Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - Pdf 68

Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ
nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
I. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới.
Sự phát triển trong thời gian tới (10 năm) sẽ theo hướng tăng tốc,
hiện đại, chất lượng, hiệu quả và bền vững như trong quan điểm phát
triển chiến lược đã đề cập.
Theo các nghiên cứu đều có chung một dự báo là: sau 10 năm
nữa đên năm 2020, tổng GDP sẽ gấp khoảng 2,5 – 3 lần so với năm
2010, với sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%; trong đó công
nghiệp khoảng 40 – 45%, nông nghiệp không lớn hơn 10%
Sự phát triển đồng đều, có chất lượng của các lĩnh vực kinh tế
đều có sự tác động của các yếu tố tích cực từ bối cảnh kinh tế quốc tế và
từ nội bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại và hợp lý sẽ
được hình thành; phát huy được thế mạnh của đất nước, từng bước sẽ
vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Trong lĩnh vực công nghiệp theo xu hướng phát triển của khoa
học và công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp hiện đại sẽ từng
bước thay thế các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là trong các
lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật
liệu mới, công nghệ thông tin…Các ngành công nghiệp hướng về xuất
khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,
thuỷ hải sản sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt các ngành
công nghệ cao sẽ trở thành những ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều
vốn đầu tư trong tương lai. Tỷ trọng sản lượng công nghiệp được sản
Trương Thị Hồng 1 Lớp KTPT47B
xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội tăng lên, các ngành công
nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng.
Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật,

bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt
Nam nêu ra ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế VN hướng tới năm 2020
như sau:
- Nhóm 1: gồm các tiêu chí về tăng trưởng vĩ mô. Các tiêu chí này
phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước.
- Nhóm 2: gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội.
Tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình
quân đầu người.
- Nhóm 3: gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế.
Từ các nhóm tiêu chí trên càn đề ra các tiêu chí định lượng cần
đạt tới vào năm 2020. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực,
GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất
hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia
và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức
hai con số.
Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà
VN cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau: GDP 180 – 200 tỷ
USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2011 – 2020 là 9,2 –
Trương Thị Hồng 3 Lớp KTPT47B
10%. GDP bình quân đầu người: 1.800 – 2000 USD. Tốc độ tăng
trưởng bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9 – 8,6%.
II. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ.
1. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới.
Xu hướng phát triển chung của thế giới trong hiệ tại và tương lai
là hướng đến nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học kỹ thuật là lực
lượng sản xuất trực tiếp. Chúng ta cần ý thức sâu sắc trước kinh nghiệm
về sự phát triển của một số nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc cho thấy các nước đều phát triển những ngành kinh

R&D xấp xỉ 11.4% được xác định gồm: Công nghệ hàng không vũ trụ;
tin học và thiết bị văn phòng; Điện tử và cấu kiện điện tử; Dược phẩm;
Chế tạo khí cụ; Chế tạo thiết bị điện. Việc đầu tư công nghệ cao thực tế
đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các nước công nghiệp phát triển.
Vì vậy có một xu hướng hiện nay là các nước phát triển chuyển giao
cho các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng có công nghệ không
phức tạp và lãi suất không cao, khi tận dụng ưu thế nhân công rẻ ở
những nước này. Các nước phát triển qua đó được giải phóng để tập
trung phát triển các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, lãi suất lớn.
2. Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển.
Xu hướng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất một số mặt
hàng được giải phóng từ các nước phát triển. Đầu tư nước ngoài đồng
thời cũng là chỗ dựa cho sự phát triển ban đầu của công nghiệp ĐT, TH,
TĐH, nhằm taọ nền móng cho công việc, thị trường, chuyển dần sang
lao động kỹ thuật,…Giai đoạn này đã từng kéo dài vài chục năm và vẫn
diễn ra ở các nước trong khu vực.
Trương Thị Hồng 5 Lớp KTPT47B
Các nước có trình độ sản xuất không cao cũng có khuynh hướng
tăng giá trị sản xuất mặt hàng công nghệ cao. Tìm kiếm một lối đi cho
riêng mình để len chân vào thị trường thế giới.
2. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công
nghệ của Việt Nam.
2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là:
- Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực
tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng không ngừng
phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ

thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân;
nghiên cứu vấn đề Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng trong điều kiện
nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
- Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham
khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về
mô hình và các giải pháp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở
nước ta
- Nghiên cứu vấn đề lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ
thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thới
đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
Trương Thị Hồng 7 Lớp KTPT47B
đạo đức mới, làm chỗ dựa cho giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách
mạng, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự
cường của nhân dân ta. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh
cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học
và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới.
- Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự…của
các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái
Bình Dương.
2.2.2 Khoa học tự nhiên
Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực
khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hóa học, sinh học,
các khoa học về trái đất và biển…) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử
dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh
thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng
lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển

hàng năm khoảng 10%
Xây dựng Đề án “ Bản đồ công nghệ Việt Nam và nguồn công
nghệ thế giới”
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đến năm 2010 đạt tỷ lệ
40% tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế và đến năm
2020 đạt khoảng 75 – 80%
Tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN để
sớm hình thành lực lượng doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới và sáng
Trương Thị Hồng 9 Lớp KTPT47B


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status