty chng khoỏn m rng phm
vi v quy mụ hot ng, phỏt huy vai trũ ca cỏc cụng ty chng khoỏn
trong th trng vi t cỏch l trung gian ti chớnh.
Bựi Th Hũa Lp K33C
13
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
- Hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý cho thị trường chứng khoán
Việt Nam hoạt động có hiệu quả.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chứng khoán chuyên nghiệp đáp ứng đủ
nhu cầu của thị trường.
Để đạt được những mục tiêu nói trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như các cơ quan
chức năng có liên quan phải có nỗ lực cao trong việc hoạch định và thực thi
các chính sách phù hợp quy luật của thị trường vốn, thị trường chứng
khoán, thị trường đầu tư… trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam.
2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của thị trường chứng
khoán Việt Nam
2.2.1. Số lượng và chủng loại hàng hoá trên thị trường còn ít chưa phản
ánh đúng bản chất của nền kinh tế
Ngay từ khi đi vào hoạt động, với đặc điểm của thị trường chứng
khoán Việt Nam là quy mô quá nhỏ, dễ dàng bị tác động bởi các nhà đầu tư
lớn cùng với sự hiểu biết về thị trường chứng khoán còn sơ khai và tâm lý
ban đầu là tham gia để biết nên trong 5 năm đầu (2000 – 2005), số loại cổ
phiếu niêm yết của chúng ta quá ít. Trong vòng 1 năm trở lại đây, số loại và
số lượng cổ phiếu tham gia yết giá có phần “khởi sắc” nhưng lại bị tâm lý
“ăn theo” nên có nhiều cổ phiếu có chất lượng không cao và thị giá cổ

cáo mới nhất, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chính Minh chỉ còn
khả năng tiếp nhận tối đa đại diện giao dịch của 6 công ty chứng khoán
nữa. Như vậy, điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển của các tổ chức trung
gian và từ đó sẽ làm chậm tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Thời gian vừa qua, đã hai lần các nhà đầu tư phải chứng kiến hệ thống
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
15
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
giao dịch chứng khoán không thực hiện được (hiện tượng sập sàn), điều
này cảnh báo cho thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải cải tiến kỹ
thuật và đổi mới công nghệ hơn nữa. Mặt khác, với việc Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện khớp lệnh liên tục vào
ngày 30-7-2007 càng đòi hỏi việc đầu tư và phát triển ứng dụng khoa học
trong giao dịch chứng khoán.
2.2.4. Các tổ chức trung gian tài chính hoạt động nhỏ lẻ, đơn điệu
Mặc dù số lượng các công ty chứng khoán hiện nay rất lớn nhưng hầu
hết đều là công ty chứng khoán mới thành lập, số vốn ít ỏi và hoạt động
không hiệu quả. Trong số các công ty chứng khoán của Việt Nam, công ty
chứng khoán Sài Gòn (SSI) được coi là công ty chứng khoán lớn nhất và
hoạt động hiệu quả nhất thì vốn điều lệ cũng chỉ đạt 800 tỷ đồng. Chính
điều này đã làm cho các công ty chứng khoán Việt Nam mất đi lợi thế về
quy mô so với các công ty chứng khoán nước ngoài, vì thế các công ty
chứng khoán Việt Nam thường không được chọn là nhà tư vấn cổ phần hoá
cho các tập đoàn, các tổng công ty lớn. Đây được gọi là hiện tượng “tự thua
trên sân nhà”. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian tới, Việt Nam sẽ
rơi vào hoàn cảnh như Trung Quốc những năm 1990, hàng loạt các công ty
chứng khoán nhỏ lẻ phải giải thể nhường chỗ cho những công ty có đủ tiềm
lực về tài chính.
2.2.5. Nhân lực của thị trường chứng khoán quá yếu và quá thiếu

2.3.2. Tạo hàng hoá chất lượng cao cho thị trường chứng khoán
Trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, Nhà nước nên phân loại
các doanh nghiệp theo mức độ hoạt động hiệu quả, lựa chọn những doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả để cổ phần hoá gắn với việc đăng ký niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Đối với những doanh nghiệp làm ăn không
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
17
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
hiệu quả, thua lỗ nhiều năm, Nhà nước nên cho giải thể hoặc sát nhập bởi
đây là xu thế tất yếu của thế giới.
Trong quá trình cổ phần hoá, Nhà nước cần cải tiến lại cơ chế xác
định giá trị doanh nghiệp, thống nhất tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước
ngoài được mua cổ phiếu khi cổ phần hoá và tỷ lệ nắm giữ khi đầu tư trên
thị trường chứng khoán, thống nhất mẫu cổ phiếu, từng bước thực hiện phi
vật chất hoá cổ phiếu và quy định về đại lý chuyển nhượng cổ phiếu đối
với các công ty cổ phần.
Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp cổ phần hoá cũng cần tăng
cường công tác quản trị công ty. Chính phủ cần ban hành Nghị định về
quản trị công ty, trên cơ sở đó Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn
thông lệ tốt nhất về quản trị công ty cho các tổ chức phát hành và niêm yết.
Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán nên
xem xét hoàn chỉnh quy trình xét duyệt hồ sơ phát hành, đăng ký niêm yết
để vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, vừa bảo đảm thuận tiện cho các doanh
nghiệp, giảm bớt thủ tục hành chính.
2.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các tổ chức tài chính trung gian
Thị trường chứng khoán phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều
vào hệ thống các tổ chức trung gian vì nguyên tắc hoạt động của thị trường
chứng khoán là thực hiện qua các tổ chức tài chính trung gian. Để phát
triển hệ thống này cần phải:
- Mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty chứng khoán, cho phép

hiệu quả
- Xác định vị thế của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý và giám sát
thị trường. Đối với Việt Nam hiện nay, chức năng này được giao cho Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước. Vì vậy cần củng cố bộ máy tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ để thực hiện nhiệm vụ này, kể cả việc phản ánh trách
nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và ban
hành các bản quy phạm pháp luật.
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
19
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
- Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thị trường theo các cấp độ khác
nhau: các công ty chứng khoán hướng dẫn các nhà đầu tư tuân thủ chế độ
quy định, trung tâm giao dịch chứng khoán giám sát các hoạt động giao
dịch trên địa bàn, quản lý các công ty niêm yết, quản lý các công ty thành
viên theo quy chế của trung tâm, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quản lý
giám sát toàn bộ thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vi
phạm. Bên cạnh đó còn có sự phối kết hợp với các cơ quan chức năng như
thanh tra tài chính, thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác.
2.3.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng
cường công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức ra quần chúng
- Nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ, đánh giá sắp xếp lại đội ngũ cán
bộ từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho phù hợp. Các cán bộ không
chỉ giỏi về nghiệp vụ chứng khoán mà còn phải hiểu các kiến thức về quản
lý kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng và luật pháp. Đào tạo và đào tạo lại
cán bộ là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với đất nước nói chung và
đối với ngành chứng khoán nói riêng.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị
trường chứng khoán ra công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như:
gắn với chương trình đào tạo, các hoạt động thông tin đại chúng, xây dựng
mối liên hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà đầu tư để thu nhận

Bùi Thị Hòa Lớp K33C
21
Đề án Học viện Ngân hàng
TI LIU THAM KHO
1. Thị trờng chứng khoán và bớc đầu hình thành thị trờng chứng khoán tại
Việt Nam (PGS. Võ Thành Hiếu Thạc sỹ Bùi Kim Yến).
NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh 1998.
2. Tiền tệ, ngân hàng và thị trờng tài chính Frederic S Mishkin
NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1994.
3. Thị trờng chứng khoán PGS.TS. Lê Văn T - Lê Tùng Vân
NXB Thống kê - Hà Nội 1997.
4. Tạp chí chứng khoán Việt Nam các số:
Số 3 2006
Số 12 2007
Số 11 2007
Số 8 2007
5. Một số trang Web chính thức của các Ngân hàng:
- vcbs.com.vn
- hsc.com.vn
- sbsc.com.vn
- bsc.com.vn
Bựi Th Hũa Lp K33C
22
Đề án Học viện Ngân hàng
MC LC
Trang
LI NểI U 1
PHN 1: TNG QUAN V TH TRNG 3
CHNG KHON 3
1.1. Khỏi nim v th trng chng khoỏn 3

ỳng bn cht ca nn kinh t 14
2.2.2. Khuụn kh phỏp lý hin nay cha y v ng b 15
2.2.3. H thng giao dch chng khoỏn cũn hn ch 15
2.2.4. Cỏc t chc trung gian ti chớnh hot ng nh l, n iu 16
2.2.5. Nhõn lc ca th trng chng khoỏn quỏ yu v quỏ thiu 16
2.3. Gii phỏp hon phỏt trin th trng chng khoỏn Vit Nam hin nay 17
2.3.1. Hon thin khuụn kh phỏp lý cho th trng chng khoỏn 17
2.3.2. To hng hoỏ cht lng cao cho th trng chng khoỏn 17
2.3.3. M rng v nõng cao cht lng cỏc t chc ti chớnh trung gian 18
2.3.4. Xõy dng h thng giao dch mi ỏp ng yờu cu phỏt trin ca th
trng 19
2.3.5. Tng cng cụng tỏc qun lý giỏm sỏt v chng khoỏn v th trng
chng khoỏn nhm m bo hot ng th trng an ton, hiu qu 19
Bựi Th Hũa Lp K33C
23
§Ò ¸n Häc viÖn Ng©n hµng
2.3.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tăng cường công
tác tuyên truyền phổ cập kiến thức ra quần chúng 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Bùi Thị Hòa Lớp K33C
24


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status