Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh hóa - Pdf 10

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
TMCP : Thương mại cổ phần
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
CVKH : Chuyên viên khách hàng
CVĐG : Chuyên viên định giá
CV KS & HTKD : Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh
ĐGTS : Định giá tài sản
ĐGTSBĐ : Định giá tài sản bảo đảm
MB : Mẫu biểu
CCA : Trung tâm kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh
CV QLCT : Chuyên viên quản lý chứng từ
KSV : Kiểm soát viên
VNĐ : Việt Nam đồng
QSD : Quyền sử dụng
QSH : Quyền sở hữu
GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GCNQSH : Giấy chứng nhận quyền sở hữu
UBND : Ủy ban nhân dân
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Nguyễn Thanh Ngọc


toàn với mảng kinh doanh, giúp cho ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an
toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Tuy nhiên, một
thực tế là việc định giá BĐS thế chấp vẫn thường diễn ra tình trạng bất cập trong công
tác tổ chức định giá khiến cho việc xác định giá trị của BĐS, việc xây dựng khung giá
đất thị trường thường không sát với giá trị thực của BĐS… bên cạnh đó việc áp dụng và
mở rộng các phương pháp định giá đôi khi cũng chưa được linh hoạt, điều đó đã gây ra
tình trạng khiếu nại của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp yêu cầu tái thẩm định ngày
càng phổ biến khi mà nhu cầu sử dụng vốn ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và
tiêu dùng.
Từ sự bất cập trong công tác tổ chức định giá, việc áp dụng các phương pháp
thẩm định còn chưa được linh hoạt, việc khiếu nại yêu cầu tái thẩm định còn phổ biến…

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
1
Chuyên đề tốt nghiệp
chính vì vậy việc nghiên cứu và phân tích công tác định giá BĐS thế chấp tại
Techcombank là cần thiết. Từ đó, nhằm đưa ra một số giải pháp để “Nâng cao chất
lượng hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng Techcombank”.
Mục tiêu nghiên cứu: Về mặt lý thuyết, làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động định giá
bất động sản thế chấp tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và phân tích thực trạng
hoạt động cho vay thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam –
Techcombank nhằm thấy được những mặt mạnh và cũng như những mặt còn hạn chế
của công tác định giá bất động sản thế chấp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động định giá bất động sản thế chấp.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động định giá bất động sản
thế chấp của Ngân hàng Techcombank tại khu vực Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh… Ngoài ra chuyên đề còn xem xét hoạt động thực

Việc phân loại thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã,
theo đó BĐS không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được
tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. BĐS bao gồm các công trình xây
dựng, mùa màng, cây trồng… và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với
đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ.
Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi BĐS gồm đất đai và
những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có
những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra “khu
vực giáp ranh giữa hai khái niệm BĐS và động sản”. Hầu hết các nước đều coi BĐS là
đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác
định bởi vị trí đất đai (Điều 517, 518 Luật dân sự Cộng hòa Pháp, Điều 86 Luật dân sự
Nhật Bản, Điều 130 Luật dân sự Cộng hòa Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật dân sự
Cộng hòa Liên bang Đức…) Tuy nhiên Nga quy định cụ thể BĐS là “mảnh đất” chứ
không phải là đất đai nói chung.
Mỗi nước lại có quan niệm rất khác nhau về những tài sản gắn liền với đất đai được
coi là BĐS. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt
khỏi cây là BĐS, nếu đã bứt khỏi cây thì được coi là động sản”. Tương tự, quy định này
cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ.
Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “BĐS là đất đai và những vật
gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự
Đức đưa ra khái niệm BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất đai.

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Ở nước ta, điều 181 của Bộ Luật Dân sự quy định: BĐS bao gồm: đất đai, nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình
xây dựng đó; các tài sản gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.

Chuyên đề tốt nghiệp
• Nhà ở, công trình gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình
xây dựng đó và các tài sản khác gắn liền với đất.
• QSD mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.
• Trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS có vật phụ, thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế
chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần BĐS có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc
tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận.
• Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu
các bên có sự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định và trường hợp tài sản thế
chấp được bảo hiểm thì khoản tiền thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp.
• Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Các hình thức thế chấp bất động sản
 Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng
Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó người đi vay (người thế chấp)
thỏa thuận chuyển quyền sở hữu (QSH) cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa
vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi người đi vay không thanh toán được nợ, ngân hàng
được quyền bán BĐS hoặc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà không cần thực
hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của tòa án.
Thế chấp công bằng (thế chấp thông thường) là hình thức thế chấp mà trong đó
ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD) hoặc sở hữu tài
sản để đảm bảo cho món vay. Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp
đồng, việc xử lý BĐS phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay
hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu có tranh chấp.
 Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai
Thế chấp thứ nhất là thế chấp tài sản để đảm bảo cho món nợ thứ nhất. Điều này
nghĩa là người đi vay sử dụng nhiều tài sản để đảm bảo cho nhiều khoản vay và thế chấp
cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại là thế chấp thứ nhất. Thế chấp thứ nhất có hai
trường hợp: thế chấp cho một bên vay và thế chấp cho nhiều bên vay dưới hình thức hợp

Nguyễn Thanh Ngọc


Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
6
Chuyên đề tốt nghiệp
- BĐS đó không có tranh chấp tức là BĐS không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết của mình.
- BĐS đó phải đảm bảo dễ chuyển nhượng.
1.3. Định giá bất động sản
1.3.1. Khái niệm định giá bất động sản
Theo Ông Greg Mc Namara, nguyên chủ tịch hiệp hội định giá tài sản Australia
(AVO): “Định giá giá trị BĐS là việc xác định giá trị của BĐS tại một thời điểm có tính
đến bản chất của BĐS và mục đích của định giá giá trị của BĐS đó. Do đó, định giá giá
trị BĐS là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà định giá BĐS thu thập
được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu định giá để hình thành
giá trị của chúng”.
Theo Giáo sư A.F. Milington - Chủ nhiệm khoa kinh doanh và kinh tế đất đai,
Trường Hawkerbury, New South Wales: Định giá có thể được định nghĩa là “nghệ thuật
bày tỏ quan điểm dưới dạng tính toán để đạt được một mối quan tâm cụ thể về một lĩnh
vực nhất định BĐS ở một thời điểm cụ thể”. Đây cũng là giai đoạn người định giá đưa
ra ý kiến của mình trong các mô hình toán, tìm kiếm tất cả các sự kiện liên quan đến lợi
ích BĐS và các lĩnh vực liên quan, xem xét tất cả các sự kiện này và sau cùng là đưa ra
các quan điểm cá nhân.
Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Chủ tịch hiệp hội định giá giá trị tài sản Quốc tế và
giám đốc công ty định giá tài sản Singapore: “Định giá giá trị BĐS là một nghệ thuật
hay khoa học về xác định giá trị của BĐS cho một mục đích cụ thể ở một thời điểm nhất
định, có tính đến các đặc điểm của BĐS và những nhân tố kinh tế tiềm ẩn trong thị
trường BĐS, bao gồm cả lĩnh vực đầu tư thay thế”.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị bất động sản thế chấp
Giá cả BĐS tuỳ thuộc một phần lớn vào quan hệ cung - cầu trên thị trường. Khi
cầu lớn hơn cung, giá BĐS thường bị đẩy cao lên; ngược lại, khi cầu thấp hơn cung, giá
BĐS có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
như những yếu tố xuất phát từ những khuyết tật của thị trường như “độc quyền”, “đầu
cơ”, “cạnh tranh không lành mạnh”... có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của Nhà
nước như: đầu tư của Nhà nước vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư (đường giao

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
8
Chuyên đề tốt nghiệp
thông, cấp và thoát nước, cấp điện...), tăng hoặc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp
kinh doanh địa ốc, áp dụng việc bán đấu giá tài sản BĐS thuộc sở hữu Nhà nước, chính
sách nhà ở cho người có thu nhập thấp...; có những yếu tố bắt nguồn từ tâm lý, thói quen
của người dân như: không muốn bán nhà đất do cha ông để lại, hoặc không thích ở nhà
chung cư, hoặc ham muốn có nhà nằm trên quốc lộ, tỉnh lộ... Có ba nhóm nhân tố tác
động ảnh hưởng đến giá BĐS nói riêng cũng như đối với BĐS nói chung, cụ thể là:
 Các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với bất động sản
Nhóm các yếu tố tự nhiên:
Vị trí của bất động sản: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS thế chấp mang lại
càng cao thì giá trị của BĐS thế chấp càng lớn. Mỗi loại BĐS luôn đồng thời tồn tại hai
loại vị trí: vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối. Xét trên phương diện tổng quát, cả hai vị trí
nói trên đều có vai trò quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp cụ thể, sự đóng góp vào giá trị chung của BĐS có thể khác nhau.
Những BĐS nằm tại trung tâm đô thị hay một vùng nào đó sẽ có giá trị lớn hơn những
BĐS nhà đất cùng loại nằm ở các vùng ven trung tâm (vị trí tương đối). Những BĐS
nằm ở ngã tư hay ngã ba, trên các trục giao thông quan trọng lại có giá trị cao hơn những
BĐS nằm ở vị trí khác (vị trí tuyệt đối). Việc xem xét đánh giá ưu thế về vị trí BĐS là

hợp với thị hiếu thì giá trị của nó sẽ cao hơn và ngược lại.
Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay
ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị BĐS thế chấp.
Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro tự nhiên: những BĐS nằm ở những vùng thường
hay bị các sự cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, khí hậu khắc nghiệt…) làm cho giá trị
BĐS giảm sút và ngược lại.
Nhóm các yếu tố kinh tế
Khả năng mang lại thu nhập từ BĐS: mức thu nhập hàng năm từ BĐS mang lại sẽ
có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị BĐS thế chấp.
Những tiện nghi gắn liền với BĐS: hệ thống điện, nước, vệ sinh, điều hòa nhiệt
độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất lượng càng tốt thì giá trị
BĐS càng gia tăng.
Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa BĐS.
Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường
Tính hữu dụng của BĐS.

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhu cầu loại BĐS trên thị trường.
 Các yếu tố pháp lý liên quan đến bất động sản
Tình trạng pháp lý của BĐS: xem xét mức độ hoàn chỉnh về pháp lý của BĐS thế
chấp, mức độ hoàn chỉnh càng cao thì giá trị BĐS càng lớn, trước hết cần nắm vững
những quy định của Nhà nước về nhà đất, đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính có liên quan
đến QSD đất. Các nội dung cần xem xét là:
Kiểm tra các loại giấy tờ liên quan đến BĐS thế chấp: GCNQSD đất hay giấy tờ xác
nhận QSD đất về nhà ở, giấy phép xây dựng hiện có,… Mục đích là nhằm xác định xem
lô đất đã hoàn chỉnh pháp lý về QSD đất hay chưa? Nếu chưa hoàn thiện thì phải hoàn

đất…
- Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS.
- Các chính sách thuế của Nhà nước đối với BĐS.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô
* Tình hình cung-cầu BĐS trong khu vực.
* Đặc điểm của những người tham gia thị trường BĐS trong khu vực.
* Các điều kiện của thị trường BĐS trong khu vực.
* Hiện trạng vùng lân cận (cơ sở hạ tầng như đường, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện,
thông tin liên lạc…).
* Mức độ tăng trưởng GDP hàng năm của vùng.
* Thu nhập bình quân hàng năm của người dân trong vùng (thuộc nhóm cao, trung bình
hay thấp) so với các vùng khác.
* Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của hệ thống tín dụng trong vùng.
* Số lượng các lô, thửa đất trống trong vùng.
* Mức giá bình quân các loại đất trong vùng.
* Tỷ lệ thuế và mức thuế suất.
* Mức độ lạm phát chung.
* Tình hình thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng trong vùng.
Các yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội cũng tác động lớn đến giá trị BĐS. Một khu vực mà mật độ dân số
đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng dân số cơ học thì giá trị BĐS nơi đó sẽ tăng lên do cân

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
12
Chuyên đề tốt nghiệp
bằng cung-cầu bị phá vỡ. Mặt khác, các yếu tố khác trong vùng như: chất lượng dịch vụ
y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề an ninh, tập quán, lối sống của người dân trong
vùng cũng có ảnh hưởng đến giá trị của BĐS. Tình trạng những người sống trong BĐS,

Giá trị của BĐS được hình thành bởi nhiều yếu tố tác động như giá trị sử dụng,
sự khan hiếm, nhu cầu có khả năng thanh toán… Khi nghiên cứu quá trình hình thành
giá trị, người định giá cần xem xét và vận dụng những quy luật và nguyên lý kinh tế liên
quan. Các nguyên tắc cơ bản người định giá viên cần tuân thủ khi định giá BĐS:
 Nguyên tắc sử dụng cao nhất tốt nhất
BĐS được coi là sử dụng cao nhất, tốt nhất nếu như BĐS đó đang được sử dụng một
cách hợp pháp cũng như cho thu nhập ròng lớn nhất hoặc có khả năng cho thu nhập ròng
trong tương lai là lớn nhất và có thể được tồn tại kéo dài nhất định, liên tục trong một
khoảng thời gian.
Sử dụng cao nhất tốt nhất được xem là một trong số các nguyên tắc quan trọng nhất
của định giá BĐS.
 Nguyên tắc cung – cầu
Nguyên tắc này cho rằng: Giá trị thị trường được xác định bằng sự tương tác của
cung và cầu. Khi lượng cung tăng lên mà lượng cầu không tăng hoặc giảm thì giá thị
trường sẽ giảm, khi lượng cung giảm mà lượng cầu không cùng tăng và cùng giảm thì
giá sẽ tăng hoặc giảm tùy theo tốc độ tăng, giảm của cung và cầu. Giá tăng khi tốc độ
tăng của cầu lớn hơn cung và ngược lại.
 Nguyên tắc thay đổi
Nguyên tắc này cho rằng, giá trị của một BĐS cụ thể không bao giờ giữ nguyên vì
các lực lượng tự nhiên, kinh tế, Nhà nước và pháp luật; xã hội và môi trường, luôn làm
thay đổi giá trị của BĐS, thay đổi môi trường của BĐS, thay đổi xu thế của thị trường
đối với loại BĐS đó như về quy mô đầu tư BĐS, chất lượng đầu tư BĐS… Sự thay đổi
là một quy luật khách quan, nó diễn ra liên tục và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người, việc ước tính giá trị thị trường hay định giá trên cơ sở giá thị trường tuy
chỉ có giá trị vào thời điểm định giá nhưng nó bao hàm phản ánh được cả xu thế tương
lai của BĐS. Nguyên tắc “thay đổi” luôn vận dụng kết hợp với nguyên tắc “dự báo”.
 Nguyên tắc thay thế

Nguyễn Thanh Ngọc



Địa chính 47
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người
tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh
hưởng tới giá trị.
Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự
kiến nhận được từ QSD BĐS của người mua.
 Nguyên tắc cân bằng
Sự cân bằng được thể hiện ở cân bằng giữa đất và công trình, giữa các bộ phận cấu
thành của công trình. Khi các yếu tố tạo ra BĐS đạt ở mức cân bằng sẽ đảm bảo cho giá
trị của BĐS ổn định lâu dài.
Bất cứ sự mất cân bằng nào xảy ra đều làm BĐS giảm giá trị.
Các yếu tố cấu thành của BĐS cần phải đạt được sự cân bằng để BĐS đạt được mức
hữu dụng cao nhất.
 Nguyên tắc ngoại ứng
Giá trị của BĐS chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nó. Ngược lại, giá trị của
BĐS khác cũng chịu tác động ngoại ứng của bản thân BĐS. Có hai loại ngoại ứng tác
động đến giá của BĐS. Đó là ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.
 Nguyên tắc thực tế
Dựa vào khả năng thực tế của BĐS có dự báo thay đổi nhưng không suy diễn.
Dựa vào tập quán, quan niệm thực tế trong mua bán, trao đổi (bớt giá khi thanh toán,
phương tiện thanh toán…).
Dựa vào kết quả thực tế đã được thị trường thừa nhận.
1.5. Phương pháp định giá bất động sản thế chấp
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để định giá BĐS:
* Phương pháp so sánh trực tiếp
* Phương pháp thu nhập
* Phương pháp chi phí

Phương pháp này đặc biệt thích hợp định giá cho những BĐS dân dụng, có tính
đồng nhất cao như: đất trống, các căn hộ chung cư, các dãy nhà phố liền kề được xây
dựng cùng một kiểu, các BĐS liền kề hoặc cùng khu vực, các BĐS thương mại - dịch
vụ, tức là các BĐS thường được giao dịch phổ biến trên thị trường.
* Đặc điểm

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp này chỉ dựa vào các giao dịch mua bán BĐS tương tự trên thị
trường để cung cấp số liệu thực tế so sánh với BĐS cần định giá.
Mục đích của việc đánh giá các giao dịch mua bán BĐS trên thị trường phải dựa
vào nguyên tắc thỏa mãn lý thuyết “người bán tự nguyện và người mua tự nguyện” và
càng có khả năng so sánh với BĐS mục tiêu cần thẩm định thì sẽ có kết quả thẩm định
càng chính xác hơn.
* Yêu cầu
- Phải có những thông tin liên quan của các BĐS tương tự được mua bán trên thị
trường thì phương pháp này mới sử dụng được. Nếu không có thông tin thị trường về
việc mua bán các BĐS tương tự thì không có cơ sở để so sánh với BĐS cần thẩm định.
- Thông tin thu thập được trên thự tế phải so sánh được với BĐS mục tiêu cần
thẩm định, nghĩa là phải có sự tương quan về mặt kỹ thuật: công suất, kiểu dáng và các
điều kiện kỹ thuật khác…
- Chất lượng của thông tin cần phải cao, tức là phải tương đối phù hợp về cấu tạo,
kịp thời, chính xác, có thể kiểm tra được, đầy đủ và có các nguồn số liệu được thu thập
từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, ví dụ như: tạp chí, bản tin giá cả thị trường hàng
ngày, các công ty chuyên doanh thiết bị, BĐS… Nguồn thông tin này đáng tin cậy vì có
thể đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Thị trường phải ổn định: nếu thị trường có biến động mạnh thì phương pháp này

* Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh trực tiếp
Ưu điểm
- Phương pháp này đơn giản, ít gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì không phải tính
toán nhiều.
- Phương pháp này thể hiện được sự đánh giá của thị trường, đó là bằng chứng rõ
ràng đã được thừa nhận trên thực tế về giá trị của BĐS.
- Là cơ sở, hay đầu vào của các phương pháp khác.
Nhược điểm

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
19
Chuyên đề tốt nghiệp
- Đây là phương pháp đơn giản nhưng nhiều cạm bẫy, nếu người định giá đặt quá
nhiều tin tưởng vào các bằng chứng thị trường nhưng đã quên mất những bằng chứng đó
đã phản ánh điều gì đã xảy ra trên thị trường.
- Khi thị trường yếu, không đủ bằng chứng thì việc áp dụng phương pháp này rất
hạn chế.
- Phân tích so sánh các BĐS lớn tạo thu nhập rất khó.
- Khi các điều kiện kinh tế và pháp lý thay đổi nhanh chóng làm hạn chế tính thực
tiễn của phương pháp.
- Đối với những BĐS lần đầu được đổi mới trong khu vực hoặc những BĐS
chuyên dùng cụ thể sẽ không có số liệu nào cụ thể để so sánh.
- Để đảm bảo tính thực tiễn của kết luận cần thận trọng với nguồn gốc số liệu và
các điểm của cơ sở dữ liệu.
- Người định giá phải xác định và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của số
liệu đã thu thập được và sử dụng trong phân tích so sánh. Tất cả những yếu tố và quan
điểm phù hợp phải được đưa ra trong báo cáo định giá.
* Vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp vào định giá bất động sản thế chấp

là cao nhất, tốt nhất.
-Ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc thay thế những công trình hiện
có trên mảnh đất.
- Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của các công trình xây dựng hiện có trên
mảnh đất xem xét trên tất cả mọi nguyên nhân. Sự giảm giá đó được chia thành ba loại:
giảm giá tự nhiên, lỗi thời chức năng và lỗi thời bên ngoài.
- Trừ số tiền giảm giá tích lũy khỏi chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc để thay
thế những công trình xây dựng hiện có trên mảnh đất, để có giá trị hiện tại của công
trình.
Giá trị công trình = Chi phí thay thế (chi phí tái tạo) – tổng giảm giá tích lũy
- Ước tính phần trăm gảm giá của các công trình xây dựng và các chi phí của các
công trình cải tạo khác nằm trên địa điểm.
Giá trị BĐS = Giá trị đất + chi phí thay thế đã giảm giá (giá trị hiện tại của công
trình) + chi phí công trình phụ giảm giá (giá trị hiện tại của công trình phụ)

Nguyễn Thanh Ngọc

Địa chính 47
21

Trích đoạn Phương pháp vốn hóa (phương pháp đầu tư, phương pháp thu nhập) Kinh nghiệm thế giớ Kinh nghiệm trong nước Lịch sử hình thành và phát triển
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status