một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại tổng công ty xây dựng hà nội - Pdf 10

LLỜI MỞ ĐẦU
Thực tế phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới cho ta thấy rõ một điều
rằng không có một nền kinh tế của một quốc gia nào có thể phát triển toàn diện
mà không có cơ sở vật chất kỹ thuật bền vững. Vì vậy hoạt động đầu tư là một
nhân tố cơ bản quan trọng quyết định tới chất và lượng của hệ thống cơ sở hạ
tầng nền kinh tế, là chìa khóa vàng của sự tăng trưởng đất nước.
Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, đầu tư
trong xây dựng được coi là cơ sở tiền đề để các ngành các lĩnh vực khác phát
triển. Tốc độ đầu tư tại các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế tăng
mạnh trong các năm qua. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty xây dựng Hà
Nội, em thấy Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một trong những Tổng công ty
lớn nhất về xây dựng đã tạo lập thành công nhiều công trình cơ sở vật chất kỹ
thuật cho đất nước.
Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế em đã tìm hiểu tình hình
đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội để có được cái nhìn tổng quan về hoạt
động đầu tư tại Tổng công ty và qua đó cũng giúp em nắm bắt được kiến thức
thực tế nhiều hơn. Từ đó củng cố được những kiến thức đã học ở trường lớp.
Thông qua quá trình thực tập em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội”. Với thời gian
thực tập có hạn, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn có nhiều thiếu sót, em
rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên của
Tổng công ty xây dựng Hà Nội và PGS-TS Phan Kim Chiến giảng viên trực tiếp
hướng dẫn em đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
1
PHẨN I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
I. Lý luận chung về hoạt động đầu tư.
1. Khái niệm phân loại hoạt động đầu tư.
1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư.

chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút một cách
nhanh chóng. Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. Để giảm sự rủi
ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là nguồn cung cấp
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
- Đầu tư thương mại: là đầu tư người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá
và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch giá khi mua và khi
bán. Loại đầu tư này không taọ ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng
tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua bán lại, chuyển giao
quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với
khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình
lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư, tăng
thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ
nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
3
Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: trong đó người có tiền bỏ tiền ra
để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu
để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là
việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực
hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.
*Xét theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư
theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư theo chiều rộng vốn
lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu
hồi vốn đủ lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo
chiều sâu đòi hỏi vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm
thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
*Theo phân cấp quản lý, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị
định số 12/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 phân thành 3 nhóm A, B, C tùy

hội có thể phân chia hoạt động đầu tư thành đầu tư thương mại và đầu tư sản
xuất.
Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và
hoạt động đầu tư để thu hồi đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp
do thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ
chính xác cao.
5
Đầu tư sản xuất là loại dầu tư dài hạn , vốn đầu tư lớn , thu hồi chậm, thời
gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu
tư phức tạp và phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai
không thể dự đoán hết và dự doán chính xác được (về nhu cầu, đầu ra đầu vào ,
cơ chế, chính sách …). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự
đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong
tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm
bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc, khi các kết quả đầu tư
hoạt động hết đời của mình.
Trong tế người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Tuy nhiên trên giác độ xã hội, loại hoạt động đầu tư này không tạo ra của cải vật
chất cụ thể một cách trực tiếp, những gia trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ
là sự phân phối lại thu nhập giữa các nghành, các địa phương, các tầng lớp dân
cư trong xã hội.
Do đó trên giác độ điều tiết vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ chế chính
sách của mình để làm sao để hướng được các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương
mại mà còn cả lĩnh vực sản xuất, theo định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong cả nước .
*Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của
các kết quả đầu tư. Có thể phân chia thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư thương
mại), đầu tư dài hạn (như đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đầu tư trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật…)
* Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư có thể chia thành đầu

Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục
tiêu khác nhau thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau, khi mục tiêu thay đổi thì tiêu
chuẩn hiệu quả cũng thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả được xem như là thước đo để
thực hiện mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân
tích mục tiêu. Phương án nào có có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều
nhất vào việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
* Nguyên tắc thống nhất giữa các lợi ích
Theo nguyên tắc này, một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết
hợp trong đó các loại lợi ích. Bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp và lợi ích
xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần,
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trong
phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân. Theo nguyên tắc “lợi
ích”, hiệu quả tài chính không thể thay thế cho hiệu quả kinh tế quốc dân và
ngược lại trong việc quyết định cho ra đời một phương án hành động của doanh
nghiệp.
Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài: không thể hy sinh lợi ích lâu dài để
lấy lợi ích trước mắt. Kết hợp đáng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
là phương án được coi là có hiệu quả. Trong quan hệ giữa lợi ích trước mắt và
lợi ích lâu dài thì lợi ích lâu dài là cơ bản.
Về kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cũng như lợi ích vật chất và lợi
ích tinh thần. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án cần đặt trong mối
quan hệ với phân tích với các lợi ích khác mà phương án mang lại. Bất kỳ một
sự hy sinh nào đều giảm hiệu quả chung của phương án đó. Trong đại bộ phận
các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định
8
* Nguyên tắc về chính xác và khoa học
Để đánh giá hiệu quả các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các
chỉ tiêu có thể lượng hóa được và không thể lượng hóa được, tức là phải kết hợp

hiệu quả gián tiếp.
-Theo cách tính toán có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu
quả tuyệt đối trong đầu tư được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu
quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
Trong phần nghiên cứu này em đi sâu nghiên cứu trên giác độ lợi ích đó
là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
2.1.Hiệu quả tài chính trong hoạt động đầu tư
2.1.1. Khái niệm: Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh
doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một
doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi
ích kinh tế. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp,
những nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến thu, chi có liên quan trực
tiếp.
Hiệu quả tài chính được ký hiệu là E
tc
của hoạt động đầu tư là mức độ đáp
ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời
sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở
vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với
định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm qua công thức sau.
10
Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
E
tc
=
Số vốn đầu tư mà cơ sở thực hiện để tạo ra các kết quả trên
Trong đó:
E
tc

một đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần tính trên một đơn vị vốn đầu tư
NPV
npv
Ivo
 
 ÷
 ÷
=
 ÷
 ÷
 
Trong đó:
I
vO
:Vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại( dự án bắt đầu đi vào hoạt động)
W
IPV
: Lợi nhuận thuần năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại
NPV: Thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm hiện tại
-Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có (
re
)
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần hàng năm tính trên một đơn vị vốn
tự có của năm đó

i
i
w
E
Ei

i
o
L =
Trong đó
O
i
: Doanh thu thuần năm i
W
Ci
:Vốn lưu động bình quân năm i của dự án
Hoặc
c
pv
W
c
W
pv
O
L =
Trong đó:
pv
O
: Doanh thu thuần bình quân năm I của dự án
pv
c
W
: Vốn lưu động bình quân năm của cả đời dự án
- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí ký hiệu
B
C

hiệu quả khi IRR< r giới hạn. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các
nguồn vốn huy động của dự án. Chẳng hạn dự án vay vốn đầu tư, tỷ suất giới
hạn là mức lãi suất vay, nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư tỷ suất giới hạn là mức
chi phí cơ hội của vốn, nếu huy động vốn tù nhiều nguồn thì tỷ suất giới hạn là
mức lãi suất bình quân của các nguồn huy động.vv….
- Chỉ tiêu điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi
phí bỏ ra. Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại
điểm hòa vốn) và các chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản
lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu hòa
vốn thì dự án có lãi (có hiệu quả) và ngược lại và nhỏ hơn dự án bị lỗ (không có
hiệu quả). Điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao,
thời gian thu hồi vốn càng ngắn hạn.
* Đối với doanh nghiệp
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của đầu tư được tính như sau:
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư)
Tính cho từng năm :
m m
j i
j=1 1
W W
i
j
i i
i
vb vr ve Vhd
RR
I I I I
=
   

: Vốn đầu tư phát huy đựơc tác dụng bình quân năm thời kỳ nghiên cứu
được tính theo cùng mặt bằng cùng lợi nhuận thuần.
W
PV
:Lợi nhuận bình quân năm của thời kỳ nghiên cứu tính theo giá trị của mặt
bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kỳ.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tăng thêm của vốn tự có của doanh nghiệp do đầu tư
từng năm hoặc bình quân năm trong thời kỳ nghiên cứu.
( )
t
E
r∆
( )
1
0
i i i
E E E
r r r K

∆ = − >
( )
1
0
t
E E
t t
E
r r r K

∆ = − >

15
( )
1
0
t t
T T T K

∆ = − <
- Chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn giảm
1
0
t t
xp xp xp
K
XP XP XP

 
   
∆ = − <
 ÷  ÷
 
   
 
- Mức tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từng năm hoặc bình quân năm
thời kỳ nghiên cứu so với trước thời kỳ do đầu tư
( )
1
0
Li Li Li
E E E K

-Phương pháp tỉ số lợi ích
16
-Phương pháp hoàn vốn đã được chiết khấu
Các phương pháp phân tích đầu tư đơn trong điều kiện không an toàn.
-Phương pháp phân tích điểm hòa vốn
-Phương pháp phân tích độ nhạy cảm
-Phương pháp xác suất
Nhận xét: Các phương pháp này chỉ cho ta những kết luận chính xác trong
điều kiện những số liệu về lợi ích và chi phí của dự án được dự đoán một cách
chắc chắn, môi trường hoạt động của dự án ít biến động
2.2. Hiệu quả kinh tế quốc dân
2.2.1. Khái niệm: Hiệu quả kinh tế quốc dân được hiểu là hiệu quả kinh tế xã hội
là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được
hưởng hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ mà người đại diện cho nó là Nhà
nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội
xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của hiệu
quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước,
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem
xét từ hai góc độ người đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp thì mục đích cụ thể thì có
nhiều, nhưng quy tụ lại là doanh thu lợi nhuận. Khả năng sinh lời của dự án là
thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu
tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư vào đó. Tuy
nhiên không phải mọi hoạt dộng đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ra những
ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế xã hội. Do đó trên góc độ quản lý vĩ mô
cần xem xét về mặt kinh tế xã hội của nhà đầu tư, xem xét những lợi ích xã hội
do hoạt động đầu tư mang lại. Điều này giữ vai trò quan trọng để các cấp có
17
thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư. Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là sự

của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc
làm.
- Tăng thu và giảm tiết kiệm ngoại tệ : Những nước đang phát triển không chỉ
nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế nhập khẩu
là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia
này.
- Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là:
Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện
Nâng cao năng suất lao động , đào tạo lao động có trình đọ tay nghề cao, tiếp
nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nênf kinh tế.
- Phát triển các nghành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây
chuyền thúc đẩy phát triển các nghành nghề khác.
- Phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa
thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế .
*Mục tiêu của việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xây dựng kế hoạch của
mình, tuy mức độ và cách thức can thiệp của nhà nước vào quá trình lập và thực
hiện kế hoạch có khác nhau. Ở một số nước, Nhà nước chỉ xây dựng các kế
hoạch định hướng. Ở một số nước khác, Nhà nước ẩn định các chỉ tiêu kế hoạch.
Dù là trong điều kiện kế hoạch định hướng hay kế hoạch mệnh lệnh, khi
xem xét lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án
trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác phải xem xét việc
19
thực hiện dự án có đóng góp gì cho việc kế hoạch kinh tế quốc dân (dự án có sản
xuất loại sản phẩm thuộc diện ưu tiên kế hoạch hay không? Dự án có phục vụ
cho việc sản xuất các sản phẩm thuộc diện ưu tiên hay không?). Tiếp đến là xem
xét mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của đát nước thông qua hệ thống các chỉ tiêu định lượng như mức
đóng góp cho ngân sách, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có
việc làm nhờ việc thực hiện dự án.

tính như sau :
Mức độ chiếm Doanh thu do bán sản phẩm của cơ sở tại thị trường này
lĩnh thị trường =
do đầu tư Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cùng loại tại thị trường này
Thứ bảy, nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất : thể hiện ở mức thay đổi
cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư tính trên một đơn vị vốn đầu tư.
Thứ tám, nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý : thể hiện ở sự
thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố
định của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
Thứ chín, các tác động đến môi trường sinh thái.
Thứ mười, đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đát nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
trong từng thời kỳ.
+ Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước của địa phương và của
ngành.
21
Đối với cấp quản lý vĩ mô của Nhà nước, của địa phương và của ngành,
khi xem xét lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư phải tính đến mọi chi phí trực tiếp
và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện đầu tư (chi phí đầy đủ), mọi lợi ích
trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại.
Chi phí ở đây bao gồm chi phí của nhà đầu tư, của địa phương, của ngành
và của đất nước. Các lợi ích ở đây bao gồm lợi ích mà nhà đầu tư, người lao
động, địa phương và cả nền kinh tế được hưởng.
Để xác định các chi phí, lợi ích đầy đủ của các công cuộc đầu tư phải sử
dụng các báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn,
giá tham khảo). Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí và lợi ích kinh tế
xã hội vì giá thị trường chịu sự chi phối của các chính sách tài chính, kinh tế của
Nhà nước. Do đó, giá trị thị trường không phản ánh đúng chi phí xã hội thực tế.
Tiền lương thường không phản ánh đúng năng suất lao động mà thường thấp
hơn (có nơi, có lúc cao hơn) trong khi giá của một số yếu tố khác lại quá cao.

Hiện nay Tổng công ty xây dựng với bề dày kinh nghiệm thực tế, sự hiểu
biết và kỹ năng tích luỹ được trong gần 50 năm đang dẫn đầu trong công cuộc
tôn tạo cảnh quan tự nhiên và môi trường chúng ta đang sống hôm nay và mai
sau. Tạo dựng cơ sở tương lai để nghành xây dựng phát triển.
Công trình tôn tạo đất nước ta không chỉ đòi hỏi sâu sắc tri thức kỹ thuật
hoặc kỹ năng về thiết kế kiến trúc mà còn là một hệ thống quan điểm về cuộc
sống.
Duy trì với ý tưởng trên, Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn mong muốn
đem vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình để mở một hướng mới trong việc
tạo lập cơ sở kết tầng hạ tầng hiện đại, xây dựng những trung tâm thương mại,
trung tâm công nghiệp và các khu đô thị góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng
nền kinh tế nước nhà, nhằm đuổi kịp và vượt sự phát triển của các nước trong
khu vực và thế giới.
Duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi của thời kỳ phát triển Tổng công ty không ngừng nâng cao trình độ,
đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong hoạt động của mình.
24
Đạt được những thành tích to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước, nhiều tập thể cá nhân của tổng công ty xây dựng Hà Nội vinh dự được
Đảng và Nhà nước tặng thưởng huân chương cao quý, tiêu biểu là các tập thể:
* Tổng công ty xây dựng Hà Nội: Huân chương lao động hạng nhất năm
1995.
* Công đoàn tổng công ty xây dựng Hà Nội : Huân chương lao động hạng
III năm 1995.
* Tổng công ty xây dựng Hà Nội : Huân chương độc lập hạng III năm
2002 và Huân chương độc lập hạng II năm 2004.
* Nhiều bằng khen và cờ của Chính phủ và Bộ xây dựng tặng.
* Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2000
Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty xây dựng Hà nội gắn liền với sự phát
triển của đất nước của thời kỳ mở cửa, đã tạo lập được các cơ sở kết cấu hạ tầng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status