Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - quy mô và tốc độ tăng trưởng Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 -2005 - Pdf 66

I. TÀI KHOẢN SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2005 THEO
KHU VỰC THỂ CHẾ
Từ trước đến nay khi nghiên cứu cơ cấu kinh tế của Việt Nam, chúng ta
vẫn thường hay sử dụng chỉ tiêu cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất và theo
thành phần kinh tế. Từ 25/12/1992 Chính phủ đã ra quyết định sử dụng hệ
thống SNA ở Việt Nam từ năm 1993. Trong hệ thống tài khoản quốc gia 1993,
phân loại theo khu vực thể chế là một nhân tố quan trọng để nghiên cứu cơ
cấu kinh tế và được Liên Hợp Quốc khuyến nghị các nước thực hiện. Trước khi
xem xét tài khoản sản xuất Việt Nam 2005 phân theo khu vực thể chế, chúng ta
sẽ tìm hiểu khu vực thể chế là gì và tại sao lại cần nghiên cứu cơ cấu kinh tế
theo khu vực thể chế.
1. Nội dung phân loại theo khu vực thể chế.
Để phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa các đơn vị trong hoạt động
kinh tế, hệ thống SNA đã chia các đơn vị theo khu vực thể chế. Sự phân loại
này xét theo các tiêu chí:
1. Nguồn vốn hoạt động
2. Lĩnh vực hoạt động
3. Mục đích hoạt động
4. Tư cách pháp nhân
5. Đơn vị thường trú
Theo những tiêu chí này, hoạt động kinh tế của một quốc gia được chia
làm sáu khu vực thể chế:
1. Khu vực Nhà nước
2. Khu vực phi tài chính
3. Khu vực tài chính
4. Khu vực hộ gia đình
5. Khu vực vô vị lợi
6. Khu vực nước ngoài
Theo nguồn vốn được xem xét: Vốn hoạt động do ngân sách nhà nước
cấp hay từ các nguồn khác. Nếu nguồn vốn hoạt động từ ngân sách nhà nước
thì xếp vào khu vực Nhà nước. Khu vực này bao gồm các đơn vị quản lý nhà

Trước tiên sự cần thiết phải nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực thể
chế xuất phát từ mục đích so sánh quốc tế. Việc chúng ta chuyển từ việc sử
dụng hệ thống MPS sang sử dụng hệ thống SNA trong nghiên cứu kinh tế vĩ
mô là do so sánh quốc tế đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc
tế trong việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, do vậy tiêu chí đánh giá
khu vực thể chế là cần thiết.
Thứ hai, việc phân loại theo khu vực thể chế cho thấy mục đích phân
loại không phải là vấn đề sở hữu yếu tố sản xuất mà là các khu vực hoạt động
trong toàn bộ nền kinh tế, từ đó nó cho thấy mối quan hệ trong quá trình hoạt
động của các khu vực này. Chúng ta đã thừa nhận kinh tế thị trường vì vậy
phải tôn trọng cơ chế hoạt động của nó. Điều quan trọng trong cơ chế thị
trường không còn là vấn đề sở hữu như trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung
mà là hiệu quả của quá trình hoạt động cũng như mối quan hệ giữa các khu
vực hoạt động của nền kinh tế. Điều này khó có thể nghiên cứu và nhận thấy
được khi nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo ngành và thành phần kinh tế. Chẳng
hạn: Nếu khu vực thể chế phi tài chính là khu vực sản xuất vật chất, tạo ra chủ
yếu thu nhập cho xã hội thì khu vực tài chính có chức năng đảm bảo về mặt
giá trị cho nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì để khu
vực tài chính đáp ứng được khả năng đảm bảo về mặt giá trị cho nền kinh tế
thì thu nhập của khu vực này trong tổng thu nhập của nền kinh tế ít nhất phải
là 3%. Nếu như tỉ trọng của khu vực này của chúng ta là nhỏ hơn 3%, thì phải
có những chính sách thúc đẩy hoạt động của khu vực này. Hoặc là, nếu tỉ
trọng của khu vực khu vực hộ gia đình quá cao thì cũng thể hiện tính chất sản
xuất nhỏ của nền kinh tế…
Tóm lại, bên cạnh yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực thể chế
thì các phân loại này cũng giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về bản
chất hoạt động của nền kinh tế. Nhất là đối với các nhà hoạch định chính sách
thì việc nghiên cứu kinh tế theo khu vực thể chế rất cần thiết bên cạnh việc
nghiên cứu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế.

cao. Điều này nói lên tính chất nhỏ lẻ, manh mún của nền kinh tế.
Trong những năm qua tỷ trọng khu vực này thường xoay quanh tỷ lệ
37-40% (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Như vậy, nền kinh tế Việt
Nam đang chuyển dịch một cách tích cực từ quy mô nhỏ lẻ sang quy
mô lớn hơn.
 Xét toàn bộ nền kinh tế thì tỷ trọng IC/GO đã giảm từ 51.6% năm
2001 xuống còn 50.0% năm 2005. Qua đó, ta thấy tỷ trọng chi phí
trung gian đã giảm và giá trị gia tăng lên. Đây cũng là một xu hướng
tốt cho nền kinh tế, thể hiện chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
II. PHÂN TÍCH QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước thế giới, là
thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP trong một thời
gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh
tế, sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh
tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
1.Về quy mô tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước từ 2000-2005
Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP (giá so sánh) 273,7 292,5 313,2 336,2 362,4 393,0
GDP (giá hiện hành) 441,6 481,3 535,7 613,4 715,3 839,2
(Nguồn: niên giám thống kê2006)
Từ bảng số liệu trên cho thấy: GDP năm sau luôn cao hơn năm trước,
năm 2005 GDP theo giá hiện hành gấp 1,9 lần so với năm 2000, gấp đôi so
với năm 1995; nếu tính theo giá so sánh, con số này cũng đạt 1,44 lần. Điều
này chứng tỏ quy mô nền kinh tế ngày càng tăng.
Năm 2005 GDP theo giá hiện hành đạt 839,2 tỷ đồng, bình quân đầu

phải đương đầu với những khó khăn và thiệt hại không thể lường trước như
dịch cúm gia cầm và giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, nhưng với sự
chỉ đạo điều hành nhạy bén và quyết liệt của Chính phủ, tăng trưởng vẫn đạt
7,79%. Kết quả này có phần vượt trên cả dự báo của nhiều chuyên gia, bởi
chỉ riêng dịch cúm gia cầm mấy tháng đầu năm đã gây thiệt hại cho nền kinh
tế vào khoảng gần 2% GDP.
Nền kinh tế giữ được mức tăng trưởng tương đối cao như vậy, trước hết
là nhờ sản xuất công nghiệp liên tục phát triển, GDP công nghiệp tăng
10,22%; GDP dịch vụ tăng 7,26%. Cũng trong năm 2004, vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội cho phát triển kinh tế đạt 192,2 nghìn tỷ đồng trong đó đầu
tư cho công nghiệp và xây dựng chiếm 44,6%. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch
xuất khẩu trong năm tăng 31,5% - cao nhất trong cả thời kì 2001-2005 đạt
26,5 tỷ USD.
- Năm 2005 là năm đánh dấu bước chuyển biến mới và toàn diện trong
toàn nền kinh tế; các chủ trương, chính sách lớn đề ra tạo ra động lực mới,
đồng thời kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 326 nghìn tỷ, cao nhất
trong thời kì 2001-2005 trong đó vốn đầu tư của dân cư và tư nhân là 107,6
nghìn tỷ, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2001 (42,6 nghìn); vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt 53,0 nghìn tỷ, cao hơn hẳn so với các năm trước. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 8,43%, vượt xa con số 7,79% của năm 2004. Đây là năm có
tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua kể từ 1997.
Nhìn chung trong 5 năm (2001-2005) nền kinh tế nước ta tăng trưởng
khá nhanh và bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm là 7,51%,
đạt mục tiêu đề ra.Trong bối cảnh hết sức khó khăn ở cả trong và ngoài nước,
tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng lên qua các năm và cao hơn 5 năm
trước (1996-2000) 0.6 điểm% là một thành tựu lớn (tốc độ tăng GDP bình
quân của giai đoạn 1996-2000 là 6.9%).
Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nước ta không những tăng trưởng
tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công

tốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà
còn đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và
thế giới
So sánh tốc độ tăng GDP của Việt Nam và các nước
Đơn vị: %
Tên nước Tốc độ tăng GDP
Trung Quốc 8.5
Việt Nam 7.5
Hàn Quốc 5.5
Thái Lan 5.0
Malayxia 5.0
Indonexia 4.6
Philipin 4.5
Xingapo 4.1
(Theo số liệu của WB và ESCAP)
Từ bảng số liệu ta dễ thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh
tế đứng thứ hai sau Trung Quốc, vượt xa so với các nước còn lại.
Kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá nhanh là điều kiện đảm
bảo nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân - thước đo quan trọng để đánh
giá thành công của một nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều
so với tốc độ tăng dân số (khoảng 1.3-1.4 %), nhờ đó GDP bình quân đầu
người cũng tăng lên rõ rệt, từ 412.9 USD năm 2001 lên 637.3 USD năm 2005,
đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Mặc dù mức thu nhập của Viêt Nam còn thuộc nhóm các nước có thu
nhập thấp, nhưng trong thời gian qua mức thu nhập bình quân của Việt Nam
đã vượt qua mức thu nhập bình quân của 60 nước trong nhóm này. Năm 1991
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 200 USD, chỉ bằng 53.6 % so
với mức thu nhập bình quân của 60 nước, thì đến năm 2005 thu nhập của
Việt Nam là 600 USD, bằng 120 % mức thu nhập bình quân 500 USD của các
nước kể trên.

nhanh tri thức về công nghệ và quản lý. Liên quan đến đội ngũ tri thức lao
động, một tiền năng lớn là số đông người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng
lãnh đạo về công nghệ quản lý và kinh doanh, nếu được tạo điều kiện để họ
đóng góp vào xây dựng đất nước sẽ tạo ra một lưc lượng sản xuất lớn. Ước
tính có khoảng 500 nghìn người có trình độ đại học hoặc trên đại học trong số
hơn 3 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài.
Việt Nam còn có nhiều tài nguyên nông sản, thủy sản, khoáng sản có vị
trí địa lý thuận lợi. Thêm vào đó sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam
cũng là một tiềm năng lớn, văn hóa Việt Nam rất dễ hòa đồng với các nước
khác. Việt Nam có dân số đông nhưng người Việt Nam không có sự khác biệt
lớn về tôn giáo, ngôn ngữ. Chính tiềm năng này mà các công ty đa quốc gia,
công ty Nhật Bản đã xem Việt Nam là mục tiêu hấp dẫn trong tương lai.
4. Hạn chế và bất cập.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, diễn biến và thực trạng
kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 cho thấy nền kinh tế nước ta đang tồn tại
nhiều hạn chế và yếu kém, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau:
a. Nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh
thấp và chứa đựng nhiều mặt mất cân đối.
Những năm 2001-2005 vừa qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng bình
quân mỗi năm 7,51% là một thành công, nhưng do xuất phát điểm thấp nên
quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, nguy cơ tụt hậu lớn, giá trị tăng thêm của
1% tăng lên không cao và do vậy đến nay nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách
các nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Thu nhập
Thấp =<765
Trung bình thấp 766-3035
Bình quân cao 3036-9385
Cao >=9386
(Đơn vị: USD/người/năm)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status