Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (CONSTREXIM HOLDINGS) - Pdf 11

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt các
doanh nghiệp muốn đứng vững, vươn lên vượt qua những thử thách, tránh nguy
cơ gặp phải khó khăn cần phải tự vận động, nhanh chóng đổi mới hoạt động sản
xuất kinh doanh, trong đó hoạt động tài chính là một trong các vấn đề được quan
tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh
nghiệp. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà
quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định
đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp
thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần
nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân
tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở
thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, nhà
quản lý doanh nghiệp có thể rút ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp
làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng
thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài
chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập
tại Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam, em quyết
định chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Tổng
công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (CONSTREXIM
HOLDINGS)”
Nội dung chuyên đề bao gồm ba chương chính:
Chương I: Lý thuyết chung về tài chính doanh nghiệp và đánh giá hiệu
quả hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Chương II: Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của Tổng công ty cổ
phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Tổng
công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam.

- Quan hệ tài chính giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp bao
gồm : quan hệ giữa doanh nghiệp với với các phòng ban, phân xưởng, tổ đội
sản xuất trong việc nhận tạm ứng, thanh toán tài sản, vốn; Quan hệ giữa doanh
nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho
người lao động (lương, thưởng, phạt) , chủ sở hữu (chia cổ tức).
1.1.2. Vai trò:
- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của quy luật
cung cầu rất mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thì thị trường
vốn được hình thành với những hình thức đa dạng của nó. Đây là môi trường
hết sức thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động khai thác, thu hút các nguồn
vốn trong xã hội nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện qua việc phải
xác định chính xác nhu cầu vốn, lựa chọn hình thức, phương pháp thu hút
vốn thích hợp, lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả, linh hoạt sử dụng các
nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán chi trả... phục vụ cho các mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ
chức sử dụng vốn. Vai trò của tài chính doanh nghiệp là đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro của dự án kết
hợp với mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp; Cũng như việc hình thành và sử
dụng các quỹ của doanh nghiệp, việc sử dùng hình thức thưởng - phạt một cách
hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, nâng
cao năng suất lao động, cải tieén sản xuất kinh doanh qua đó nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
3
- Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các số liệu kế toán, các chỉ tiêu tài
chính như hệ số kế toán, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn

thì bước tiếp theo phải quyết định làm thế nào để huy động được các
nguồn tài trợ đó. Nên sử dụng lợi nhuận tích lũy hay nên kêu gọi
thêm vốn từ cổ đông, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn
bằng cách phát hành các công cụ nợ, nên phát hành trái phiếu hay
tín phiếu,… Đó là những quyết định liên quan đến quyết định nguồn
vốn trong hoạt động của doanh nghiệp.
• Quyết định quản lý tài sản: Sau khi tài sản đã được mua sắm bởi
nguồn tài trợ huy động thích hợp thì vấn đề không kém phần quan
trọng đó là quản lý sao cho tài sản được sử dụng một cách hiệu quả
và hữu ích. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về việc quản lý và
sử dụng tài sản có hiệu quả, đặc biệt đối với tài sản lưu động là loại
tài sản dễ gây ra thất thoát và lãng phí khi sử dụng.
Như vậy hoạt động tài chính bao hàm các hoạt động liên quan đến hai
phần cơ bản đó là tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động
tài chính biểu hiện việc doanh nghiệp có chủ động trong lựa chọn hình thức,
phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi với
chi phái huy động vốn ở mức thấp nhất có thể hay không?; việc tổ chức thực
hiện sử dụng vốn hợp lý và mang lại kết quả kinh doanh tốt hay không?
1.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính:
Để đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trước
hết phải hiểu được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó, nhận biết được
các khoản mục có liên quan.
Một trong những phương pháp được sử dụng chủ yếu đó là Phương pháp
so sánh. Mục đích của so sánh là thấy được sự giống hay khác nhau giữa các
5
kỳ báo cáo, các doanh nghiệp trong cùng ngành… nhằm xác định được mức –
xu hướng biến động của chỉ tiêu xem xét. Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ kinh doanh trước
để thấy được sự tăng giảm của chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau và xu hướng
phát triển của chúng trong tương lai.

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính:
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp
bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn:
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo an toàn cho các món nợ.
Nó đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài
trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ
đóng góp tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất – kinh
doanh chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu và khi tạo ra lợi nhuận thì lợi
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
*
Doanh thu
Tổng tài sản
7
nhuận dành cho chủ doanh nghiệp sẽ tăng cao bởi phần lãi vay trả cho chủ nợ
thường đã được xác định trong các hợp đồng vay vốn.
(1) Hệ số nợ và Hệ số tự chủ tài chính:
Hệ số nợ =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Còn tổng tài
sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay chính là toàn bộ giá trị
đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được thể hiện trong phần
“Tài sản” của Bảng cân đối kế toán.
Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ
càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít, hệ số nợ càng cao thì hiệu
ứng đòn bẩy càng cao. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải
so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.

ngắn hạn thường là các khoản vay ngắn hạn (thời hạn còn lại không quá 1
năm) Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung
cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác.
Hệ số khả năng thanh toán chung phản ánh việc công ty có bao nhiêu tài
sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ
khi đến hạn của doanh nghiệp.
(2) Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hàng tồng kho là tài sản dự trữ, có tính thanh khoản thấp nhất trong tài
sản ngắn hạn, khi thực hiện chuyển đối thành tiền sẽ mất nhiều thời gian và
tốn chi phí nhiều nhất nên không được tính vào tỷ số thanh toán nhanh.
Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không
phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
9
(3) Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh tức thời =
Tiền + Tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết có bao nhiêu đồng vốn bằng
tiền của doanh nghiệp để sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn, phản
ánh lượng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:
Nhìn chung có hai các để có được lợi nhuận cao (mục tiêu của mọi
doanh nghiệp), đó là: có được lợi nhuận biên cao hoặc có vòng quay tài sản
cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung
hay hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng tốt thường là những công ty tạo ra
doanh số cao từ tài sản của chúng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một
doanh nghiệp người ta thường sử dụng các tỷ số:

nguyên vật liệu tồn kho của doanh nghiệp , bao gồm: hàng mua đang đi trên
đường, nguyên vật liệu tồn kho, côn gcuj dụng cụ, chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang, hàng gửi đi bán…
Vòng quay hàng tồn kho cho biết hàng tồn kho trong một kỳ nhất định
quay được bao nhiêu vòng, nếu vòng quay hàng tồn kho cao thì cho biết mức
độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh và như vậy hiệu quả sử dụng vốn cao và
ngược lại.
Chỉ tiêu này cũng cho thấy việc tổ chức quản lý dự trữ vật tư, hàng hoá
của doanh nghiệp tốt hay không tốt. Chỉ tiêu này không nên quá cao, nếu hệ
số này cao cần phải xem xét việc dự trữ vật tư hàng hoá như thế nào, giá hạch
toán hàng tồn kho như thế nào…
(4) Kỳ thu tiền bình quân
11
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
=
Các khoản phải thu
Doanh thu
* 360
Các khoản phải thu được chi làm hai phần: Các khoản phải thu ngắn
hạn là toàn bộ giá trị các tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ
chức ,các nhân chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi
trong vòng 1 năm, gồm :phải thu khách hang về sản phẩm hang hóa diochj vụ
đã cung cấp, trả trước cho người bán để mua hang hóa, dịch vụ vật tư, vốn đã
cấp cho đơn vị phụ thuộc, tạm ứng … Và các khoản phải thu dài hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để doanh nghiệp chuyển hoá
các khoản phải thu được thành tiền, hay nói cách khác nó đo lường khả năng
thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu
thụ một ngày. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh
nói chung hay cũng chính là hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
(1) Doanh lợi tổng tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là phần còn lại cuối cùng trong
doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các loại chi phí và thuế, thuộc về chủ sở hữu
qua toàn bộ quá trinh sản suất kinh doanh.
ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá hiệu quả của các
quyết định đầu tư tài sản của doanh. Doanh lợi tổng tài sản cho biết một đồng
13
tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
thu nhập cho doanh nghiệp.
(2) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ mỗi một đồng vốn đầu tư của chủ
doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng
cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh, vì hệ số này cho thấy khả
năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi
vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài
chính của công ty.
(3) Doanh lợi doanh thu (Lợi nhuận biên)
Doanh lợi doanh thu còn gọi là lợi nhuận biên, cho biết trong một trăm
đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó phản ánh năng lực
của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ với tổng
chi phí ở mức thấp hoặc đạt được mức giá bán cao. Chỉ tiêu này không trực

Bởi vậy khi xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của mỗi
doanh nghiệp cần phải xét đến yếu tố ngành để có sự so sánh đối chiếu
phù hợp.
Tiếp theo, không thể không kể đến đó là nhân tố con người - trình độ
chuyên môn, năng lực của các cán bộ nhân viên làm công tác quản trị tài
chính doanh nghiệp. Các quyết định hoạt động tài chính doanh được đưa ra
dựa trên những đánh giá chủ quan của nhà quản trị tài chính. Bởi vậy muốn
hoạt động tài chính đạt được hiệu quả cao, phục vụ tốt cho mục tiêu tổng hợp
của doanh nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ những nhà quản trị tài chính có khả
15
năng đánh giá được tổng quát thực trạng tài chính doanh nghiệp, đưa ra
những quyết định đúng đắn nhất.
1.2.5. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính:
Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng đa dạng, không
ngừng biến động, tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng bởi
những lẽ sau:
- Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới
tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
- Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không
ngừng mở rộng, nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng
lớn.Trong khi đó, thị trường tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về qui
mô, và xuất hiện ngày càng nhiều các công cụ tài chính khác nhau. Do vậy,
việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn và việc sử
dụng vốn nhu thế nào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Do đó, bất kì doanh nghiệp nào, trong quá trình xây dựng, tồn tại và
phát triển của mình, luôn luôn tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả hoạt động
nhằm một mục tiêu duy nhất đó là “ Tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu”. Và
muốn nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, công việc trước hết là doanh
nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của mình. Hoạt động này

như nộp thuế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
17
Dựa trên số liệu của Báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể kiểm tra,
đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từng thời kỳ; so
sánh giữa các kỳ, với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hoặc số liệu
trung bình ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp thông qua tác động vào
doanh thu, chi phí.
18
Chương II
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại
Việt Nam:
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty:
- Quá trình hình thành và phát triển.
Tổ chức tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và
Thương mại Việt Nam (CONSTREXIM HOLDINGS) là Công ty Xuất nhập
khẩu Vật liệu Xây dựng (CONSTREXIM), thành lập theo Quyết định số 630/
BXD–TCCB ngày 23/04/1982 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trải qua các thời kỳ kiện toàn bộ máy và thay đổi tổ chức, năm 2002,
Công ty được thành lập lại mang tên Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập
khẩu Việt Nam theo Quyết định số 11/2002/QĐ - BXD ngày 18/04/2002 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng và là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty
con đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm áp dụng tại Quyết định
số 929/QĐ -Ttg ngày 30/07/2001.
Đến năm 2007, theo chủ trương chung của chính phủ về việc cổ phần
hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập
khẩu Việt Nam đã tiến hành cổ phần hóa, đồng thời chính thức đổi tên thành

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
CONSTREXIM HOLDINGS
21
+ Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biều quyết.
là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có nhiêm vụ:Thông qua định
hướng phát triển của công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần
của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của
từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá
trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty; Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Quyết định mua lại trên 10% tổng
số cổ phần đã bán của mỗi loại; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
Quyết định tổ chức lại ,giải thể công ty;…
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Cổ đông.
Hội đồng quản trị Công ty ban đầu có tối đa không quá 7 thành viên, được
đề cử, ứng cử, được bầu với đa số phiếu tại Đại hội đồng cổ đông bằng thể
thức trực tiếp bỏ phiếu. Số thành viên Hội đồng quản trị sẽ được cơ cấu tăng
lên tích lũy theo quy mô phát triển Công ty về sau do Đại hội đồng cổ đông
quyết định.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra bằng thể
thức trực tiếp bỏ phiếu, thay mặt Cổ đông để kiểm soát, giám sát mọi hoạt
động của Công ty.
+ Tổng giám đốc và bộ máy điều hành: Tổng giám đốc do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm, là người điều hành mọi hoạt động của
Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status