Tiểu luận môn SNA hệ thống tài khoản quốc gia - cơ cấu theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 - Pdf 66

Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
PHẦN I
TÀI KHOẢN SẢN XUẤT VIỆT NAM NĂM 2005
PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
I. Định nghĩa và vai trò của tài khoản sản xuất:
1. Định nghĩa:
Tài khoản sản xuất là tài khoản phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân trong thời kì 1 năm. Tài khoản cũng phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất của từng bộ phận trong tổng thể nền kinh tế: các khu vực thể chế, các
ngành, các thành phần kinh tế.
2. Vai trò:
- Là cơ sở để nghiên cứu sự biến động về quy mô, tốc độ và các quan hệ tỉ lệ
cơ bản của nền kinh tế: quan hệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các khu vực
thể chế, quan hệ giữa chi phí trung gian và giá trị gia tăng…
- Là cơ sở để tính các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; qua đó đề xuất các chủ trương, chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến sản
xuất.
II. Tài khoản sản xuất Việt Nam năm 2005, phân theo thành phần kinh tế:

Đây là bảng tài khoản sản xuất năm 2005 phần theo thành phần kinh tế tính
theo giá hiện hành mà 2 nhóm đã tính toán và thống nhất với nhau dựa trên số liệu
của tổng cục thống kê:
Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
Tài khoản sản xuất Việt Nam 2005
(giá hiện hành)
Đơn vị: tỉ đồng
Sử dụng
VA IC
Phân loại nền kinh tế

hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò là nền tảng”, thành phần
kinh tế Nhà nước chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng gía trị sản xuất, gần 40%.
Thành phần kinh tế tập thể được Đảng nhận định một thành phần cùng đồng hành
và hỗ trợ cho kinh tế nhà nước lại không phát huy hiệu quả. Biểu hiện ở chỗ tỉ lệ
đóng góp của thành phần này vào tổng giá trị sản xuất rất thấp, dưới 10%.
Ngoài ra dễ dàng nhận ra sự đóng góp rất lớn của thành phần kinh tế cá
thể, một tỉ lệ xấp xỉ với thành phần kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy nền kinh
tế nước ta vẫn mang tính nhỏ lẻ và manh mún. Trong khi đó, hai thành phần còn
Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
lại là kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là năng
động và có triển vọng nhất lại chiếm tỉ lệ khá thấp, dưới 20%. Chứng tỏ ở giai
đoạn này, việc thu hút đầu tư cũng như việc khuyến khích sự hoạt động các
doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Tài khoản sản xuất năm 2005 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về nền
kinh tế Việt Nam năm 2005 dưới góc độ các thành phần kinh tế. Và phần phân
tích cụ thể về các thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2005 sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
PHẦN 2
PHÂN TÍCH CỤ THỂ
A. PHÂN TÍCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀO TĂNG TRƯỞNG :

Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Trong giai đoạn 2001- 2010 thì kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là bước phát
triển quan trọng nhằm: “Tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững ổn định và cải thiện
đời sống nhân dân, đẩy mạnh cung cầu thị trường theo hướng công nghiệp hoá- hiện

TPKT có vốn đầu tư
nước ngoài
66212 73697 887440 108256 134166
Tổng cộng 481295 535762 613443 715307 839211

Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : %
TPKT / Năm 2001 2002 2003 2004 2005
TPKT nhà nước 38.40 38.38 39.08 39.10 38.40
TPKT tập thể 8.06 7.99 7.49 7.09 6.81
TPKT tư nhân 7.95 8.30 8.23 8.49 8.89
TPKT cá thể 31.84 31.57 30.73 30.19 29.91
TPKT có vốn đầu
tư nước ngoài
13.76 13.76 14.47 15.13 15.99
Tổng cộng 100 100 100 100 100

Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế theo giá so sánh
Đơn vị :%
Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
TPKT/ năm 2001 2002 2003 2004 2005
TPKT nhà nước 7.44 7.11 7.65 7.75 7.37
TPKT tập thể 3.24 4.91 3.43 3.83 3.82
TPKT tư nhân 13.43 12.92 10.2 12.3 14.01
TPKT cá thể 5.49 6.07 6.06 6.21 7.49
TPKT có vốn đầu
tư nước ngoài
7.21 7.16 10.52 11.51 13.22
Nền kinh tế 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44

• Tổ chức lại các công ty mẹ, công ty con
• Thành lập các tập đoàn kinh tế, giảm dần sự bao cấp của nhà nước.
Nhờ quá trình đổi mới lại doanh nghiệp đặc biệt là quá trình cổ phần hoá (bao
gồm cổ phần hoá từng phần hoặc toàn bộ) đã làm tỷ trọng của thành phần kinh tế
nhà nước trong GDP giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ giảm này không đáng kể do các
doanh nghiệp được cổ phần chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn không hiệu
quả, các doanh nghiệp lớn chưa được cổ phần. Hơn nữa số lượng doanh nghiệp
được cổ phần còn nhỏ (năm 2005 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần chỉ chiếm
10 %).
Kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng xấp xỉ tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, tuy nhiên đây vẫn là 1 tốc độ tăng trưởng không cao so với tỷ trọng cao
nhất trong GDP của nó, so với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và sự đầu tư to lớn
của nhà nước (năm 2004 có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng chỉ là 7,75%).
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả,
đầu tư vốn không hợp lý, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu (thường lạc hậu
từ 3-5 năm), các doanh nghiệp có công nghệ mới thì thường không đồng bộ hoặc
không hoạt động hết công suất, nguồn nhân lực thì thiếu, chưa thực sự cải cách
trong hoạt động và quản lý.
Trong các năm tới, chúng ta cần tận dụng triệt để các thế mạnh về vốn, cơ sở
vật chất, lao động … để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế nhà
nước, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Hệ thống tài khoản quốc gia
__________________________________________________
2. Thành phần kinh tế tập thể:
Đây là thành phần kinh tế ngoài nhà nước, là hình thức liên kết tự nguyện
giữa những người lao động. Thành phần này có rất nhiều hình thức hoạt động trong
đó hợp tác xã là nòng cốt. Theo nhà nước kinh tế tập thể là một nội dung quan trọng
trong chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trong thời gian tới, hợp tác xã
là một chủ thể quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động của các hợp
tác xã phải xác định lợi ích kinh tế làm trọng tâm nhằm đảm bảo khả năng tồn tại,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status