Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại học doc - Pdf 11

Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại học
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và phát triển mô hình thư viện điện tử
phù hợp với sự phát triển mới đang rất được quan tâm của các cơ sở giáo dục
và đào tạo. Tại các thư viện Đại học, Học viện bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cho thư viện điện tử, thì nguồn học liệu
nói chung và nguồn học liệu điện tử nói riêng luôn được chú trọng xây dựng
và phát triển. Hiện nay, với phương thức đào tạo theo tín chỉ, “Học liệu chính
là một bộ phận của vốn tài liệu hay nguồn tin của thư viện trường Đại học”
(Hành, 2008). “Sự phát triển nguồn học liệu, nguồn thông tin đặc thù, ngày
càng thu hút sự quan tâm của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo” (Chương,
Tuấn, 2008).
Trong Văn bản hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở Đại học Quốc gia
Hà Nội, có định nghĩa Học liệu điện tử là “các tài liệu học tập được số hóa
theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy
tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là
văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụng
tương tác v.v… và cả tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên”.
Số hoá ở đây được hiểu là “việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để
chuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng truyền thống sang dạng số để
thông tin có thể được xử lý, lưu trữ và truyền phát qua các thiết bị kỹ thuật số
và trên mạng” (Hoa, 2011).
Có thể hiểu nguồn học liệu điện tử là các nguồn tài liệu hay nguồn tin đã
được số hoá phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
và đào tạo, được khai thác thông qua các phương tiện điện tử.
Tại các trường Đại học, Học viện, thư viện với nguồn học liệu là một
trong những điều kiện để duy trì, phát triển và bảo đảm chất lượng đào tạo.
Điều này được thể hiện rõ trong luật Giáo dục Đại học ban hành năm 2012,
chương VII, điều 50, mục 4 về “duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm
chất lượng đào tạo”, gồm:
a) Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên;
b) Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập;

gồm 3 đối tượng chính: giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên.
Tại các trường Đại học, Học viện, giảng viên và sinh viên ngoài hoạt động
giảng dạy và học tập, còn tham gia nghiên cứu khoa học.
Có thể kết luận rằng, nguồn học liệu điện tử là một bộ phận không thể
thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của người
dùng tin tại các trường Đại học, Học viện đã đầu tư xây dựng và phát triển
mô hình thư viện điện tử, đặc biệt là các trường đào tạo theo phương thức tín
chỉ. Tín chỉ được hiểu là “đại lượng đo khối lượng lao động học tập trung
bình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bình thường
phải sử dụng để học một môn học, bao gồm: 1) thời gian học tập trên lớp; 2)
thời gian học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc
khác đã được quy định ở đề cương môn học; 3) thời gian dành cho việc tự
học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị
bài… Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng kiến thức và kỹ năng yêu cầu của
môn học mà người học cần phải tích luỹ được trong một khoảng thời gian
nhất định” (Hành, 2008). Qua định nghĩ trên cho thấy, phương thức đào tạo
theo tín chỉ lấy người học làm trọng tâm, người học cần phải chủ động hơn
trong công việc học tập của mình. Sử dụng nguồn học liệu điện tử giúp người
học dễ dàng nắm vững kiến thức môn học thông qua những hình ảnh, âm
thanh, video, mô hình ảo minh hoạ…bổ trợ cho môn học. Tạo cho người học
sự yêu thích, chủ động, tránh hiện tượng nhàm chán với công việc học tập
của bản thân. Vì thế, việc tìm đến các nguồn học liệu đáp ứng cho nhu cầu tự
học của bản thân người học trở nên quan trọng.
Phương thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi ở người dạy khả năng tự học, đổi
mới phương pháp giảng dạy, tự nâng cao kiến thức, tự sáng tạo tìm ra cái mới
truyền đạt đến người học. Đối với người dạy, phương pháp truyền đạt kiến
thức đến người học rất quan trọng. Ngày nay, truyền đạt kiến thức bằng
phương pháp “trực quan sinh động” đã trở nên phổ biến với mọi đối tượng
người học. Nguồn học liệu điện tử đa dạng về hình thức như âm thanh, hình
ảnh, video…hỗ trợ cho bài giảng của người dạy trở nên phong phú, sinh động

pháp phát triển.Thông tin và Tư liệu, 3, tr. 1 – 4.
Viết, L. V (2006).Thư viện học những bài viết chọn lọc. Hà Nội: Văn hoá –
Thông tin.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status