LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Pdf 11

LUẬN VĂN:
Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Trung tâm giao dịch Hội sở
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang được đánh giá là phát
triển năng động và chiếm thị phần ngày càng lớn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt
động của ngân hàng thương mại. NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là
một trong số những NHTMCP đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Techcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế, đang nỗ lực duy
trì vị trí một trong các NHTMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Cùng
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi rộng
lớn như hiện nay, các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập
khẩu nói riêng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội của mỗi nước, và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nắm bắt được
xu thế ấy, các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và Techcombank nói


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1. Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Do điều kiện địa lý và đặc điểm xã hội khác nhau, mỗi quốc gia thường có thế
mạnh về việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Vì vậy, thương mại quốc tế trở nên
ngày càng quan trọng, được tiến hành thường xuyên với quy mô và số lượng ngày
càng tăng. Quan hệ thương mại quốc tế tất yếu làm nảy sinh nghĩa vụ tiền tệ giữa các
bên, hay nói cách khác là quan hệ thanh toán giữa các bên. Như vậy, có thể hiểu
“thanh toán quốc tế là việc chi trả tiền liên quan đến hàng hoá, dịch vụ vượt ra ngoài

1.1.2.2. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account)
Phương thức mở tài khoản là phương thức thanh toán trong đó bên bán mở
một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ bên mua sau khi bên bán đã hoàn thành
giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Định kỳ (tháng, quý, năm) sau khi kiểm tra, đối
chiếu theo thoả thuận giữa hai bên, người mua trả tiền cho người bán. Phương thức
này có đặc điểm là chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Người
mua chỉ có thể mở tài khoản để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. Trong
phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở
tài khoản và thực thi thanh toán. Ngân hàng chỉ có thể tham gia với vai trò là trung
gian chuyển tiền giữa các bên. Chính vì vậy, đây cũng là phương thức thanh toán
mang lại nhiều rủi ro. Bên bán có thể bị chiếm dụng vốn vì việc trả tiền phụ thuộc
vào thiện chí và tình hình tài chính của bên mua. Do đó, phương thức thanh toán mở
tài khoản thường được áp dụng trong quan hệ bạn hàng tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau.
1.1.2.3. Phương thức thanh toán nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi giao
hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người bán lập. Căn cứ vào cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành
hai hình thức nhờ thu, đó là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán sau khi giao hàng
cho bên mua sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ bên mua căn cứ
vào hối phiếu do chính bên bán lập. Còn các chứng từ thương mại có liên quan đến
giao dịch bên bán chuyển giao trực tiếp cho bên mua mà không qua ngân hàng. Như
vậy, phương thức này cũng không an toàn nên chỉ áp dụng trong trường hợp bên mua
và bên bán có quan hệ bạn hàng tin cậy.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi
giao hàng cho người mua sẽ uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ
người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá

theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người
hưởng lợi hay chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc cho
phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, hay mua hối phiếu đó khi mọi điều
kiện đặt ra trong thư tín dụng đều được thực hiện đầy đủ”. Phương thức tín dụng
chứng từ có đặc trưng là ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở
chứng từ mà không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ, nghĩa là ngân hàng thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán là hoàn toàn dựa vào việc kiểm tra bộ chứng từ chứ không
phải là trực tiếp kiểm tra hiện trạng hàng hoá.
Phương thức tín dụng chứng từ được điều chỉnh bởi “Quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ”, số xuất bản 600 – UCP 600 của phòng thương mại
quốc tế ICC. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ, hoàn toàn do các chuyên
gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo, ra đời nhằm làm giảm sự bất đồng giữa các bên
thuộc các quốc gia khác nhau trong thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là quy tắc
này áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào có nội dung chỉ ra một cách rõ ràng nó
phụ thuộc quy tắc này.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng (L/C – Letter of credit)
được coi là một phương tiện thanh toán, một văn bản pháp lý quan trọng trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đó là bức thư do một ngân hàng lập ra
trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đó thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên khi L/C
đã được mở thì nó lại hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đó. Đó là vì khi thanh toán,
ngân hàng chỉ căn cứ vào các chứng từ được quy định trong L/C chứ không căn cứ
vào hợp đồng. Điều 4 của UCP 600 ghi: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch
riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín
dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như
thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”.

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan
Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C,
người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C.
Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ: bao gồm ngân
hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và các
ngân hàng khác (nếu có).
- Số tiền của thư tín dụng
Số tiền trên thư tín dụng phải được ghi vừa bằng số, vừa bằng chữ và phải
thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải được ghi cụ thể, chính xác. Trong thư tín
dụng không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy có thể gây khó
khăn cho việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Do đó, nên ghi số tiền theo một
giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được.
- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
Đây là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu,
nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp
với những điều quy định trong thư tín dụng.
Thời hạn hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực
của L/C. Việc xác định thời hạn này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý, được
tính tối thiểu bằng tổng số ngày cần có để thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân
hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu.  Ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp
lý, bao gồm số ngày cần thiết để nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và chuyển tới ngân
hàng thông báo, số ngày ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ và số ngày chuyển
chứng từ tới ngân hàng phát hành.
- Thời hạn trả tiền của L/C
Thời hạn trả tiền được quy định trong L/C là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền
về sau và điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại giữa

Trong thư tín dụng còn quy định số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại và có
thể có yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ.
- Cam kết của ngân hàng mở L/C
Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở
L/C đối với khách hàng của mình, là cam kết trả tiền bằng uy tín của chính ngân
hàng. Cam kết này là một cam kết có điều kiện, nghĩa là ngân hàng chỉ thực hiện cam
kết với điều kiện các quy định trong L/C được người xuất khẩu thực hiện đầy đủ.
- Chữ kí của ngân hàng mở L/C
Nếu L/C được mở bằng thư thì cuối L/C phải có chữ ký của người đại diện có
thẩm quyền của ngân hàng phát hành. Chữ ký này phải đúng với chữ ký đã được
thông báo cho ngân hàng thông báo L/C trong thoả thuận đại lý giữa hai ngân hàng.
Còn nếu L/C được mở bằng điện thì chữ ký sẽ được thay bằng Testkey.
1.2.3. Phân loại L/C
Thư tín dụng bao gồm nhiều loại, mỗi loại đều có tính chất, nội dung khác
nhau, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan khác nhau. Do đó, tùy từng
tình huống cụ thể mà lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp.
1.2.3.1. Các loại L/C cơ bản
Căn cứ vào công dụng của thư tín dụng, người ta phân thành các loại như sau:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị ngân hàng mở
L/C sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo trước cho người hưởng lợi
biết. Việc này đương nhiên phải diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán. Thư tín dụng có thể huỷ ngang không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
Trong khi đó, người nhập khẩu lại có sự thuận lợi, chủ động trong hoạt động kinh
doanh của mình do có thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ L/C trước khi việc thanh toán
được thực hiện. Như vậy, loại L/C này thuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách
nhiệm pháp lý. Do đó, nó ít được sử dụng trong thực tế và thường chỉ được sử dụng
trong quan hệ thương mại giữa công ty mẹ và công ty con, giữa người mua và người

người nhập khẩu phải trả phí xác nhận, nhưng trên thực tế, người xuất khẩu mới là
người phải chịu khoản phí này.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C)
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó quy định sau khi người
thụ hưởng đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành không có quyền đòi lại số tiền đó
trong bất kỳ trường hợp nào.
Với loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu miễn truy
đòi người ký phát (Without recourse to drawers) và trong thư tín dụng cũng phải
được ghi như vậy.
1.2.3.2. Các loại L/C đặc biệt
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó quy định ngân hàng trả
tiền có thể trả toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hoặc nhiều
người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp người hưởng lợi đầu tiên không
tự cung cấp được hàng hoá mà chỉ là trung gian môi giới giữa người cung cấp hàng
hoá và người mua cuối cùng. Như vậy loại L/C này giúp cho người xuất khẩu có thể
cung cấp hàng hoá cho đối tác mà không cần đến vốn của mình.
Với thư tín dụng chuyển nhượng, việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một
lần, nghĩa là người hưởng lợi thứ hai không được chuyển nhượng cho người hưởng
lợi thứ ba. Phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên trả.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời
hạn hiệu lực thì sẽ tự động khôi phục khôi phục lại giá trị như cũ và tiếp tục được sử
dụng như vậy cho tới khi hết tổng giá trị L/C. L/C tuần hoàn cần chỉ rõ ngày hết hạn
hiệu lực cuối cùng , số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó.
Có thể phân biệt hai dạng tuần hoàn:

L/C giáp lưng thuộc về ngân hàng phát hành l/C giáp lưng. Do đó, quyền lợi của
người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) sẽ được đảm bảo hơn.
Như đã nói ở trên, người hưởng lợi thứ nhất đóng vai trò như một người trung
gian để hưởng hoa hồng. Do đó, giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C gốc và
phần chênh lệch này để bù đắp chi phí phát sinh và hoa hồng. Thời hạn giao hàng của
L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc. Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiểu hơn
L/C gốc.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Đây là loại thư tín dụng do người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu, thông
qua ngân hàng phục vụ họ mở cho người nhập khẩu hưởng; theo đó ngân hàng phát
hành L/C dự phòng cam kết sẽ bồi hoàn cho người nhập khẩu về những thiệt hại do
người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của họ. Như vậy, đối với L/C dự
phòng, việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người xuất khẩu vi
phạm hợp đồng thương mại và gây thiệt hại cho người nhập khẩu để ngân hàng mở
L/C dự phòng thanh toán tiền cho người nhập khẩu.
- Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Là loại L/C có một điều khoản đặc biệt, cho phép người thụ hưởng được ứng
trước một số tiền nhất định trong tổng số tiền của thư tín dụng đã mở để có thể sản
xuất hàng hoá và giao hàng theo quy định trong L/C. Người hưởng lợi phải xuất trình
chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải hoàn trả lại số tiền này
nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời gian quy định.
1.2.4. Các bên tham gia quá trình thanh toán
Thành phần tham gia vào quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ bao gồm:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for L/C) Là người mua, người nhập khẩu hàng hoá. Người yêu cầu mở thư tín dụng có
trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C mà họ yêu
cầu mở. Họ cũng có quyền hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C nếu xét
Chú thích:
(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong
đó có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở L/C
cho người xuất khẩu hưởng và gửi tới ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng phát hành lập thư tín dụng căn cứ vào nội dung đơn xin mở
L/C; sau đó thông báo cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý của mình về
việc mở thư tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng qua ngân hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thông báo và chuyển giao L/C cho người xuất khẩu.
(5) Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao
hàng; nếu thấy sai sót và không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh
lại cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng.
Người yêu cầu mở
thư tín dụng

Người thụ hưởng
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
(1)
(5)

(2)

(8) (9)
(3)
(6b

quốc tế, chiếm khoảng 70% tổng giá trị thanh toán. Sở dĩ như vậy là vì phương thức
này ưu việt hơn hẳn các phương thức thanh toán quốc tế khác, đảm bảo được quyền
lợi một cách tương đối cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Đối với người nhập khẩu
- Chỉ phải thanh toán khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và
điều khoản của L/C. Các chứng từ này phản ánh phần nào thực trạng hàng hoá (như
Danh sách đóng gói, Chứng nhận chất lượng, Chứng nhận xuất xứ…) nên người
nhập khẩu ít gặp phải rủi ro nhập về hàng hoá không đúng với hợp đồng thương mại
đã ký.
- Người nhập khẩu được ngân hàng tài trợ vốn khi họ chỉ phải ký quỹ dưới
100% giá trị của L/C, nhờ đó mà có thể tận dụng được vốn của mình vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Đối với người xuất khẩu: - Được đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/C
và nhận được thanh toán nhanh nhất do có được sự cam kết thanh toán của ngân
hàng.
- Được ngân hàng giúp đỡ, tư vấn (như tìm ra các điều kiện, điều khoản trong
L/C bất lợi cho người xuất khẩu), do đó giảm thiểu được các rủi ro.
- Có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu như chiết
khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế
chấp bộ chứng từ.
Đối với ngân hàng
Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng thu được phí dịch vụ; nhờ đó thu nhập
của ngân hàng tăng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh
ngoại tệ.
Tuy là phương thức thanh toán ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, nhưng
phương thức tín dụng chứng từ vẫn có những hạn chế nhất định. Ở phương thức này,
ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, do đó người nhập khẩu vẫn phải thanh

trình thanh toán phải kể đến quy trình thanh toán được xây dựng chung cho hệ thống
ngân hàng. Đó là một trình tự các bước được quy định chi tiết, cụ thể, có sự phân
công công việc rõ ràng để thực hiện một thương vụ thanh toán cho khách hàng theo
một phương thức thanh toán nhất định. Để hoạt động thanh toán có hiệu quả, quy
trình thanh toán phải hợp lý, chặt chẽ, được áp dụng thống nhất trong ngân hàng
nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Nhìn chung, quy trình
thanh toán của các ngân hàng đều tuân theo thông lệ quốc tế. Tuy vậy, giữa quy định
của các ngân hàng vẫn có sự khác biệt nhất định về mức độ chặt chẽ và tính hợp lý.
Một quy trình trong đó các hồ sơ khách hàng hay bộ chứng từ xuất trình phải qua quá
nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát có thể đảm bảo an toàn hơn nhưng sẽ làm giảm tốc độ
thanh toán. Ngược lại, một quy trình mà việc kiểm tra, kiểm soát sơ sài lại tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Do đó, tính chặt chẽ và hợp lý là rất quan trọng trong việc xây dựng quy
trình thanh toán.
Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa các ngân hàng còn được thể hiện ở chính sách
của ngân hàng đối với việc phát triển nghiệp vụ thanh toán. Các ngân hàng có thể có chính sách khác nhau dành cho từng đối tượng khách hàng, từng chủng loại hàng
hoá. Chẳng hạn, đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt, có uy tín thì
ngân hàng có thể áp dụng những chính sách hỗ trợ như: cho vay để ký quỹ mở L/C,
chiết khấu bộ chứng từ…giúp khách hàng có được sự thuận lợi trong quá trình sản
xuất kinh doanh của họ. Qua đó khách hàng có thể tin cậy và lựa chọn ngân hàng làm
trung gian thanh toán.
- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và
cũng là những người tham gia thực hiện việc thanh toán cho khách hàng. Do đó, trình
độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dịch vụ
thanh toán. Đặc biệt, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá
phức tạp, vừa đòi hỏi sự làm việc tỉ mỉ, chính xác, vừa cần có tính linh hoạt trong
từng tình huống cụ thể của các nhân viên ngân hàng. Hiệu quả của việc cung cấp dịch

bị phá sản dẫn đến không có khả năng trả tiền cho ngân hàng trong trường hợp ký
quỹ dưới 100%, trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người xuất khẩu khi họ
xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là đạo đức, uy tín của khách hàng.
Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro đạo đức khi người nhập khẩu cố ý không hoàn trả
tiền cho ngân hàng. Về phía người xuất khẩu, có thể giả mạo chứng từ để đòi tiền
ngân hàng. Nếu ngân hàng không phát hiện được thì sẽ khó tránh khỏi tổn thất.
Ngoài ra, khách hàng có những hiểu biết nhất định về các bước cần thực hiện
trong quy trình thanh toán cũng góp phần giúp quá trình thanh toán được nhanh
chóng, suôn sẻ.
- Nhân tố thuộc về ngân hàng đại lý
Mỗi ngân hàng thương mại đều có hệ thống ngân hàng đại lý đặt ở nhiều nước
trên thế giới để thuận lợi cho việc giao dịch, giảm được thời gian và chi phí do phải
thanh toán qua nhiều ngân hàng trung gian. Các ngân hàng thương mại thường chọn
ngân hàng đại lý là những ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tài chính để tránh
bị ảnh hưởng bởi rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng này.
- Hệ thống chính sách, pháp luật của các nước Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật, tập quán thương mại khác nhau. Do
đó, quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế dễ xảy ra xung đột hơn so với thương
mại và thanh toán nội địa.
Chính sách của các nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu như thay đổi hạn
ngạch xuất nhập khẩu, thay đổi thuế suất nhập khẩu của hàng hoá khi các bên đã ký
kết hợp đồng sẽ tạo ra những bất lợi cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, từ đó có
thể ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.


mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang
chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và trụ sở
chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ban đầu, các
bên tham gia góp vốn thành lập ngân hàng bao gồm Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam… và một số cá nhân. Hiện nay, góp vốn tại
ngân hàng có các cổ đông lớn trong và ngoài nước như: The Hongkong and Shanghai
Banking Corporation (HSBC), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam
Airlines). Đặc biệt, Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có
tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài (HSBC) đạt mức tối đa 15%.
Năm 1998, Trụ sở chính của ngân hàng được chuyển sang Toà nhà
Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Trực thuộc Hội sở có Trung tâm kinh doanh,
thực hiện các chức năng như một chi nhánh, và sau này trở thành Chi nhánh Hà Nội
(Techcombank Hà Nội). Ngày 27/01/2007, Trụ sở chính được chuyển sang 70 - 72
Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháng 2/2007, thành lập Trung tâm giao dịch hội sở
nằm trong tòa nhà trụ sở chính.
Trung tâm giao dịch hội sở NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam là đơn vị hạch
toán phụ thuộc của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và các dịch vụ ngân hàng theo các quy định của Pháp luật và của NHTMCP Kỹ
Thương Việt Nam. Trung tâm giao dịch hội sở hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD theo quy định của Pháp luật,
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và
NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Dự kiến trong thời gian tới, Trung tâm giao dịch
hội sở sẽ được phát triển thành Sở giao dịch của NHTMCP Kỹ Thương.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
TTGDHS là đơn vị kinh doanh trực thuộc Hội sở Techcombank. Các phòng
ban hội sở bao gồm:
- Trung tâm Quản lý Nguồn vốn và Giao dịch trên thị trường tài chính
- Phòng Tiếp thị, Phát triển Sản phẩm và Chăm sóc Khách hàng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status