Các nhân tố và xu hướng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Pdf 10

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
________________________
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
VÀ SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Đề tài: Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong
điều hành nền kinh tế quốc dân.
Người hướng dẫn: TS. Đào Đăng Kiên
Người thực hiện đề tài: Lê Thanh Hải
Lớp: CH14C
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung
I. Định nghĩa lạm phát
II. Cách đo lường lạm phát
III. Nguyên nhân của lạm phát
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
2. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam
3. Lạm phát được tính như thế nào
4. Lạm phát ảnh hưởng tới ai
IV. Giải pháp của chúng ta hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo
2
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần đây lạm phát ở Việt nam lại bắt
đầu được một số các nhà kinh tế trong nước và ngoài nước đưa ra tranh luận. Sở
dĩ vấn đề này được quan tâm vì gần đây chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế
tăng đột biến trong nửa đầu năm nay, CPI tăng 7,2% và dự đoán có thể còn tiếp

không, những ý kiến này cho rằng cần phải loại trừ những yếu tố trên khi phân
tích xu hướng của mức giá tổng quát.
Trong phân tích dài hạn, những lập luận trên không có gì mâu thuẫn nhau.
Về lý thuyết, mức giá tổng quát tăng khi tổng cung giảm hoặc tổng cầu tăng.
Tổng cung giảm có thể do cú sốc bất lợi về công nghệ, cung lao động giảm hoặc
là giá của yếu tố sản xuất tăng. Nhưng tổng cung giảm không gây ra sự tăng giá
liên tục trừ khi chúng được tiếp ứng bởi Ngân hàng Trung ương bằng cách tăng
lượng tiền liên tục. Tương tự, tổng cầu tăng có thể là do tăng tiêu dùng chính
phủ, giảm thuế hoặc do tăng cung tiền. Việc tăng tiêu dùng và giảm thuế của
chính phủ là có giới hạn nên không thể gây ra sự tăng giá liên tục chỉ trừ khi sự
thâm hụt trong ngân sách được tài trợ bằng cách phát hành tiền liên tục. Trong
trường hợp này chỉ có một yếu tố không có giới hạn là suất tăng cung tiền. Do
vậy, có thể có nhiều yếu tố làm tăng giá nhưng khi bàn đến lạm phát trong dài
hạn, các nhà kinh tế thường đề cập đến suất tăng cung tiền như là nguyên nhân
của lạm phát. Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quan
tâm đến xu hướng tăng giá tổng quát chứ không phải sự dao động đột ngột trong
mức giá tổng quát.
II. Cách đo lường lạm phát:
Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mức
giá tổng quát theo thời gian. Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát được
tính toán như thế nào?
Hai thước đo thông dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Chỉ số giá tiêu dùng là
một tỷ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong nhiều năm khác nhau so với giá
của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được
chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. Nhược điểm chính của chỉ
số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng số cố định trong tính toán.
Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu
4
dùng và trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ

phát cơ bản” được tính toán như thế nào? Trong những năm qua một số nước
tính toán dựa vào phương pháp thống kê mà nó tìm cách loại những hàng hoá có
mức giá dao động mạnh như giá năng lượng, giá thực phẩm. Thực tế đòi hỏi phải
có một khung lý thuyết làm cơ sở cho việc tính “lạm phát cơ bản”. Mankiw và
Ries (2002) đưa ra một cách tính gọi là chỉ số giá ổn định dựa vào khung lý
thuyết tiền tệ của chu kỳ kinh tế. Chỉ số giá này là chỉ số giá trung bình có trọng
số, mà nếu đưa về mục tiêu thì hoạt động kinh tế sẽ ổn định. Trọng số được sử
dụng tính toán trong chỉ số đối với giá cả của các khu vực khác nhau ngoài việc
phải dựa vào cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình còn phải dựa vào mức độ nhạy cảm
5
của từng khu vực đối với chu kỳ, tốc độ mà giá trong mỗi khu vực điều chỉnh khi
điều kiện kinh tế thay đổi.
III. Nguyên nhân của lạm phát:
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay, nền kinh
tế nước ta liên tục tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 7% trong hơn 20 năm qua (trong
5 năm 2003-2007 GDP tăng bình quân trên 8%/năm). Đời sống nhân dân được
tăng lên, thu nhập GDP bình quân đầu người từ 402 USD năm 2000 tăng lên 836
USD năm 2007, số hộ nghèo giảm dần, đời sống nông dân cải thiện rõ rệt, nhiều
công trình kinh tế xã hội được hoàn thành, hội nhập sâu rộng với các nước trên
thế giới (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN năm 2007 chiếm 156% GDP), gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,.. VN được các nước trên thế giới đánh
giá tốt và khen ngợi.
Hiện nay nước ta đang đứng trước khó khăn thực sự, chỉ số giá cả tiêu
dùng tăng nhanh năm 2007 là 12.63% và 3 tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%,
đặc biệt là cán cân thương mại năm 2007 thâm hụt lớn, nhập khẩu 62,7 tỷ USD
tăng +39.6% so với năm 2006, xuất khẩu 48.6 tỷ USD tăng 21,9%, nhập siêu
14,1 tỷ USD (năm 2006 nhập siêu 5 tỷ USD), nhập siêu chiếm tỷ lệ rất đáng lo
ngại 19,8%GDP (lưu ý việc nhập siêu tăng nhanh có yếu tố giá cả thế giới (xăng
dầu, sắt thép, sợi bông, chất dẻo..) tăng cao do đồng USD yếu), cán cân vãng lai

2. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam:
Trước hết ta xem xét, về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhóm
nguyên nhân:
- Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở
rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền
tệ, thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu
lạm phát ở Áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá.
- Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển
ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương (tiền
công) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không
phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát.
Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác
động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay
vì lạm phát cao hơn.
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status