Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay - Pdf 11

MỤC LỤC
1.3. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam ............................................................... 39
1.3.1. Tình hình chung của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam trong thời
gian qua ................................................................................................................................... 39
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của
Việt Nam trong những năm gần đây
44
Bảng 2.1 Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
58
Bảng 2.2 Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của
Hapro giai đoạn 2004-2008
59
Bảng 2.3
Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu
của Hapro từ năm 2004 đến 2008
65
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của
Hapro
68
Bảng 2.5 Kết quả xuất khẩu theo phương thức của Hapro 71
Bảng 3.1 Chỉ tiêu xuất khẩu nông sản sang một số thị
trường đơn lẻ của Hapro trong năm 2009
102
Bảng 3.2 Chỉ tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông
sản của các thành phần kinh tế thuộc Tổng công ty
trong năm 2009
103
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

sản với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn
nhân công dồi dào (70% lao động Việt Nam làm nghề nông). Bên cạnh đó, trong
nhiều năm qua xuất khẩu nông sản đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm
cho người lao động và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Chính vì
vậy xuất khẩu nông sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta.
Hoà cùng xu thế phát triển của đất nước, Tổng công ty Thương mại Hà
Nội (tiền thân là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội) cũng
không ngừng chú trọng và coi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là lối đi đúng đắn
trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. Song trong giai đoạn hội nhập sôi
động như hiện nay thì việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng định
thương hiệu của Tổng công ty ngày càng trở nên khó khăn hơn, thêm vào đó,
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến
xuất khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảm
sút…). Do đó làm thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởng
tiêu cực trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của
Tổng công ty trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải
được giả quyết.
Từ thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
trong bối cảnh kinh tế hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Qua bài
viết này, em mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến quan trọng giúp cải
thiện được tình hình Tổng công ty nói chung cũng như sự lớn mạnh của bộ phận
xuất khẩu nông sản nói riêng trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Đi từ cơ sở lí luận chung về hoạt động xuất khẩu nông sản cho đến thực tế
tình hình xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội để thấy

vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
qui định của pháp luật”.
Như vậy, về bản chất có thể coi xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá, dịch
vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Ngày nay
khi xu thế hội nhập toàn cầu và mở cửa nền kinh tế đang ngày một phát triển thì
xuất khẩu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Hoạt
động xuất khẩu được tiến hành trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, dưới nhiều hình
thức khác nhau đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho nhà xuất khẩu và cho
cả quốc gia.
So với buôn bán hàng hoá trong nước thì hoạt động xuất khẩu hàng hoá có
những điểm khác biệt cơ bản dễ nhận thấy như:
• Hai chủ thể chính trong hoạt động xuất khẩu (bên mua và bên bán) là
những cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp nhân, có quốc tịch và trụ sở
chính của doanh nghiệp đóng ở các nước khác nhau. Đây là điểm khác
biệt cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì sự khác biệt trong ngôn ngữ, lối
sống, phong tục tập quán, cách thức làm việc…giữa hai bên nên nghiệp vụ
xuất khẩu thường khó khăn, phức tạp và dễ nảy sinh mâu thuẫn hơn so với
buôn bán hàng hoá trong nước
• Hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu có thể bị dịch chuyển qua biên giới
một quốc gia và khối lượng hàng hoá thường là lớn hơn rất nhiều so với
buôn bán trong nước
• Phương tiện thanh toán dùng trong xuất khẩu có thể là ngoại tệ đối với
một bên hoặc với cả hai bên do thoả thuận trong hợp đồng xuất khẩu
• Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán, giải quyết các tranh chấp khi phát
sinh có thể là luật của nước bên mua, luật của nước bên bán hay luật quốc
tế mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc gia
* Xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

mình có lợi thế so sánh (có điều kiện thuận sản xuất thuận lợi hơn so với
các nước khác). Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như một đầu tàu, tuy nhỏ
bé nhưng có sức kéo cả đoàn tàu vượt lên trước nhanh chóng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, khi chuyên môn hoá
và phân công lao động quốc tế ngày một phát triển thì xuất khẩu mũi nhọn đang
dần trở thành hướng xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước. Khi các mặt hàng
mũi nhọn xuất khẩu đạt hiệu quả cao tất yếu sẽ dẫn theo sự phát triển của các
ngành hàng liên quan. Ví dụ như khi xuất khẩu hàng dệt may phát triển, nó sẽ
kéo theo sự phát triển của ngành trồng bông, đay nhằm cung cấp kịp thời nguyên
vật liệu cho ngành dệt may. Hoặc khi các mặt hàng thực phẩm chế biến được
xuất khẩu ngày một nhiều thì sẽ kéo theo sự đi lên của ngành chăn nuôi, trồng
trọt…
Rõ ràng xuất khẩu đã và đang làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành trong
mỗi nước, tỷ trọng ngành mũi nhọn và các ngành liên quan đang ngày một chiếm
ưu thế trong toàn bộ nền kinh tế.
* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống người lao động
Một mặt hàng xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự xuất hiện của nhiều
ngành nghề mới liên quan, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động
trong nước. Thêm vào đó các đơn đặt hàng từ nước ngoài thường có khối lượng
hàng hoá lớn, thời gian lại gấp rút nên rất cần tập trung nhân công để có thể hoàn
thành hợp đồng đúng hạn. Chính vì vậy xuất khẩu luôn được coi là một công cụ
giải quyết nạn thất nghiệp đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Xuất khẩu còn tạo ra một nguồn vốn để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng
thiết yếu mà trong nước chưa có khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng
đa dạng cảu người tiêu dùng, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật
chất và tinh thần.
* Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để nâng cao uy tín của một quốc gia trên trường
thế giới đồng thời cũng là động lực thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại với
các nước khác

doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
* Sản xuất hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nên nó giúp doanh nghiệp tạo
được thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, đồng thời thu hút được nhiều
lao động có chuyên môn và tay nghề hơn.
* Thị trường quốc tế rộng lớn chứa đựng nhiều rủi ro cũng như cơ hội, những
doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này nếu thành công sẽ có thể tăng cao
được thế lực, uy tín của mình cả trong và ngoài nước, qua đó tạo thuận lợi hơn
cho hoạt động kinh doanh trong lâu dài.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp ngoại
thương tự bỏ vốn ra mua sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó trực
tiếp tiến hành các giao dịch buôn bán và kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác
nước ngoài nếu được nhà nước và Bộ Thương mại cho phép. Với hình thức này
các doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với các khách hàng nước ngoài mà không
qua bất kỳ một trung gian nào.
Ưu điểm của phương thức này là
• Các doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận
cao hơn do tự mình mua được hàng hoá tốt phù hợp với yêu cầu khách
hàng với giá mua vào thấp và không phải cho trả chi phí cho bên trung
gian nào
• Các điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu ( giá cả hàng hoá, phương tiện
vận chuyển, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán) do
hai bên tự thoả thuận và quyết định nên sẽ đảm bào được lợi ích của hai
bên
• Các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội thâm nhập thị trường, trực tiếp tìm
hiểu nhu cầu sở thích cũng như ý kiến phản hồi từ khách hàng nên khả
năng đáp ứng yêu cầu hay khắc phục thiếu sót sẽ tốt hơn.
Nhược điểm:
• Độ rủi ro lớn, hàng hoá có thể không bán được hay bán chậm do những

nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trong nước gia công, sau
đó thu hồi lại và đem xuất cho bên nước đặt gia công.Các bước tiến hành như
sau:
• Kí hợp đồng với bên nhận gia công
• Kí hợp đồng với bên đặt gia công và nhập nguyên vật liệu họ cung cấp về
nước
• Giao nguyên liệu cho bên nhận gia công
• Nhập lại thành phẩm từ bên gia công và xuất trả lại cho bên đặt gia công
• Thanh toán chi phí cho đơn vị gia công và hưởng phí uỷ thác gia công
Hình thức này có ưu điểm
• Bên được uỷ thác không cần bỏ vốn kinh doanh mà vẫn thu được lợi
nhuận từ phí uỷ thác gia công, việc thanh toán cho bên gia công được bảo
đảm vì đầu ra khá chắc chắn.
• Bên trung gian được uỷ thác thường am hiểu thị trường, pháp luật, tập
quán của bên nước ngoài nên họ có khả năng giảm thiểu rủi ro và ép giá
trong xuất khẩu hàng gia công
Nhược điểm là cần qua nhiều khâu xuất nhập, thủ tục phức tạp vì có nhiều
bên tham gia vào nghiệp vụ xuất khẩu. Hình thức này chỉ thích hợp với các
doanh nghiệp ngoại thương có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
* Gia công quốc tế
Theo hình thức này thì bên xuất khẩu là bên nhận gia công còn bên nhập
khẩu chính là bên đặt gia công. Bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu hay bán
thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu của
bên đặt gia công và được nhận phí thù lao gọi là phí gia công
Ưu điểm của hình thức này là
• Đối với bên nhận gia công: tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
tạo điều kiện đổi mới và cải tiến kĩ thuật công nghệ nhằm nâng cao năng
lực sản xuất
• Đối với bên đặt gia công: lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu
tương đối rẻ của bên nhận gia công

• Các doanh nghiệp xuất khẩu tránh được nhiều rủi ro do việc buôn bán
được tiến hành ngay trong môi trường quen thuộc nhất (tại nước mình)
• Doanh nghiệp không phải chi phí cho công tác nghiên cứu tìm kiếm thị
trường, vận chuyển hàng hoá qua biên giới, không phải tiến hành các thủ
tục hải quan, mua bảo hiểm quốc tế…
Hình thức này không chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu vì lợi nhuận thu được nhỏ lại không ổn định. Phần lớn doanh nghiệp
tập trung đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài để mở rộng thị trường về mặt không
gian và chủ động trong tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới. Song đối với các
doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài thì thực hiện kinh doanh ngay tại thị
trường đó lại là phổ biến và hiệu quả. Đó là nhờ vào lợi thế về vị trí, ở ngay thị
trường tiêu thụ sẽ giảm thiểu được chi phí vận chuyển và thủ tục hỗ trợ rườm rà.
1.1.3.6. Tạm nhập tái xuất
Đây là hoạt động xuất khẩu những hàng hóa đã được nhập khẩu trước đó
nhưng không qua một giai đoạn gia công chế biến nào. Mục đích của hoạt động
này nhằm thu lợi nhuận thông qua chênh lệch giá cả giữa nhập khẩu (mua) và
xuất khẩu (bán)
Hình thức này có ưu điểm là ít rủi ro hơn các hình thức khác, dễ thực hiện
và dễ thành công, doanh nghiệp không phải tổ chức sản xuất mà vẫn có thể thu
được lợi nhuận cao.
Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu,
bởi không phải lúc nào hàng hoá cũng được xuất khẩu trực tiếp mà phải qua
trung gian (trong trường hợp bị cấm vận, bao vây kinh tế). Khi đó thông qua
hình thức này các nước vẫn có thể tham gia buôn bán với nhau.
Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào nước xuất khẩu cả về giá cả, thời gian giao hàng. Ngoài ra nó đòi hỏi người
làm công tác tái xuất phải giỏi về nghiệp vụ xuất- nhập, nhậy bén với tình hình
thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.
Trong bối cảnh tự do hoá thương mại toàn cầu như hiện nay, hình thức
này chỉ được thực hiện ở những thị trường thiếu hàng hoá hoặc không thể sản

dụng, tính chất, đặc điểm, điều kiện thích nghi khác nhau. Ngoài ra, mỗi mặt
hàng nông sản nếu được trồng tại các nơi khác nhau, vào các thời điểm khác
nhau, cách thức gieo trồng và thu hoạch khác nhau sẽ cho chất lượng các sản
phẩm khác nhau tương đối : Chính vì vậy trong công tác thu gom hàng cho xuất
khẩu thì doanh nghiệp cần cẩn trọng trong công tác phân loại để đảm bảo không
có sự pha tạp giữa hàng chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và hàng loại phẩm
chất kém, có vậy thì mới giữ vững được thương hiệu và uy tín với các bạn hàng
nước ngoài.
Hàng nông sản mang tính phân tán : do mỗi loại cây trồng thích hợp với
các điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình... khác nhau nên được trồng ở
các vùng miền khác nhau để đảm bảo thu được năng suất cao nhất (lúa chỉ trồng
được ở các vùng đồng bằng màu mỡ, chè thường được trồng ở những tỉnh miền
núi phía Bắc còn cà phê lại thích hợp với đất đỏ bazan tại các tỉnh Tây
Nguyên...). Thêm nữa là dù loại cây trồng nào cũng đòi hỏi phải có diện tích đất
đai đủ rộng nên hàng nông sản chủ yếu phân bố tại các vùng núi, cao nguyên,
vùng nông thôn đất rộng người thưa, trong khi đó lại được tiêu thụ phần nhiều tại
thành phố. Chính vì vậy mà công đoạn thu gom, vận chuyển hàng nông sản từ
nơi thu hoạch đến nơi làm hàng xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
DN ngoại thương.
Hàng nông sản dễ bị hư hỏng : phần lớn hàng nông sản nếu không qua chế
biến thì sẽ có thời gian sử dụng tương đối ngắn, nếu bảo quản không tốt dễ dẫn
đến thiu mốc, hư hỏng. Vì vậy trong quá trình thu mua hàng cho xuất khẩu cần
chú ý kiểm tra kĩ chất lượng hàng hoá, phân loại và lựa chọn cách thức bảo quản,
vận chuyển cho phù hợp...các thao tác đều phải nhanh chóng, kịp thời để tránh
xảy ra những hao tổn không đáng có.
Hàng nông sản là mặt hàng thiết yếu trong đời sống, có thể nói là nó có tác
dụng nuôi sống con người. Không một ai có thể tồn tại mà không cần ăn uống,
chính vì vậy nhu cầu về nông sản là cấp bách hơn bất kỳ một loại hàng hóa nào.
Ngoài ra chất lượng hàng nông sản còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
người tiêu dùng nên những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khắt khe.

dung như sau :
• Nghiên cứu môi trường : Nghiên cứu môi trường kinh tế, văn hoá xã hội, môi
trường chính trị luật pháp và môi trường công nghệ.
• Nghiên cứu giá cả hàng hoá : do xu hướng giá cả trên thị trường là rất phức tạp
và luôn biến động vì phải chịu sự chi phối cuả những nhân tố lạm phát, chu kì,
cạnh tranh về giá cả.
• Nghiên cứu về sự cạnh tranh như : số lượng các là đối thủ cạnh tranh của công
ty trên thị trường, thế mạnh của họ, những giải pháp để cạnh tranh thành công
• Nghiên cứu về dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng,
tập quán...
* Lựa chọn đối tác kinh doanh
Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài thành công thì buộc các doanh
nghiệp phải lựa chọn được đối tác phù hợp để có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát
triển thông qua các quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín, tin tưởng lẫn nhau. Các bạn
hàng này có thể là những bạn hàng trước đây của công ty (các bạn hàng quen) hoặc là
các bạn hàng mới, thông qua sự tìm kiếm và xây dựng quan hệ làm ăn dựa trên những
uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh
cho doanh nghiệp những phiền toái, rủi ro, mất mát thường gặp trong quá trình kinh
doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kế
hoạch kinh doanh của mình.
Việc lựa chọn đối tượng giao dịch thường dựa trên cơ sở nghiên cứu các
đặc điểm sau:
• Một là, tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác.
• Hai là, khả năng về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật của bên đối tác.
• Ba là, thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác (Có thiện trí trong quan
hệ làm ăn, không có biểu hiện hành vi lừa đảo…)
Để có thể tìm hiểu chính xác được bạn hàng làm đối tác, ngoài việc dựa trên
những mối quan hệ bạn hàng có sẵn, đã hiểu biết và có uy tín kinh doanh với nhau thì
cần phải thông qua các công ty tư vấn, các sở giao dịch, phòng Thương mại và Công
nghiệp các nước có quan hệ.

hoá.
Tổ chức đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật thu mua, phân loại bảo quản hàng
hoá cho các chân hàng là việc làm hết sức cần thiết trong công tác tạo nguồn
hàng của các Doanh nghiệp ngoại thương .
Ngoài ra, lựa chọn và sử dụng nhiều cách thu mua, kết hợp nhiều hình
thức thu mua, là cơ sở để tạo nguồn hàng ổn định và hạn chế những rủi ro trong
thu mua hàng hoá xuất khẩu .
* Ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu .
Dựa trên sự thoả thuận và tự nguyện, các doanh nghiệp ngoại thương và
nhà sản xuất nội địa ký kết hợp đồng thu mua. Đây chính là một hợp đồng kinh
tế, là cơ sở pháp lý cho mỗi quan hệ giữa Doanh nghiệp và người cung cấp
hàng.
* Xúc tiến việc tiếp nhận và bảo quản nguồn hàng xuất khẩu
Sau khi ký kết hợp đồng với các chủ hàng và các đơn vị sản xuất, Doanh
nghiệp ngoại thương tiến hành tiếp nhận hàng đưa về kho chuẩn bị cho xuất
khẩu. Cụ thể:
• Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ giao nhận hàng theo hợp đồng
• Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống kho tàng tại các điểm nút của kênh phân phối.
• Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo các địa điểm đã qui định.
• Tiếp nhận bảo quản hàng xuất khẩu theo đúng cách thức.
1.2.2.3. Xây dựng phương án kinh doanh
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về những nhân tố ảnh hưởng
đến giao dịch xuất khẩu, doanh nghiệp phải lập ra phương án kinh doanh, trong
đó có các điểm sau:
• Đánh giá tình hình thị trường (thuận lợi, khó khăn)
• Lựa chọn mặt hàng kinh doanh .
• Lựa chọn thị trường , khách hàng, phương thức giao dịch.
• Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch…
• Xác định mục tiêu xuất khẩu: giá bán, lượng bán…
• Các biện pháp để đạt được mục tiêu như: tiếp thị, quảng cáo…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status