Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam - Pdf 30

Chương I
LÝ THUYẾT LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I. Lạm phát
1, Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỷ lệ lạm phát:là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá
chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:

Gp(%)=
%100
0
01
×

Ip
IpIp
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu
Ip0 là chỉ số giả cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh
2, Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát
dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn
định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không
tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng
lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ
trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu
nhập ổn định, ít rủi ro.
• Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hoặc

Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác
như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất…
II. Thất nghiệp
1, Khái niệm
- Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được
việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng
số lực lượng lao động xã hội.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp
u =
L
U
=
fs
s
+
trong đó: U là số người thất nghiệp
L là lực lượng lao động
s là tỷ lệ mất việc
f là tỷ lệ tìm được việc
2, Phân loại thất nghiệp
2.1: Theo loại hình thất nghiệp
• Thất nghiệp chia theo giới tính.
• Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2.2: Theo lý do thất nghiệp
• Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh
doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
• Bỏ việc: người lao động tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan.

=
%100
1
1
×

−−
GDPt
GDPtGDPt
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn
bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng
kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc bằng số tương
đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời
kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hoặc kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng
trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền
kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.
+Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với
thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.
+Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.Các công cụ phản ánh
Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP –
một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế .
Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng
trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của
tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian
của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn

- Thứ ba : cho đến nay, xương sống của nền kinh tế Việt Nam vẫn là các doanh
nghiệp. Những doanh nghiệp này đóng góp 37% vào ngân sách nhà nước. Việc
làm ăn của nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng năm nhà nước phải bù lỗ, bù giá
quá lớn chiếm gần 40% tổng số thu chi cho ngân sách.
- Thứ tư : môi trường đầu tư chậm cải tiến, tích luỹ ở trong nước còn ở mức
thấp. Đầu tư nhũng công trình có vốn lớn, thời gian thi công kéo dài qua sức
chịu đựng của nền kinh tế trong khi đó nguồn thu hạn hẹp, thất thu lớn. Tình
hình đó làm cho nguồn tài chính quốc gia bị thâm hụt, không còn cách nào khác
nhà nước buộc phải in tiền giấy bù đắp và đã gây ra lạm phát.
- Thứ năm : nguyên nhân từ cơ chế kinh tế độc quyền, cơ chế quan liêu bao cấp
nặng nề. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế. Các quan
hệ tiền tệ không phát huy một cách đầy đủ tác dụng kích thích, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
Cùng với những yếu kém của nền kinh tế, chúng ta còn đứng trước tác động
mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang lan rộng trong khu vực.
Bảng chỉ số lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 1998-2008:
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Lạm
phát
5.8 4.8 6.8 6.8 7.0 7.3 7.6 8.5 8.17 8.5 6.36
Tăng
trưởng
9.2 4.2 -1.6 -0.4 4.0 4.3 7.8 8.4 6.6 8.8 19.89
Nguồn ADB
Thời kỳ 1999-2002: là thời kỳ lạm phát ở mức rất thấp thậm chí là thiểu phát.
Thời kỳ này tốc độ tăng trưởng cũng rất thấp. Năm 1998-1999 tốc độ tăng trưởng
giảm xuống mức dưới 6% là mức đáng lo ngại đối với một nền kinh tế có tốc độ
tăng dân số 2% một năm, tỷ lệ tăng năng suất lao động 5-7% và tỷ lệ thất nghiệp
là 7%. Nguyên nhân chủ yếu của thời kỳ này là do chính sách thắt chặt tiền tệ và
cuộc khủng hoảng tài chính.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status