Báo cáo tổng hợp - Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đô - Pdf 12

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những định chế quan trọng bậc nhất của nền kinh
tế. Trong nền kinh tế ngân hàng thương mại có vai trò to lớn trong việc đáp
ứng nguồn vốn, chu chuyển luồng tiền phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh
của cá các nhân tổ chức trong nền kinh tế, đặc biệt hiện nay nền kinh tế nước
ta đang ngày càng phát triển theo hướng hội nhập, phát triển và toàn cầu hóa
thì ngân hàng càng có vai trò to lớn hơn. Bằng các sản phẩm dịch vụ của
mình ngân hàng đã giúp các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục và thúc
đẩy phát triển kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy, sự an toàn trong hoạt
động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhiều tổ chức, cá
nhân trong nền kinh tế.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề được các ngân hàng quan
tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới an
toàn của ngân hàng và sự tồn tại của ngân hàng.
Sau một tháng thực tập tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Thành
Đô, em đã tìm hiểu được quá trình hình thành, phát triển và có một cái nhìn
chung về các hoạt động của chi nhánh hiện nay, và em nhận thấy rủi ro có thể
xảy ra trong hoạt động của ngân hàng rất đa dạng và phức tạp. Chính bởi vậy,
em chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Thành Đô” làm chuyên đề
tốt nghiệp cuối khóa của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của PGS.TS
Phan Thu Hà đã giúp em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này.
1
I.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – BIDV:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập ngày
26/04/1957 với tên gọi ban đầu là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Giấy phép
kinh doanh số: 0106000439, mã số thuế: 01001506191.
Giai đoạn 1957 – 1980 ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tiền thân của ngân

726 người, các công ty, đơn vị trực thuộc là 10.859 người, tuổi đời bình quân
là 33 (năm 2006 là 34), có trên 56% cán bộ dưới 30 tuổi, cán bộ có trình độ
Đại học và trên đại học đạt trên 78,5%, có bằng B tiếngAnh trở lên chiếm
71%; 246 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân.

3
Hội đồng
quản trị
Ban tổng
giám đốc
Hội đồng quản lý tài sản nợ có
Hội đồng tín dụng
Hội đồng khoa học
Khối quản
lý rủi ro
Khối tín
dụng
Khối kế
toán
Khối hành
chính
Khối dịch
vụ
Khối tài
chính
Ban quản lý
rủi ro
Ban kiểm tra
nội bộ
Ban tín dụng

trong tương lai và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho ngân hàng.
Khối tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tín dụng vơi các chi
nhánh, trực tiếp cấp tín dụng và quản lý các khoản tín dụng lớn
Khối dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như dịch vụ thanh toán,
dịch vụ phát hành thẻ, dịch vụ bảo lãnh….
Khối tài chính quản lý các hoạt động tài chính và trực tiếp thực hiện việc
kinh doanh tiền tề (tresuary department)
Khối kế toán thực hiện lập sổ sách kế toán hàng ngày. Mỗi phòng ban đều
có một bộ phận kế toán trực tiếp thực hiện kế toán cho các giao dịch hằng
ngày và cuối ngày sẽ tổng hợp số liệu lại tại phòng kế toán chung cho cả hệ
thông ngân hàng.
Khối hành chính gồm các phòng văn thư, nhân sự, phòng thương hiệu và
quan hệ công chúng….
Riêng với ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thuộc khối tài chính là
một trong những ban quan trọng của ngân hàng bởi hoạt động của ban này
luôn mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Hơn thế nữa hoạt động của ban
nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngày càng được mở rộng đặc biệt là phòng
kinh doanh tiền tệ.
Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ gồm 3 phòng ban chính:
Phòng huy động vốn: phòng này giữ một vị trí hết sức quan trọng bởi nó
thực hiện việc huy động vốn cho ngân hàng. Phòng huy động vốn thực hiện
việc đưa ra các sản phẩm như các loại hình tiền gửi tiết kiêm, kỳ phiếu ngân
hàng, trái phiếu ngân hàng…để thực hiện việc thu hút vốn trên thị trường.
Phòng cân đối tổng hợp giống như một phòng kế toán thực hiện việc điều
chuyển, quản lý vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
4
Phòng kinh doanh tiền tề: đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là
phòng trực tiếp kinh doanh. Nguòn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn
thông qua phòng cân đối tổng hợp được đưa đến phòng kinh doanh tiền tệ và
phòng tín dụng là chủ yếu. Phòng tín dụng sẽ thực hiện việc cho vay còn

Phòng cân đối tổng hợp giống như một phòng kế toán thực hiện việc điều
chuyển, quản lý vốn và thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Phòng kinh doanh tiền tề: đây là phòng ban vô cùng quan trọng bởi nó là
phòng trực tiếp kinh doanh. Nguòn vốn được huy động từ phòng nguồn vốn
thông qua phòng cân đối tổng hợp được đưa đến phòng kinh doanh tiền tệ và
phòng tín dụng là chủ yếu. Phòng tín dụng sẽ thực hiện việc cho vay còn
phòng kinh doanh tiền tệ sẽ thực hiện việc kinh doanh đối với nguồn vốn để
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3 Một số kêt quả kinh doanh chủ yếu:
1.3.1 Chỉ tiêu tổng thể của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam:
Hoạt động của BIDV cũng đã phải chịu ảnh hưởng không mấy tích cực từ
những biến động này. Song, với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của Ban lãnh
đạo cùng với sự quyết tâm của toàn hệ thống, BIDV đã hoàn thành xuất sắc
kế hoạch kinh doanh 2007.
Tính đến 31/12/2007, tổng tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế đạt
201.382 tỷ VND (12,5 tỷ USD), tăng 27% so với năm 2006. Chất lượng tài
sản của ngân hàng được nâng cao một cách bền vững trong vòng 5 năm qua,
thể hiện qua cơ cấu tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn.
Cụ thể:
6
Bảng 1: Các chỉ số tài chính cơ bản của BIDV
Các chỉ số Năm 2006 Năm 2007
Chất lượng tài sản
Nợ xấu/Tổng dư nợ 9,6% 3,98%
Dự phòng rủi ro tín dụng/Nợ xấu 60% 134%
Cân đối vốn
Vốn CSH/Tổng tài sản 2,8% 4,17%
Tỷ số vốn cấp 1 5,8% 6,4%
CAR 5,5% 6,7%
Thanh khoản

thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể từ năm 2003 tới 2007,
với tỷ lệ dư nợ/ tiền gửi giảm dần từ 106,4% xuống 97,5%, nhờ mức độ tăng
nhanh huy động tiền gửi khách hàng. Điều này phù hợp với chiến lược phát
triển nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tài sản thanh khoản (tiền và các
khoản tương đương tiền tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi
thanh toán tại các TCTD khác)/Tổng nợ phải trả có xu hướng giảm nhẹ dần qua
các năm, từ 8,2% xuống 6,6 %, tuy nhiên việc giảm này chủ yếu là do ngân
hàng đã thu hút được nhiều tiền gửi nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân và chỉ một
phần nhỏ là do tài sản thanh khoản của ngân hàng giảm trong năm 2007.
1.3.2 Chỉ tiêu nguồn vốn của Ngân hàng:
Trong năm 2007, BIDV tiếp tục được Chính phủ cấp bổ sung 3.400 tỷ
VND vốn điều lệ (tăng vốn tự có từ mức 6.214 tỷ VND năm 2006 lên mức
10.643 tỷ VND), nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 5,5% năm 2006 lên mức 6,7%
năm 2007, hoàn thành cơ bản việc trích dự phòng rủi ro theo quyết định 493
(cả dự phòng chung và cụ thể). Chỉ số ROE đạt 25,01%, ROA đạt 0,89%.
Vốn cấp I năm 2007 đạt 10.276 tỷ VND, tăng 3.628 tỷ VND so với 2006.
Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phát hành trái phiếu tăng
vốn cấp II với khối lượng: 3.250 tỷ VND. Ngân hàng đã phát hành thành công
2 đợt trái phiếu vào tháng 5 và tháng 12 năm 2006, là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều
8
kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp II vừa
đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà
nước không vượt quá 50% vốn cấpI. Tổng vốn cấpI và cấpII đều tăng đảm
bảo tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng.
Bảng 2: Xu hướng an toàn vốn của BIDV
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Các chỉ số an toàn vốn
Năm
2003

II. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH THÀNH ĐÔ:
9
2.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thành Đô được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở tách, nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng
Đầu Tư và Phát triển Long Biên (chi nhanh cấp II), trực thuộc chi nhánh Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Hà Nội.
Căn cứ vào Quyết định số 1555/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam về việc mở chi nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam.
Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ – HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc điều chỉnh các chi nhánh cấp II
trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Căn cứ Quyết địng số 222/QĐ – HĐQT ngày 14/08/2006 của Hội đồng
quản trị Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Chi nhánh Thành Đô chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2006
với số vốn ban đầu 300 tỷ VNĐ. Có trụ sơ đặt tại: Số 463 đường Nguyễn Văn
Linh, phường Phúc Đồng, quân Long Biên, thành phố Hà Nội.
Chi nhánh Thành Đô nhờ có sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân
hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, các phòng ban tại hội sở chính, vơi sự
cố gắng của Ban giám đốc và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, đã luôn hoàn
thành xuât sắc các chỉ tiêu được giao. Trong hơn hai năm qua, chi nhanh
Thành Đô đã không ngừng phat triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ, không
chỉ dừng lại ở các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán trong nước,
thanh toán quốc tế… Ngân hàng đã ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa
dạng, các hình thức thanh toán hiện đại được áp dụng như: hệ thống rút tiền tự
động qua thẻ ATM, Home banking… kết hợp với các kênh thanh toán tạo cho
khách hàng có sụ lựa chọn phù hợp, tiện lợi nhất cho mình.
2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thành Đô:

không kỳ hạn... cả VND và ngoại tệ.
Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý năm của phòng và
tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Tổ chức thực hiện
công tác khách hàng thường xuyên: phục vụ và khai thác tiềm năng của khách
hàng truyền thống, mở rộng phát triển khách hàng mới. Tham mưu cho Giám
đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và
chính sách lãi suất của chi nhánh.
11
2.3.2 Phòng kế hoạch nguồn vốn:
Tổ chức quản lý và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh
để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật và
trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh tại chi nhánh theo phân công.
Phối hợp cùng các phòng chức năng xây dựng thực hiện các chính sách lãi
suất, chính sách khách hàng, chính sách các sản phẩm mới, đề xuất xây dựng
phát triển các kênh, mạng lưới, công cụ huy động vốn nhằm thực hiện kế
hoạch kinh doanh Xác định cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, đảm bảo cân đối theo
kỳ hạn, loại tiền, phù hợp với đặc thù Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, trên cơ
sở đó xác định cơ cấu chính sách huy động vốn, sử dụng vốn hợp lý.
Chủ trì xây dựng các qui trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn
vốn, tham gia xây dựng qui trình các hoạt động nghiệp vụ khác. Tổ chức thực
hiện công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu cầu. Tổng hợp
thông tin, báo cáo thống kê - phòng ngừa rủi ro phục vụ công tác điều hành
của ngành và chi nhánh.
2.3.3 Phòng Tài chính Kế toán:
Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi
hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh. Phổ biến,
hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ
kế toán của Nhà nước và của Ngành. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán; cân
đối kế toán ngày tháng, năm; các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của
Hội sở và toàn Ngân hàng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status