Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam - Pdf 10

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
I. VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
1. Việc làm.
a) Khái niệm và phân loại.
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc
làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về
việc làm.
• Theo bộ luật lao động_ Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.
+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc
quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.
+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình
thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viên khác trong gia đình có quyền sử
dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ
bản. Hạn chế thứ nhất: hoạt động nội trợ không được coi là việc làm trong khi đó hoạt
động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề
nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với
nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vào luật
pháp, phong tục tập quán,…Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được
coi đó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị cấm. Ví dụ: đánh bạc ở Việt Nam bị cấm
nhưng ở Thái Lan, Mỹ đó lại đựơc coi là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút
khá đông tầng lớp thượng lưu.
• Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao
động và những điều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức

ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao
thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III: dịch vụ.
+ Cơ cấu việc làm theo nghề.
Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra được nhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp trong tương lai của người lao động.
+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế.
Cho biết hiện tại lực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế
nào và xu hướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai.
Thành phần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo vùng.
2 2
Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người đọc mường
tượng được vấn đề. Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tác động qua lại lẫn
nhau.Ví dụ: ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ở khu vực thành thị; cấu
trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi theo vùng, lãnh thổ…
a) Các chỉ tiêu đo lường
• Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động
kinh tế.
• Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với dân
số hoạt động kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung
cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ.
DSHĐKT = Những người đang làm việc + những người thất nghiệp.
Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao
động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,
có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.
2. Tạo việc làm.
a) Khái niệm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và

+ Chính sách gia công sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu;
+ Chính sách phát triển ngành nghề truyền thống;
+ Chính sách phát triển hình thức hội, hiệp hội ngành nghề làm kinh tế và tạo việc làm.
+ Chính sách xuất khẩu lao động;
…..
Như vậy trong số các giải pháp tạo việc làm thì xuất khẩu lao động là một giải pháp
cũng được quan tâm nhưng còn khá mới mẻ với nhiều người. Vậy xuất khẩu lao động là
gì?
II. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Khái niệm và nội dung.
a) Khái niệm.
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa cho người sử
dụng lao động nước ngoài.
+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ
chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
+ Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng
cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử
dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng
lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiền công).
Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao
4 4
động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoả thuận) theo
ý muốn của mình.
Nhưng hoạt động mua_bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua_bán
chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan
hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ
thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ
hiệu lực theo thoả thuận của hai bên.
b) Nội dung

đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài;
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra;
+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận;
+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của
người sử dụng lao động nước ngoài;
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
• Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu,
khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài
hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư
khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm:
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam
nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và
nước ngoài;
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao
động Việt Nam đặt ra;
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động
hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước;
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài,
quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở
nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định;
+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài.
• Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá
nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài.
Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học
vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
3. Đặc điểm của xuất khẩu lao động.

Thị trường xuất khẩu lao động với một quốc gia xuất khẩu lao động càng phong phú và
đa dạng bao nhiêu thì càng tốt. Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất
khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó.
d) Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua_bán một loại hàng hoá đặc
biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia.
Sở dĩ vậy vì hàng hoá ở đây là sức lao động_ loại hàng hoá không thể tách rời người
bán. Còn tính chất đặc biệt của quan hệ mua_ bán đã đựơc trình bày ở phần II.1
4) Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động.
a)Nhóm nhân tố khách quan.
* Điều kiện kinh tế chínhtrị, tình hình dân số_ nguồn lao động của nước tiếp
nhận lao động.
7 7
Các nước tiếp nhận lao động thường là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc tương
đối phát triển nhưng trong quá trình phát triển kinh tế của mình họ lại thiếu hụt nghiêm
trọng lực lượng lao động cho một hoặc một vài lĩnh vực nào đó. Vì thế họ có nhu cầu
tiếp nhận thêm lao động từ nước khác. Sự thiếu hụt lao động càng lớn trong khi máy
móc chưa thể thay thế hết được con người thì nhu cầu thuê thêm lao động nước ngoài là
điều tất yếu.
Ngoài ra, xuất khẩu lao động còn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn định
hay không của nước tiếp nhận. Nếu nền kinh tế có những biến động xấu bất ngờ xảy ra
thì hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động. Nếu nước tiếp nhận có tình hình chính
trị không ổn đình thì họ có thể cũng không có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động và nước
xuất khẩu lao động cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó.
• Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác
Sự cạnh tranh này mang tác động hai chiều. Chiều tích cực: thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu lao động của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượng hàng hoá sức lao
động để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sự phát triển mới cho hoạt động xuất
khẩu lao động. Chiều tiêu cực: cạnh tranh không lành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ
bị đào thải.

động. Theo thoả thuận số tiền đó sẽ được bên sử dụng lao động hoàn trả nhưng nếu họ
không trả thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khó mà đòi được. Nếu có khiếu
kiện thì thủ tục rất rườm rà do sự kiện phát sinh vượt ra ngoài biên giới quốc gia và chi
phí rất tốn kém. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thường chịu thiệt.
Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp đồng đã ký như cắt
giảm tiển lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế,..; đánh đập công nhân, bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng mâu
thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hậu quả là, người lao động sẽ bỏ
việc hoặc bị sa thải. Trong trường hợp này người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu
lao động bị thiệt hại.
+ Từ phía người lao động.
Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thức kém, nhận thức
kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài cho các công ty tư nhân với
mức thu nhập cao hơn. Trong trường hợp này người sử dụng lao động và doanh nghiệp
xuất khẩu lao động sẽ bị thiệt hại. Người sử dụng lao động sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số
lượng người lao động bỏ việc nhiều và nhất là trong cùng một lúc. Điều đó có thể dẫn
tới sự đình trệ sản xuất, gây tâm lý hoang mang cho những người lao động nước ngoài
khác còn lại đang làm việc, tạo dư luận không tốt trong xã hội nước sở tại ảnh hưởng
đến uy tín của người sử dụng lao động.
Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động điều trước tiên họ phải gánh chịu là sự mất uy tín
với đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động. Tiếp theo đó là sự
thiệt hại về tài chính bao gồm: chi phí đưa người lao động về nước, chi phí tìm kiếm lao
động (nếu lao động bỏ trốn, do nước sở tại tiến hành và yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu
lao động phải hoàn trả). Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp xuất khẩu lao động có
thể bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động.
9 9
+ Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Rủi ro phát sinh chủ yếu là do doanh nghiệp xuất khẩu lao động là các “doanh nghiệp
ma” nghĩa là hoạt động không hề có sự cho phép của các cơ quan chức năng. Thực chất
hành vi của các doanh nghiệp này là lợi dụng sự cả tin của người lao động, sự thiếu

mà nhà nứơc đã ban hành và việc tiến hành triển khai thực hiện chúng.
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
10 10
Người ta dùng rất nhiều các tiêu thức khác nhau để đánh giá hiệu quả của hoạt động
xuất khẩu lao động. Bài viết sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản sau:
• Hiệu quả về kinh tế
Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nước xuất khẩu lao động (nhà nước, doanh
nghiệp xuất khẩu lao động, ngừơi lao động) nhận được thông qua hoạt động xuất khẩu
lao động.
Cụ thể như sau:
+ Với người lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thể gửi về
nước.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động: là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động.
+ Nhà nước: là nguồn ngoại tệ thu về.
• Hiệu quả về xã hội
Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có được trực tiếp qua hoạt động xuất khẩu lao
động hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo
cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc.
Biểu hiện:
+ Khả năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động;
+ Khả năng giải quyết công ăn việc làm;
+ Mỗi quan hệ giao lưu hợp tác với nước bạn.
Và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội.
IV. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức
hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có
sự rằng buộc theo những quy định chung của khối. (Giáo trình Kinh tế quốc tế, trang
235).
2. Những thời cơ và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

khác. Hội nhập là quy luật tất yếu khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển.
Chính vì thế, trong thời đại mới này hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu
khách quan.
V. MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ.
Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu lao động là một biện pháp để giải quyết việc làm
cho người lao động. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc tiến hành xuất khẩu lao
động hiện nay đã bước sang một thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu sự tác
động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này sẽ tạo ra những thuận lợi và cả
những khó khăn cho công tác xuất khẩu lao động. Vì thế, cần có những chiến lược, chính
sách và bịên pháp cụ thể cho xuất khẩu lao động. Và chúng ta cũng cần khẳng định rằng:
ba phạm trù trên có mối quan hệ rất chặt chẽ, không thể tách rời. Giải quyết việc làm
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu, những thách thức không
12 12
giống giai đoạn trước. Người lao động không chỉ cần có việc làm, có thu nhập đủ sống
mà cần cả những môi trường làm việc đảm bảo sự an toàn, tính mạng, sức khoẻ cho họ;
cần cả những phúc lợi xã hội mà họ sẽ nhận được thông qua quá trình lao động. Và xuất
khẩu lao động với tư cách là một giải pháp tạo việc làm sẽ phải có những bước đi như thế
nào để đáp ứng được những yêu cầu trên. Ngược lại, trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế sự di chuyển tự do lao động quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và đó có thể là nguy
cơ đẩy cao sự mất việc làm của người lao động trong nước, tạo sức ép việc làm tăng lên.
Tuy vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng còn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao
động trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc
làm. Tóm lại, giữa xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, hội nhập kinh tế quốc
tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại và mang tính biện chứng.13 13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Công
nghiệp,
xây dựng
Dịch vụ
1985 100 72,9 13,6 13,1
1990 100 72,2 13,9 13,9
1999 100 69,0 12,1 19,0
Nguồn: bộ lao động- thương binh và xã hội.
Theo số liệu thống kê của bộ lao động- thương binh và xã hội, năm 2000 cả nước có
38,883 triệu lao động (từ 13 tuổi trở lên) và 2/3 trong số này là ở khu vực nông thôn. Số
người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm tỷ lệ cao (93% trong tổng số).
Trong một thời gian dài tỷ lệ lao động nữ luôn là 50-52% tổng số lao động nhưng năm
2000 giảm xuống còn 48%.
14 14
Cũng theo thống kê của bộ lao động- thương binh và xã hội năm 2001 cả nước có 60,7%
lực lượng lao động kê khai nghề nghiệp chính là nông nghiệp (chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, lâm nghiệp); dịch vụ là 20,5%; công nghiệp là 14,1%.
Bảng 3: Bảng tỷ lệ thất nghiệp.
Đơn vị: %
Năm 1998 1999 2000 2001
Cả nước 6,85 7,4 6,44 6,2
Hà nội 9,09 10,31 7,95 7,4
Tỷ lệ
sửdụng
TGLV ở
KVNT
71,13 73,49 72,86 74,4
Nguồn: bộ lao động-thương binh và xã hội: số liệu thống kê lao động và việc làm 96-
2000
Khu vực nông thôn vẫn tập trung chủ yếu lực lượng lao động nhưng trong số đó chỉ có

nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để giải quyết việc làm cho
người lao động nhằm giảm bớt sức ép về việc làm.Tuy chưa xoá bỏ được sức ép về việc
làm nhưng chúng ta cũng đã đạt đựơc những kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào trong
đó có phần không nhỏ của công tác xuất khẩu lao động. Công bằng mà nói, ngay từ đầu
dù xác định xuất khẩu lao động là một biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm
nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn chưa nhận thức đúng đắn hoàn toàn về nó. Chỉ đến khi
xuất khẩu lao động được tiến hành và đem lại các kết quả tốt đẹp thì nhận thức của Đảng
và Nhà nước ta dần dần thay đổi và coi nó như một biện pháp chiến lược trong giải quyết
việc làm và phát triển kinh tế đất nước. Sự chuyển biến trong nhận thức cũng dẫn đến sự
ban hành hàng loạt các chính sách, sự nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lao
động. Nhờ vậy mà trong những năm gần đây có thể nói hoạt động xuất khẩu lao động
đang trên đường khởi sắc. Chúng ta có thể phân chia xuất khẩu lao động thành hai chặng
đường cơ bản sau:
+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990
+ Giai đoạn từ 1991 đến 2003.
Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có những đặc
trưng cơ bản rất khác biệt. Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩu lao động
được sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành và hầu như
không chịu sự tác động của thị trường. Giai đoạn 1991-2003: là giai đoạn xuất khẩu lao
động chịu sự tác động của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động. Phân chia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu
lao động Việt Nam cũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và
quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ.
I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Giai đoạn 1980 đến 1990.
Từ đầu năm 1980 chính phủ ra quyết định QĐ 46/ CP ngày 11/02/1980 “về việc đưa
công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các nước
xã hội chủ nghĩa”.
16 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status