Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank) chi nhánh Bắc Vĩnh Yên - Pdf 11

Chuyên đề tốt nghiệp
Lời mở đầu
Sự ra đời của tiền tệ và hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước tiến lớn
trong lịch sử nhân loại. Nó thúc đẩy quan hệ trao đổi hàng hoá ngày càng phát
triển. Ngân hàng và hoạt động ngân hàng còn được coi là một trong những
kênh quan trọng cho việc huy động vốn và tập trung các nguồn lực tài chính,
những đồng tiền nhàn rỗi của mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động
kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một
chủ thể không thể thiếu vắng cho sự vận hành thị trường tiền tệ và thị trường
chứng khoán. Hoạt động ngân hàng cũng là một loại hình hoạt động kinh tế,
do vậy trong nền kinh tế thị trường nó cũng chịu sự tác động và điều tiết bởi
các quy luật của nền kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng, kinh doanh tiền
tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, tác động dây chuyền đến các hoạt động
kinh tế khác, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể và luôn tiềm ẩn nguy cơ
rủi ro cao, một khi xảy ra rủi ro thì thường có tính chất dây chuyền tác động
đến nhiều hoạt động nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Do vậy ngay từ
thửa ban đầu, để vận hành được nó cũng cần đến sự can thiệp, điều tiết và
kiểm soát từ phía nhà nước nhằm tạo lập những bảo đảm và an toàn pháp lý.
Đối với ngân hàng đó là việc quản lý nợ bảo toàn vốn hạn chế rủi ro. Đây
không chỉ là mối quan tâm của các ngân hàng thương mại mà còn là sự quan
tâm chung của toàn ngành ngân hàng.
Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài : “Quy chế
pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn
áp dụng tại NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên” làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 3 phần :
Chương 1 : Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Chương 2 : Thực trạng quản lý nợ tại NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên.
Chương 3 : Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại
NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên.
Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành bài viết song trong quá trình

khó khăn cho cả hai phía. Do các nhược điểm như vậy nên tín dụng thương
mại tỏ ra kém hiệu quả hơn tín dụng Ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch bằng tiền giữa Ngân hàng với bên
đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay
chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
2
Chuyên đề tốt nghiệp
định theo thoả thuận, bên di vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc
và lãi bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng ngân hàng
+Đặc điểm
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.(khoản 7 Điều 20 Luật các tổ
chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004)
Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, nguốn
vốn huy động để cấp tín dụng. (khoản 8 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng
sửa đổi bổ sung năm 2004).
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng
một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.(Khoản
10 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004)
Khi thực hiện hoạt động huy động vốn Ngân hàng trở thành người đi
vay, đi gom mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngược lại trong hoạt
động cho vay Ngân hàng trở thành người cho vay, nhà tài trợ cho các dự án
của các thành phần kinh tế. Cả huy động vốn và cho vay đều được thực hiện
dưới hình thái tiền và đó chính là đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt Ngân
hàng với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra trong quan hệ tín dụng người cho
vay (Ngân hàng ) chỉ trao quyền sử dụng vốn chứ không trao quyền sở hữu

hoá đất nước, nên việc tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế trọng diểm là
hết sức cần thiết để tạo dựng thế mạnh cho đất nước, thực hiện điều đó chỉ sử
dụng vốn ngân sách thôi thì chưa đủ, mà cần có sự tham gia của hệ thống
Ngân hàng, Ngân hàng bằng các nghiệp vụ của nó thu gom các nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư lại và đầu tư tập trung có định hướng của Chính phủ
nhờ đó các công trình đồ sộ của đất nước, các công trình trọng điểm luôn có
đủ vốn để hoạt động.
+Nâng cao chế độ hoạch toán kinh tế của doanh nghiệp :
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khi đem vốn đi cho vay, Ngân hàng đòi hỏi ở doanh nghiệp phải quan
tâm sát sao hơn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi
phí, tăng vòng quay của vốn. Tức là phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ hoạch
toán kinh tế, bởi vì có như vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mới đảm
bảo khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Thực tế đây là nguyên tắc
bắt buộc của các tổ chức tín dụng khi cho khách hàng vay, song chúng ta thấy
rõ rằng nguyên tắc đó một cách không cố ý đã đã nâng cao hiệu quả hoạt
động cho doanh nghiệp và thực tế đã có không ít khách hàng sau khi làm việc
với Ngân hàng họ đã cải thiện được tình hình kinh doanh.
+Kiềm chế và đẩy lùi lạm pháp
Lạm phát được sinh ra và phát triển song song cùng với sự tồn tại của
kinh tế thi trường đôi khi lạm phát có lợi và đôi khi lại có hại đặc biệt khi nó
ở mức cao. Nếu ở mức cao lạm phat có thể khiến đông tiền mất giá làm giá cả
tăng vọt, sản xuất đình trệ trong khi thị trường lại khan hiếm, hiện tượng này
có thể thấy rõ ở Áchentina trong mấy năm trước, chính vì vật rất cần một
“bàn tay” nào đó có đủ khả năng ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát.
Ngân hàng với chức năng của mình có thể huy động mọi nguồn tiền
của xã hội lại và lại tung ra thị trường đầu tư, có thể hạn chế đầu tư bằng việc
tăng mức lãi suất để giữ tiền không cho lưu thông hay khuyến khích đầu tư

đến hạn. Mỗi một khoản tín dụng đều chứa đựng những rủi ro nhất định do
những yếu tố khách quan mà ta không lường trước được tác động đến kế
hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, chính vì thế kế hoạch trả nợ
không còn đúng như trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể dẫn đến khách hàng
không trả được nợ. Vì vậy bảo đảm sẽ giúp cho Ngân hàng thu lại được vốn
của mình. Bảo đảm bằng tài sản chủ yếu áp dụng với khách hàng còn mới đối
với Ngân hàng, khách hàng có nhu cầu vốn lớn hoặc khách hàng có hệ thống
tài chính không đảm bảo, trong trường hợp này bảo đảm là cơ sở để thu hồi
vốn khi khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thể thu hồi.
b ) Nguyên tắc vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả kinh tế.
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Khi trình hồ sơ xin vay vốn khách hàng phải gửi tới Ngân hàng các giấy tờ
cần thiết theo pháp luật quy định và trong đó nhất thiết phải có kế hoạch sử dụng
vốn hiệu quả, mục đích của yêu cầu này là để đảm bảo rằng đồng vốn mà Ngân
hàng cấp cho khách hàng phải có khả năng thu hồi. Chính vì vậy sau khi cấp tín
dụng cho khách hàng Ngân hàng luôn giám sát kế hoạch sử dụng vốn xem khách
hàng có sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Nếu trong thực tế sử dụng vốn
Ngân hàng phát triển khách hàng phát hiện khách hàng sử dụng sai so với kế
hoạch sử dụng vốn Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng hoàn trả ngay khoản tín
dụng đã cấp.
c ) Nguyên tắc vốn vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế Ngân hàng trước khi là nhà cho
vay cũng là người đi vay, vì đi vay nên Ngân hàng cũng phải cam kết với
những người đưa tiền cho Ngân hàng rằng đến thời hạn do hai bên thoả thuận
Ngân hàng phải hoàn trả cho họ cả gốc và khoản lãi. Do đó Ngân hàng cũng
phải yêu cầu khách hàng vay mình phải hoàn trả gốc- lãi đúng hạn để Ngân
hàng thực hiện nghĩa vụ của họ với những người đưa tiền cho Ngân hàng.

kinh doanh cao, cần có sự quản lý chất lượng đồng bộ, đây là cách quản lý
mới, nó không chỉ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng mà còn nhằm cải tiến
tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ cơ sở kinh doanh ngay càng dáp ứng
yêu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài.
2.1.Các yếu tố bên ngoài
*Yếu tố kinh tế : Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động tín dụng, nền kinh tế ổn dịnh làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả
nợ không biến động lớn, trong trường hợp này thì chất lượng tín dụng phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý nợ của bản thân các Ngân hàng thương
mại.
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn nước ngoài cũng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý. Do tình trạng
thiếu vốn để phát triển kinh tế, các nước kém phát triển phải tìm mọi cách để
huy động vốn nước ngoài để đầu tư
Bản chất của hoạt động kinh doanh tiền tệ là”vay để cho vay”,do đó
hiệu quả tín dụng còn phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư dự án. Tín dụng là cầu
nối giữa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với hoạt động của lĩnh vực sản
xuất vật chất và kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế.Do đó mỗi biểu hiện
không tốt của khách hàng sẽ có ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụng
thông qua cơ chế tác động của những mối quan hệ tín dụng : với khách hàng
sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị
trường và có quan hệ tín dụng tốt (vay trả xòng phẳng) thì cầu nối giữa đi vay
và cho vay sẽ thông suốt và ngày càng mở rộng
Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động quản lý
nợ. Mức độ phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với mức lợi nhuận của các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế cũng

vay, đồng thời cũng cung cấp về tín dụng. Quy mô và phạm vi hoạt động của
tín dụng phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của Ngân hàng, khả năng huy động
vốn ( về quy mô và thời hạn) cũng như uy tín và trình độ quản lý của Ngân
hàng
Bên cạnh đó, sự biến động của tình hình kinh tế chính trị ở nước ngoài
cũng ảnh hưởng tới chất lượng quản lý trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, mọi
sự biến đổi về kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ngoài đều ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến chất lượng quản lý, ví dụ như sự kiện Đông Âu làm hàng
loạt các hợp đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bị
phá vỡ hay do hàng nội địa không cạnh tranh được với hàng nhập lậu về giá
cả, chất lượng và chủng loại dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụ được gây
khó khăn cho việc trả nợ; các yếu tố về môi trường tự nhiên như thời tiết, dịch
bệnh.
2.2 Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong có thể khái quát thành 7 yếu tố chính:
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
10
Chuyên đề tốt nghiệp
-Cơ chế, quy chế tín dụng: chính sách cơ chế quy chế là cơ sở đảm bảo
cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, một cơ chế quy chế tín dụng đung
đăn sẽ có tác dung thu hút nhiều khách hàng đảm bảo khă năng sinh lời của
hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro tuân thủ pháp luật, đường lối
chính sách của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hôi
-Công tác tổ chức của Ngân hàng đuợc sắp xếp một cách khoa học,
đảm bảo sự phối hợp chăt chẽ nhịp nhàng trong từng Ngân hàng, trong toàn
bộ hệ thống Ngân hàng cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như:
tài chính, thuế, pháp lý… sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu khách
hàng quản lý chặt chẽ các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay.
Tổ chức Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâu
trong quá trinh quản lý chất lượng tín dụng đông bộ, góp phần thực hiện

Các lĩnh vực kiểm soát tín dụng bao gồm: kiểm soát việc thực hiện cơ
chế quy chế chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản
vay; kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm soát đột xuất
việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn và các khoản đảm bảo vốn vay
-Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động quản lý nợ. trong hoạt động
kinh doanh: Trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm
vi, quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ giúp cho hoạt động quản lý được tốt
hơn. Nó bao gồm hệ thống nhà làm việc,kho tiền,quầy giao dịch, hệ thống
mạng vi tính, phương tiện làm việc trong Ngân hàng
2. 3. Các dạng rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ, cần quan tâm
-Rủi ro do thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh : Muốn kinh
doanh tốt phải có kiến thức và năng lực quản trị kinh doanh, sự am hiểu về
quản lý kinh tế , pháp luật của nhà nước chủ trương chính sách cảu Đảng và
Chính phủ
-Rủi ro do yếu kém trong cạnh tranh và ảnh hưởng của mặt trái cơ chế
thị trường : Sụ ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường như : buôn lậu trốn
thuế, các tệ nạn xã hội như đánh đề, trộm cắp… đều tác động đến việc quản lý
nợ.
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
12
Chuyên đề tốt nghiệp
-Rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không được tin cậy
-Rủi ro do cơ chế quản lý vĩ mô: Trong nội bộ quản lý mỗi ngành, các
cơ chế quy chế chậm được ban hành, chậm sửa đổi bổ sung cho phù hợp với
điều kiện thực tế và xu hướng pháp luật hoá cúng là nguyên nhân gây không
ít kho khăn cho doanh nghiệp bên dưới , thậm chí còn làm mất tài sản của
doanh nghiệp
-Rủi do tín dụng: không thu hồi được các khoản vay của Ngân hàng,
các khoản nợ được bảo lãnh đến kỳ hạn, khách hàng, người xin bảo lãnh

của pháp luật.
3.1. Khoanh nợ
Khoanh nợ là biện pháp mà Chính phủ cho phép ngân hàng không tính
lãi suất trong một thời gian nhất định đối với những khoản nợ do nguyên nhân
khách quan, khó có khả năng thu hồi. Những khoản nợ được Chính phủ cho
phép khoanh nợ sẽ được chuyển dư nợ từ ngân hàng sang tài khoản phải thu
của ngân hàng nhà nước.
Khoanh nợ được quy định trong khoản 1 Mục B, phần II Thông tư
liên tịch số 03/ 1997/TTLT-NHNN-BTC ngày 22/11/1997 về xử lý nợ quá
hạn trong các ngân hàng thương mại quốc doanh qua trấn chỉnh hoạt động
ngân hàng sau thanh tra.
* Phạm vi đối tượng xử lý :
Đối tượng được khoanh nợ là các doanh nghiệp nhà nước do thay đổi
cơ cấu chính sách, mất thị trường, doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả,
ngừng hoạt động nhưng không giải thể hoặc chưa được sắp xếp lại.
* Nguyên tắc :
Chỉ khoanh nợ đối với các khoản nợ do nguyên nhân khách quan.
Không tính lãi khoanh nợ được khoanh.
Khoản nợ được khoanh sẽ được chuyển từ dư nợ NHTM sang tài khoản
phải thu của ngân hàng nhà nước hoặc được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.
• Hồ sơ thủ tục :
Theo thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT-NHNN-BTC thì đối tượng
được khoanh nợ phải lập hồ sơ như sau :
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
14
Chuyên đề tốt nghiệp
-Các văn bản liên quan trực tiếp đến việc phát sinh nợ quá hạn của
doanh nghiệp, quyết định ngừng hoạt động của các cấp thẩm quyền mà cụ thể
là ra quyết định thành lập.
-Đề nghị các doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm

Các đối tượng thuộc diện được xoá nợ phải lập hồ sơ theo quy dịnh tại
Khoản 1 Phần B Thông tư liên tịch số 03 bao gồm :
- Biên bản xác nhận vay vốn tại ngân hàng
- Biên bản xác nhận thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, mất mùa
đối với đối tượng vay vốn, trong đó ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt
hại, có đề nghị hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương nơi xảy ra thiệt hại. Cụ thể như sau :
Doanh nghiệp nhà nước : có xác nhận của UBND Tỉnh, Thành phố, xác
nhận của cơ quan chức năng liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương,
xác nhận của ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố và ngân hàng cho vay vốn.
Nếu là doanh nghiệp nhà nước đã giải thể phá sản thì phải có quyết
định giải thể hoặc phá sản của Toà án. Kèm theo phương án giải thể, phân
chia tài sản của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán quá trình giải thể.
- Khế ước vay vốn
Việc xoá nợ đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại sẽ
giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thu hồi tạo điều kiện cho
các khách hàng vay vốn không may mắn có cơ hội làm lại không bị gánh nặng
nợ nần. Song với hồ sơ thủ tục như trên thì khách hàng thuộc diện được xoá
nợ phải có quá nhiều giấy chứng minh xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác nhau. Tuy các giấy tờ xác minh là điều cần thiết để tránh
khách hàng lợi dụng rút tiền của nhà nước nhưng cũng nên đơn giản bớt
thủ tục để tạo điều kiện cho khách hàng không tốn kém quá nhiều thời
gian, tiền của khi làm hồ sơ thủ tục xin xoá nợ.
3.3 Gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Điều 3, Quyết định 1627/2001/QĐ-TTg ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng quy
định :

- Giám đốc xem xét và quyết định.
Các trường hợp ngân hàng đồng ý gia hạn nợ, điều chỉnh thời hạn trả
nợ thì ngân hàng với khách hàng thoả thuận bổ sung vào hợp đồng tín dụng.
3.4 Thanh lý tài sản
Ngoài các biện pháp xử lý trên thì đối với những khoản nợ có tài sản
bảo đảm Ngân hàng có thể thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Việc thanh lý tài sản
áp dụng theo Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BTP-BCA-BTC-TCĐC
ngày 23/04/2001 của NHNN, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng
cục địa chính hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các tổ chức
tín dụng và các văn bản khác có liên quan.
* Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với các khoản nợ vay có tài sản bảo đảm.
*Nguyên tắc áp dụng
Xử lý tài sản bảo đảm phải đảm bảo nguyên tắc công khai, đơn giản,
thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho các bên và tiết kiệm chi phí.
* Thủ tục xử lý
Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể do hai bên thoả thuận hoặc do Ngân
hàng toàn quyền xử lý tuỳ thuộc vào từng khoản nợ và việc xử lý phải tuân
theo các quy định khác nhau.
+Xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận : Được quy định tại Mục I,
Phần B Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BTP-BCA-TCĐC. Ngân hàng và
bên bảo đảm tại hợp đồng hoặc hợp đồng bảo đảm có thể thoả thuận sửa đổi
bổ sung hoặc thoả thuận mới về xử lý tài sản bảo dảm. Trước khi xử lý Ngân
hàng, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và đăng
ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về
đăng ký giao dịch bảo đảm(Nội dung thông báo được quy định tại điểm 2,
Mục I, Phần B-Thông tư liên tịch số 03/2001).
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
18
Chuyên đề tốt nghiệp

19
Chuyên đề tốt nghiệp
Bán nợ là việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với các khoản nợ từ tổ
chức tín dụng sang bên mua nợ.
* Phạm vi áp dụng
Bán nợ quá hạn chỉ áp dụng đối với các khoản nợ mà bên nợ đang hoạt
động, khoản nợ có khả năng thu hồi nhưng gặp khó khăn tạm thời về tình
hình sản xuất kinh doanh chưa trả được nợ gốc hoặc cả gốc và lãi khi đến hạn.
* Nguyên tắc
An toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, phải phù hợp với những
quy định của pháp luật Việt Nam.
Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng, bên mua nợ.
Khoản nợ được chuyển giao theo hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay.
* Thủ tục bán nợ
Ngân hàng xử lý nợ bằng biện pháp bán nợ phải đảm bảo đúng đối
tượng theo đúng nguyên tắc xử lý và tuân theo thủ tục bán nợ được quy định
tại Điều 8 - Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/4/1999 của Thống đốc
NHNN ban hành qyu chế mua bán của các tổ chức tín dụng.
-Tổ chức tín dụng nợ thông báo cho bên mua nợ các nội dung liên quan
(số dư, lãi suất, thời hạn, giá cả mua bán).
-Bên mua phân tích các khoản nợ, tình hình hoạt động của con nợ
-Tổ chức tín dụng và bên mua thống nhất nội dung của hợp đồng. Nội
dung của hợp đồng được quy định tại Điều 9 Quyết định số 140/QĐ-
NHNH4.
-Tổ chức tín dụng gửi thông báo bằng văn bản về hợp đồng mua bán
cho bên nợ biết. Nội dung của thông báo được quy định tại Khoản 5, Điều 8,
Quyết định số 140/ QĐ-NHNN.
- Thực hiện hợp đồng mua bán: tổ chức tín dụng chuyển giao toàn bộ
hồ sơ có liên quan đến khoản nợ được bán, bên mua chuyển tiền cho bên bán
theo giá trị thoả thuận.

hành xử lý thay cho ngân hàng; tiếp nhận, quản lý tài sản thế chấp của Ngân
hàng Thương mại để tiến hành xử lý thay cho ngân hàng; tiếp nhận, quản lý
tài sản thế chấp của Ngân hàng Thương mại để cải tạo nâng cấp, sửa chữa,
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
21
Chuyên đề tốt nghiệp
khai thác, bán, cho thuê nhằm thu lại được số nợ mà khách hàng đã không trả
ngân hàng.
_Thu hồi các khoản nợ quá hạn theo sự uỷ thác của ngân hàng
_Thực hiện việc mua bán với các Ngân hàng Thương mại khác hoặc
với các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản khác.
_Hoàn chỉnh hồ sơ các khoản nợ được khoanh, được xoá để giải quyết
dứt điểm các khoản nợ theo uỷ thác của Ngân hàng Thương mại.
_Quản lý khai thác bán các khoản nợ và tài sản của các công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản khác.
_Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của Ngân hàng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thực hiện xử lý nợ theo quy
định của pháp luật hiện hành.
3.7. Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp
Hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất
vì vậy Ngân hàng nhà nước đã ban hành quy định về trích lập và sử dụng quỹ
dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản rủi ro có thể xẩy ra đảm bảo cho các
ngân hàng hoạt động an toàn và ổn dịnh. Việc trích lập và sử dụng quỹ dự
phòng rủi ro được quy trong Quyết định 448/2000/QĐ- NHNN ngày
27/11/2000 của Thống đốc NHNN về quy chế phân loại tài sản có trích lập và
sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro.
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý là việc hạch toán chuyển những
khoản rủi ro từ hạch toán nội bảng sang hoạch toán ngoại bảng. Xử lý rủi ro
bằng quỹ dự phòng rủi ro không làm giảm đi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
cũng như trách nhiệm thu hồi nợ của ngân hàng.

-Hồ sơ cho vay và thu hồi nợ, các giấy tờ khác có liên quan đến những
rủi ro do ngân hàng lập trong quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn.
-Hồ sơ xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, xiết nợ nếu là tài sản phát mại.
-Khế ước vay vốn
Ngoài ra hồ sơ cần có cần có thêm các loại giấy tờ :
-Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của
cơ quan có thẩm quyền.
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
23
Chuyên đề tốt nghiệp
-Đối với khoản nợ được Chính phủ cho phép xoá nợ thì phải có văn bản
của Chính phủ cho phép xoá nợ.
Hồ sơ sẽ được trìn lên hội đồng xử lý rủi ro xem xét và quyết định.
3.8. Yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Trong một số trường hợp khách hàng hoạt động không có hiệu quả dù
đã cố gắng nhưng vẫn không có khả năng trả nợ ngân hàng thì cho dù ngân
hàng có cố áp dụng các biện pháp xử lý nợ như đã nêu trên cũng không có
khả năng thu hồi nợ. Khi đó ngân hàng phải yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp và tài sản còn lại của doanh nghiệp được xử lý để thanh toán
công nợ theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp ngày 15/6/2004.
*Phạm vi áp dụng
Việc yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với
những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ một
cách trầm trọng sau khi đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn
không có dấu hiệu phục hồi.
*Thủ tục :
Theo Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 15/6/2004 thì ngân hàng muốn
yêu cầu Toà án tuyên bố doanh nghiệp phá sản để thu hồi nợ thì phải tuân
theo thủ tục sau :
-Ngân hàng Thương mại làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản đối

* Nguyên tắc xử lý : Xử lý nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm phải hoàn
toàn tuân thủ theo nguyên tắc chung về xử lý nợ tồn đọng được quy định tại
Điều 1 Quyết định 149/2001/QĐ-TTg. Việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân
hàng thương mại phải bảo đảm vững chắc; không tái diễn, không gây mất ổn
định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Phải có
biện pháp tận thu nợ tồn đọng của ngân hàng để hạn chế tối đa tổn thất tài sản
quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra việc xử lý nợ có tài sản bảo đảm còn phải tuân thủ theo
nguyên tắc riêng như phải tiến hành xử lý công khai, nhanh chóng, đúng pháp
luật.
*Phạm vi xử lý
Vũ Thị Lan Hương Lớp: Luật kinh doanh K45
25

Trích đoạn Nợ tồn đọng cú tài sản bảo đảm Nợ tồn đọng khụng cú tài sản bảo đảm và khụng cú đối tượng thu hồi nợ Nợ tồn đọng khụng cú tài sản bảo đảm nhưng con nợ cũn tồn tại đang hoạt động. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yờn Quỏ trỡnh hỡnh thành của NHNo&PTNN Bắc VĨnh Yờn. Dịch vụ ngõn hàng đối ngoại:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status