Tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA, CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÁ CHUỐI LÀM THỨC ĂN CHO DÊ - Pdf 10

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 221-228…

221

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĂN VÀO, TỈ LỆ TIÊU HÓA,
CÂN BẰNG NI-TƠ VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÁ CHUỐI
LÀM THỨC ĂN CHO DÊ
Nguyễn Hữu Văn

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu vuông latinh gồm có 4 dê, 4 khẩu phần ăn là A
(LC): chỉ cho ăn lá chuối; B (LC–RUK): LC có bổ sung thêm RUK (là hỗn hợp Rỉ
mật+Urê+Khoáng, với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể); C (LC–SLK): LC có bổ sung
thêm sắn lát khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo vật chất khô ); D (LC–
RUK–SLK): LC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể) và sắn lát
khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể tính theo chất khô). Khi dê được cho ăn khẩu
phần hoàn toàn lá chuối thì chúng thu nhận được một lượng khoảng 2,62% tính theo DM so
với khối lượng cơ thể. Nhưng khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc
cả RUK và sắn lát khô thì lượng ăn vào tăng lên, tương ứng là 2,98; 2,83; và 2,87% tính
theo DM so với khối lượng cơ thể. Tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, và CP ở dê khi cho ăn khẩu
phần hoàn toàn lá chuối lần lượt là 62,0; 64,6; và 59,1%. Tỉ lệ tiêu hóa các thành phần dinh
dưỡng này được nâng cao khi dê được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc
cả RUK và sắn lát khô. Ở dê chỉ được cho ăn lá chuối thì lượng N thải ra theo phân chiếm tỉ
lệ 40,8%, thải ra qua nước tiểu chiếm tỉ lệ 40,6%, và còn lại cho tích lũy chiếm tỉ lệ 18,5%
so với lượng thu nhận. Khi được bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn lát khô, hoặc cả
RUK và sắn lát khô thì tỉ lệ N thải ra theo phân và nước tiểu có xu hướng giảm, ngược lại tỉ
lệ N tích lũy tăng đáng kể (p<0,05).

có 4 dê, 4 khẩu phần ăn, tiến hành qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm có 12 ngày, trong
đó: 7 ngày đầu cho gia súc làm quen với khẩu phần ăn mới và tiếp theo là 5 ngày thu
mẫu.
Lá cây chuối tiêu (Musa acuminata) được lấy từ cây chuối sau thu hoạch, rọc
lấy phần lá còn phần cọng bỏ đi. Sắn lát khô được thái lát dày khoảng 5mm, phơi khô,
bảo quản trong bì nilon. Hỗn hợp rỉ mật, urê và khoáng (RUK) được phối trộn đều theo
công thức sau: 2,7kg rỉ mật + 1,3kg nước + 3,3kg cám gạo + 1,3kg urê + 0,3kg
Diammonium phosphate + 0,5kg muối ăn + 0,5kg vôi + 0,1kg lưu huỳnh. Kết quả phân
tích thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này được trình
bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm
Loại thức ăn

Chỉ tiêu
Lá chuối sau thu
hoạch
Sắn lát khô
Hỗn hợp rỉ mật,
urê và khoáng
DM (%) 25,61 86,53 76,12
OM (% DM) 91,35 97,25 78,33
CP (% DM) 11,18 4,19 44,24
EE (% DM) 5,72 0,33 2,83
NGUYỄN HỮU VĂN 223
NDF (% DM) 55,8 7,95 13,55
Ash (% DM) 8,65 2,75 15,10
GE (Kcal/kg DM) 4385 4011 2627
Bốn khẩu phần ăn được thí nghiệm như sau: A (LC): chỉ cho ăn lá chuối; B (LC–
RUK): LC có bổ sung thêm RUK (với lượng là 2g/kg khối lượng cơ thể dê); C (LC–
SLK): LC có bổ sung thêm sắn lát khô (với lượng bằng 1% khối lượng cơ thể dê tính

Tổng lượng 393 447 437 431
-
224 Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa, cân bằng ni-tơ…
(kg DM/con/ngày)
- OM (g) 359 405 406 398 -
- CP (g) 43,9 57,2 40,0 46,5 -
Tỉ lệ DM ăn vào so với P
cơ thể dê (%)
2,62 2,98 2,93 2,87 0,205
Kết quả theo dõi lượng ăn vào của dê đối với các loại khẩu phần được trình bày
ở bảng 2. Khi dê chỉ được ăn lá chuối thì lượng ăn vào bình quân là 1329 g/ngày, qui
đổi ra vật chất khô là 393 g/ngày, tương đương với 2,62% so với khối lượng cơ thể tính
theo chất khô. Mức ăn vào này là trung bình so với công bố của các tác giả khác.
Devendra và McLeroy (1982) cho biết các giống dê thịt ở vùng nhiệt đới thường thu
nhận thức ăn với lượng hiếm khi vượt quá 3% so với khối lượng cơ thể tính theo chất
khô. Ví dụ dê Jumnapari (Ấn độ) ăn vào mức 3,1%, nhưng dê Katjang (Malaysia) ăn
vào với lượng từ 2,2 - 2,8% tùy theo chất lượng cỏ, so với khối lượng cơ thể.
Khi được bổ sung thêm hỗn hợp rỉ mật, urê và khoáng (RUK) với lượng 2g/kg
thể trọng thì tổng lượng ăn vào bình quân của dê tăng thêm 9,8% (từ 1329 g/ngày lên
1459 g/ngày), qui đổi ra vật chất khô là 447 g/ngày. Điều này chứng tỏ hỗn hợp RUK,
có chứa các loại carbohydrates dễ lên men, urê và khoáng bổ sung, tuy với lượng nhỏ
nhưng đã có tác dụng làm tăng tính ngon miệng và khả năng thu nhận lá chuối của dê.
Nhờ đó mà lượng thu nhận bình quân so với thể trọng dê tăng từ 2,62% lên 2,98% tính
theo chất khô.
Khi được bổ sung thêm sắn lát khô hoặc hỗn hợp RUK + sắn lát khô thì lượng
thu nhận lá chuối giảm đi, kéo theo tổng lượng ăn vào giảm nhưng do hỗn hợp RUK và
sắn lát khô đều có hàm lượng chất khô cao nên tổng thu nhận chất khô/con/ngày cũng
như tỉ lệ phần trăm thu nhận so với khối lượng cơ thể tính theo chất khô vẫn cao hơn so
với khi dê chỉ được cho ăn lá chuối và tương đương với khi dê được cho ăn lá chuối có
bổ sung hỗn hợp RUK.

làm thay đổi đáng kể tỉ lệ tiêu hóa DM so với chỉ bổ sung sắn lát khô (69,3% so với
71,7%). Tỉ lệ tiêu hóa OM cũng có xu hướng thay đổi tương tự tỉ lệ tiêu hóa DM.
Tỉ lệ tiêu hóa CP đã được cải thiện đáng kể (64,5% so với 59,1%) khi dê được
cho ăn khẩu phần B có bổ sung thêm RUK chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng rỉ mật,
urê và khoáng bổ sung để nâng cao khả năng lên men của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Tuy
nhiên, ở khẩu phần C có bổ sung thêm sắn lát khô, mức tăng tỉ lệ tiêu hóa không đáng
kể so với khẩu phần B và D. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể là do hàm lượng CP có
trong sắn lát khô thấp và khó tiêu hóa, mặt khác lượng CP thu nhận khi dê được ăn khẩu
phần C cũng ít (bảng 4).
Kết quả xử lý thống kê không cho thấy sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05), tuy
nhiên các kết quả trên cũng bước đầu phản ánh được xu hướng cải thiện về tỉ lệ tiêu hóa
một số thành phần dinh dưỡng khi dê được cho ăn lá chuối có bổ sung thêm hỗn hợp
RUK, hoặc sắn lát khô, hoặc bổ sung đồng thời cả hỗn hợp RUK và sắn lát khô.
3.3. Cân bằng nitơ ở dê được cho ăn các khẩu phần thí nghiệm
Số liệu bảng 4 cho thấy kết quả tính toán cân bằng N ở dê khi được cho ăn các
khẩu phần A, B, C, D .
226 Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa, cân bằng ni-tơ…
Bảng 4. Cân bằng N ở dê khi được cho ăn các loại khẩu phần
Thành phần
Khẩu phần
A B C D S.E.M
N thu nhận (mg/ngày) 7040
b
9146
a
6374
b
7434
ab
508

0,48
(Giá trị bình quân trên cùng một hàng có số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống
kê với P<0,05).
Ở dê chỉ được cho ăn lá chuối (khẩu phần A), lượng N thu nhận bình quân là
7040 mg/ngày, lượng thải ra theo phân là 2890 mg/ngày (chiếm tỉ lệ 40,8% so với lượng
thu nhận), lượng thải ra qua nước tiểu là 2838 mg/ngày (chiếm tỉ lệ 40,6% so với lượng
thu nhận), lượng còn lại cho tích lũy là 1312 mg/ngày (chiếm tỉ lệ 18,5% so với lượng
thu nhận). Kết quả này cho thấy nếu dê chỉ được ăn lá chuối vẫn có thể duy trì được
tăng trọng.
Từ kết quả phân tích ở bảng 4 thấy: Có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
về lượng N thu nhận khi dê được cho ăn khẩu phần B, có bổ sung hỗn hợp RUK một
mặt là nhờ lượng lá chuối ăn vào tăng thêm, mặt khác là trong hỗn hợp RUK có hàm
lượng N cao. Tuy nhiên lượng thu nhận N khi cho ăn khẩu phần C và D có xu hướng
giảm do sắn lát khô bổ sung có hàm lượng N thấp.
Mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng tỉ lệ N thải ra
theo phân có xu hướng giảm ở các khẩu phần có bổ sung thêm hỗn hợp RUK hoặc sắn
lát khô, hoặc bổ sung đồng thời cả hỗn hợp RUK và sắn lát khô. Tương tự tỉ lệ N thải ra
theo nước tiểu có xu hướng giảm dần theo thứ tự khi dê được ăn khẩu phần A, B, C, và
thấp nhất là khầu phần D.
Từ những thay đổi kể trên dẫn đến N tích lũy ở dê tăng lên có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) theo thứ tự khi dê được cho ăn khẩu phần A, B, C, D.
Từ kết quả thu được cho thấy lá chuối sau khi thu hoạch là nguồn thức ăn có giá
trị có thể làm thức ăn cho dê. Khi cho dê ăn khẩu phần chỉ có lá chuối lượng thu nhận
vật chất khô vẫn đảm bảo ở mức bình thường, tỉ lệ tiêu hóa DM, OM, CP cũng nằm
NGUYỄN HỮU VĂN 227
trong giới hạn trung bình của các loại thức ăn thô xơ và có cân bằng dương về N. Hiệu
quả sử dụng các thành phần dinh dưỡng và cân bằng N có xu hướng được cải thiện khi
dê được cho ăn lá chuối có bổ sung thêm hỗn hợp RUK, hoặc sắn lát khô, hoặc bổ sung
cả RUK và sắn lát khô.
4. Kết luận

228 Nghiên cứu xác định lượng ăn vào, tỉ lệ tiêu hóa, cân bằng ni-tơ…
[6]. Van Soest, P. J., J. B. Robertson and B. A. Lewis, Methods for dietary fiber, neutral
detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy
Sci. Vol.74, (1991), 3583-3597.
[7]. Viện chăn nuôi quốc gia, Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm
Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

STUDY ON THE DETERMINATION OF FEED INTAKE, DIGESTIBILITY,
NITROGEN BALANCE AND THE IMPROVEMENT OF UTILISATION
VALUE OF BANANA LEAVES AS FEEDS FOR GOAT
Nguyen Huu Van

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. The experiment was a 4x4 latin square design with 4 rations named A (LC):
banana leaves; B (LC-RUK): LC supplemented with RUK (a mixture of molasses, urea,
and minerals, 2g/kg body weight); C (LC-SLK): LC supplemented with dry chopped
cassava (1% body weight in DM); and D (LC-RUK-SLK): LC supplemented with RUK
(2g/kg body weight) and dry chopped cassava (1% body weight in DM). When goats were
only fed with banana leaves, their feed intake was 2,62% of body weight in DM. But when
they were supplemented with RUK or dry chopped cassava or both RUK and dry chopped
cassava, their feed intake increased respectively by 2,98; 2,83; 2,87% of body weight in
DM. Digestibility of DM, OM, and CP in goats fed with only banana leaves was 62,0; 64,6;
và 59,1%. The digestibility of those DM, OM, and CP increased when the goats were
supplemented with RUK or dry chopped cassava or both RUK and dry chopped cassava. In
the goats only fed with banana leaves, the nitrogen excreted in feace was 40,8%, in urine
was 40,6%. The retention was only 18,5% in comparision with the nitrogen intake. When
they were supplemented with RUK or dry chopped cassava or both RUK and dry chopped
cassava, the nitrogen excreted in feace and in urine tended to decrease while the nitrogen
retention significantly increased (p<0,05).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status