Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự - Pdf 11

Page 1 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
MỤC LỤC
Page 2 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường,
bên cạnh số ít các doanh nghiệp Nhà nước không được hỗ trợ hoặc bị cắt giảm
sự hỗ trợ của Nhà nước đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện sản xuất và kinh
doanh mới, hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều rơi vào tình trạng khó khăn
hoặc đi đến phá sản. Các doanh nghiệp này sau khi không được nhà nước hỗ trợ
đã đánh mất sự tự chủ trong kinh doanh của mình, đặc biệt là sự tự chủ về vốn
kinh doanh. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp trở nên lúng túng, khả năng
thanh toán thấp, không tạo được các lợi thế trong kinh doanh … đây chính là
nguyên nhân gây ra sự yếu kém và dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp.
Có thể thấy trong một doanh nghiệp, vốn là nhân tố quan trọng trong quá
trình đầu tư sản xuất kinh doanh; nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn là một
vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong ngắn cũng như dài hạn, là khâu trọng điểm trong công tác tài
chính doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn và việc sử dụng
nguồn vốn có hiệu quả, xuất phát từ thực tế khi thực tập tại công ty cơ khí Ngô
Gia Tự, cùng với những kiến thức lý luận đã được trang bị tại ghế nhà trường,
em quyết định chọn đề tài chuyên đề “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự ”. Với những nghiên cứu và đề xuất
cá nhân, em mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các
doanh nghiệp hiện nay.
Chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Page 3 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Chương 2: Thực trạng về vốn lưu động và tình hình sử dụng vốn lưu động

- Sản xuất vòng bạc,
- Dịch vụ taxi,
- Sản xuất và lắp ráp ô tô.
Page 5 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
1.1 Sự hình thành:
Giai đoạn 1914 – 1918 AVIAT là hãng sửa chữa ô tô lớn nhất nước ta lúc
bấy giờ do một tư bản người Pháp lập ra. Với những thủ đoạn và chính sách bóc
lột sức lao động của công nhân như: làm việc 10 giờ / ngày; dùng đồng hồ chấm
công; treo, lật thẻ đối với công nhân; lễ tết, chủ nhật, nghỉ ốm đau đều không có
lương; môi trường làm việc khắc nghiệt … Đời sống công nhân ngày càng thấp
kém và khổ cực. Giai đoạn 1929 – 1933 là giai đoạn mà tư bản Pháp bóc lột
công nhân dã man hơn cả như: đánh đập, sa thải, không trả lương cho công
nhân… Trước tình hình trên, công nhân trong nhà máy đã tiến hành đình công
sáng 28/5/1929. Nhiều nhà máy, công sở cũng hưởng ứng cuộc đình công như:
Nhà máy Diêm, nhà máy điện, nhà máy sợi Nam Định … Đồng chí Ngô Gia Tự
được phân công trực tiếp chỉ đạo phong trào này. Phong trào bước đầu đã dành
thắng lợi với những chấp thuận của chủ hãng như tăng lương, giảm giờ làm, bãi
bỏ một số quy định…
Sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, đất nước ta tiến hành công cuộc
xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hãng AVIAT lúc này có tên là xí nghiệp quốc doanh
sữa chữa ô tô 1/5 với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa ô tô. Ngày 13/7/1968 Bộ
Giao thông vận tải ra quyết định số 2081-CB/QĐ thành lập nhà máy mang tên
“Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự”.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, nhà máy vươn lên sản
xuất nhiều loại phụ tùng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Năm 1983 nhà máy được đổi tên thành “Nhà máy sản xuất phụ tùng Ngô Gia
Tự”. Năm 1996, quyết định số 1465 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ giao
thông vận tải đổi tên nhà máy thành “Công ty cơ khí Ngô Gia Tự” như hiện nay.
Page 6 of 56

máy được Bộ giao thông vận tải ra quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà
nước, nhà máy được đổi tên thành Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Nhiệm vụ của
công ty được mở rộng hơn: sản xuất phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành; sữa
chữa ô tô; mua bán ô tô, xe máy; kinh doanh dịch vụ.
Từ năm 2001 công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phụ tùng ô tô.
Cụ thể là sản xuất 23 mặt hàng của 15 mác xe các loại, ngoài ra công ty còn mở
thêm xưởng đại tu máy công cụ, sản xuất các phụ tùng cho máy kéo Bông Sen
phục vụ nông nghiệp.
Với lợi thế là sản xuất phụ tùng ô tô đã được công ty tận dụng để tiến hành
lắp ráp ô tô. Sản phẩm lắp ráp đó là loại xe mang nhãn hiệu Transinco TK 29, là
loại xe trở khách hạng trung, 29 chỗ ngồi rất được thị trường ưa chuộng.
Doanh thu trung bình hàng năm giai đoạn 2001 – 2005: 40.183.000.000 đồng
Lao động trung bình: 325 người
Thu nhập bình quân: 1.338.000 đồng/ người
Page 8 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty cơ khí Ngô Gia Tự:
Ban giám đốc
P. Tổ chức hành chính
P. Kỹ thuật
P. Kế hoạch sản xuất
P. KCS
P. Tài chính - Kế toán
Văn phòng giám đốc
P. Kinh doanh
Ban dự án
BQL xây dựng
XN
Xây dựng thương mại
XN

nhân tiến hành sản xuất sản xuất trình ban giám đốc, tham mưu cho ban giám
đốc về áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất cũng như đổi mới máy móc, công
nghệ.
Phòng kế hoạch sản xuất:
Có trách nhiệm phối hợp với phòng kỹ thụât và các phòng ban có liên
quan lập các phương án tiến hành sản xuất trình ban giám đốc; lập kế hoạch thu
mua nguyên vật liệu, thuê công nhân sản xuất theo vụ mùa đối với những sản
phẩm hay công việc có tính chất vụ mùa. Tham mưu cho ban giám đốc về việc
phát triển sản phẩm mới.
Page 10 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch hoạt động kinh doanh, các chiến
lược hoạt động. Căn cứ nhiệm vụ được giao, phòng kinh doanh lập và gửi kế
hoạch, báo cáo sản lượng thực tế và các báo cáo liên quan. Lập kế hoạch mua
trang thiết bị, tài sản cho công ty.
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức hướng nghiệp, phổ biến các văn bản mới của Nhà nước về quản
lý tài chính, kinh tế và hạch toán kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc. Lập và
cân đối tài khoản; ròng tiền ra, vào doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kế toán phản
ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các hoạt động kinh tế và tài chính của
công ty trình Ban giám đốc. Phối hợp với phòng tổ chức hành chính tiến hành
chi trả lương cho cán bộ trong công ty.Lập các báo cáo kinh doanh trình ban
giám đốc, tham mưu cho ban giám đốc về vấn đề tài chính có liên quan trong
quá trình hoạt động kinh doanh
Phòng KCS:
Là phòng có trách nhiệm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm sản
xuất ra tại các phân xưởng. Quản lý sổ tay chất lượng, tổ chức việc xây dựng
quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn ISO. Hiện nay công ty đang
xây dựng sổ tay chất lượng và quy trình để phấn đấu năm 2007 sẽ đạt tiêu chuẩn

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Công nghệ chủ yếu trong các phân xưởng đều là công nghệ của Trung
Quốc, được đánh giá là ở mức trung bình của thế giới.
Năm 2006 theo quyết định di dời của ban giám đốc công ty, các nhà
xưởng đã chuyển về hoạt động tại khu công nghiệp Ngọc Hồi 2 – Thanh Trì – Hà
Nội. Các phòng ban làm việc, nhà xưởng được xây mới hoàn toàn và được trang
bị thêm các thiết bị mới cần thiết cũng như ngày một hoàn thiện điều kiện của
cán bộ công nhân viên lao động trong công ty.
2.2 Sản phẩm, thị trường khách hàng của công ty
2.2.1 Sản phẩm:
Sản phẩm công ty sản xuất là phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành giao
thông vận tải; sửa chữa ô tô, xe máy; mua bán ô tô, xe máy; kinh doanh dịch vụ.
Sản phẩm chính là phụ kiện, phụ tùng ô tô. Xí nghiệp bạc metal với công
nghệ sản xuất hiện đại sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ cung
cấp cho thị trường bên ngoài. Với ưu thế này công ty đã mở rộng ngành nghề
kinh doanh bằng việc lắp ráp ô tô cỡ trung. Sản phẩm ô tô lắp ráp chủ yếu là ô tô
trở khách 29 chỗ ngồi mang số hiệu TK 29.
Xí nghiệp taxi G ra đời, đây là một công trình nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước được Nhà nước hỗ trợ và phát triển áp dụng xe ô tô chạy bằng Gas.
Với việc này, công ty chính thức ra nhập hệ thống các công ty kinh doanh dịch
vụ taxi. Sự khác biệt giữa các xe taxi của công ty với các công ty khác đó là các
xe taxi của công ty được chạy bằng gas nên an toàn với môi trường và giảm
được chi phí.
2.2.2 Thị trường khách hàng:
Đối với sản phẩm ô tô lắp ráp:
Page 13 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Khách hàng chủ yếu của công ty đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực
vận tải, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tour du lịch trong nước, các công
ty có nhu cầu đưa đón cán bộ công nhân viên cũng là đối tượng khách hàng của

trong những năm qua là đào tạo lại và đào tạo mới, đào tạo và bổ sung cán bộ
quản lý, nâng cao chất lượng quản lý cũng như công nhân sản xuất trực tiếp. Với
chính sách thu hút những lao động có tay nghề cao vào làm việc tại các phân
xưởng, tỷ lệ công nhân có tay nghề bậc cao làm việc tại công ty ngày càng tăng
lên.
Cơ cấu công nhân theo bậc thợ
(Số liệu báo cáo năm 2006)
Công nhân theo bậc thợ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ %
Công nhân 1/7 60 29,3
Công nhân 2/7 35 14,6
Công nhân 3/7 40 19,6
Công nhân 4/7 36 14,8
Công nhân 5/7 32 13,2
Công nhân 6/7 20 8,06
Công nhân 7/7 26 12.1
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.4.2 Điều kiện lao động
Page 15 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Cuối năm 2006 theo quyết định di dời trụ sở từ 16 Phan Chu Trinh - quận
Hoàn Kiếm tới Khu công nghiệp Ngọc Hồi 2. Nơi làm việc của cán bộ, công
nhân trong công ty được xây mới hoàn toàn. Trụ sở các phòng ban được trang bị
và bổ sung thiết bị văn phòng mới cho phù hợp với điều kiện mới và thuận tiện
cho công tác.
Các phân xưởng cũng được bổ sung thêm một số trang thiết bị mới, một số
máy móc thiết bị khác do không thể di chuyển được thay mới hoàn toàn. Đối với
công nhân làm việc tại các phân xưởng cũng được công ty trang bị quần áo bảo

cũng như công ty Cơ khí Ngô Gia Tự nói riêng học tập kinh nghiệm quản lý,
phương thức sản xuất và đặc biệt là tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại ứng dụng
trong sản xuất.
Nền công nghiệp sản xuất ô tô đang phát triển nhanh chóng trên thế giới,
với xu hướng chuyên môn hoá, nền công nghiệp ô tô cũng mang tính toàn cầu.
Với đặc điểm này chúng ta cũng sẽ tận dụng được các lợi thế của mình để phát
triển ngành công nghiệp ô tô nói chung.
Ở Việt Nam, nền công nghiệp ô tô phát triển chậm hơn so với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học
công nghệ được áp dụng vào sản xuất ô tô, với chính sách mở cửa của Nhà nước
ta, nền công nghiệp ô tô nước ta đang tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ các
nước phát triển, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng ngành, đào tạo nguồn nhân
Page 17 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
lực kỹ thuật cũng như nhân lực quản lý, từng bước hội nhập với ngành công
nghiệp ô tô trong khu vực cũng như trên thế giới.
Như vậy vấn đề đặt ra khi hội nhập của công ty nói riêng và ngành công
nghiệp ô tô nói chung đó là một mặt làm sao tiếp nhận chuyển giao về mặt công
nghệ cũng như quản lý công nghệ, một mặt vẫn giữ được những đặc nét riêng
của ngành, của công ty, tránh tình trạng bị thôn tính, rơi vào thế bị động hay phá
sản doanh nghiệp.
4. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp hiện nay:
4.1 Thuận lợi:
* Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Việt nam phát triển
Chính sách mở cửa đã tạo cho Việt Nam nói chung, ngành lắp ráp ô tô nói
riêng một bộ mặt mới. Việt Nam ngày càng khẳng định đường lối hội nhập, quan
hệ đối ngoại song phương, đa phương trong khuôn khổ hợp tác khu vực và toàn
cầu. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào ASEAN, bình thường hoá quan hệ ngoại

kinh tế thế giới hiện nay sự cạnh tranh là rất khốc liệt. Chính vì vậy Công ty
Page 19 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
cũng phải chịu sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của các hãng lắp ráp ô tô khác
trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
* Tiềm lực tài chính nhỏ bé
Vốn và tài sản là một trong những nguồn lực cực kỳ quan trọng đối với bất
kỳ một doanh nghiệp nào, điều này càng thể hiện rõ hơn trong sản xuất kinh
doanh ô tô . Đây là một ngành kinh doanh đòi hỏi đầu tư lớn và không ngừng tái
mở rộng đầu tư, mở rộng kinh doanh để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng
của khoa học công nghệ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tuy vậy vốn và tài sản của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự còn quá nhỏ bé so
với các hãng lắp ráp ô tô có có tên tuổi trong nước và trong khu vực, không
tương xứng với qui mô sản xuất và mất cân đối trong cơ cấu vốn. Tính đến thời
điểm này Công ty có 17.588 triệu đồng. Mặc dù tới nay, ngành ô tô trong nước
vẫn là ngành được Chính Phủ bảo hộ, dành cho các công ty lắp ráp ô tô trong
nước những ưu đãi về thương quyền, về vay vốn và trên một số mặt vẫn là độc
quyền ở Việt Nam nhưng từ năm 1994 các doanh nghiệp Nhà nước đã không
được hậu thuẫn về tài chính như trước đây, mọi hoạt động của Công ty phải dựa
trên vốn tự có. Chính khả năng hạn hẹp về tài chính này đã có những ảnh hưởng
không nhỏ đến việc phát triển và đổi mới công nghệ tại công ty và việc đưa ra
những định hướng để phát triển.
5. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới:
Trong những năm tới, công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã xây dựng cho mình
một kế hoạch phát triển rất rõ ràng.
Page 20 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Mục tiêu tổng quát là xây dựng công ty cơ khí Ngô Gia Tự thành một
trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp ô tô trở khách
hạng trung. Từ nay đến năm 2010 xây dựng công ty cơ khí Ngô Gia Tự có một

nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do công ty mẹ cấp. Hàng năm công ty phải lập
báo cáo kết quả kinh doanh trình lên Tổng công ty, thực hiện việc nộp lãi lên
Tổng công ty sau khi đã trả lương cán bộ công nhân viên, trích các quỹ hay đề
nghị bổ sung tăng vốn điều lệ.
Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty như sau:
Page 22 of 56
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Bảng 2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị: 1000 đồng
T
T
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
I
Nguồn vốn kinh doanh
16.478.754 99,73 17.588.000 99,27 1.109.246 6,73
1 Vốn ngân sách cấp 13.078.245 79,15 13.954.174 78,76 875.929 6,69
2 Vốn tự bổ sung 3.400.508 20,58 3.628.510 20,48 228.002 6,7

Năm 2005 Năm 2006 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
I
Nợ phải trả
23.533.280 58,75 26.136.757 59,38 2.603.477 11,06
1 Nợ ngắn hạn 7.374.428 18,41 8.481.901 19,27 1.107.473 15,01
2 Nợ dài hạn 16.102.772 40,2 18.090.615 41,1 1.987.843 12,34
3 Nợ khác 56.079 0,14 4.401 0,01 - 51.678 -92,15
II
Vốn chủ sở hữu
16.523.367 41,25 17.720.880 40,62 1.197.513 7,24
III
Tổng nguồn vốn
40.056.647 100 44.016.095 100 3.959.448 9,88
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Qua bảng trên ta thấy:
Trong năm 2006 nguồn vốn của công ty đã tăng lên 3.959.448.000 đồng,
tương ứng với tốc độ tăng là 9,88 %, nguyên nhân là do năm 2006 nhu cầu kinh
doanh của công ty mở rộng, công ty phải vay vốn để tiến hành sản xuất kinh

trọng
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
I
Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn
15.922.488 39,7 18.205.056 41,36 2.282.568 14,3
1 Tiền mặt 2.475.500 6,18 3.050.315 6.93 574.815 23,2
2 Khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
- - 972.756 2,21 972.756 100
3 Các khoản phải thu 3.132.429 7,82 2.369.065 5,38 -763.364
-23,04
4 Hàng tồn kho 9.413.312 23,5 10.797.148 24,53 1.383.836 14,7
5 Tài sản lưu động
khác
925.308 2,31 1.016.771 2.31 91.463 9,8
II
Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
24.554.724 61,3 25.811.038 58,64 1.256.314
5,11
1 Tài sản cố định 24.554.724 61,3 25.811.038 58,64 1.256.314
5,11
2 Đầu tư dài hạn - - - - - -
Tổng tài sản 40.056.647 100 44.016.095 100 3.959.448 9,88
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status