Tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ pot - Pdf 12

Tổn thương do thoát vị
đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cùng với hội chứng đau các rễ thần kinh
đều có nguồn gốc cơ bản do thoái hóa đĩa đệm - cột sống cổ, thường
được gọi chung là “Hội chứng cổ - cánh tay”.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy có tỷ lệ thấp hơn thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng nhưng lại đóng vai trò rất hệ trọng vì nó trực tiếp uy hiếp tủy sống
cổ và chẹn đường đi của hệ động mạch đốt sống - thân nền bảo đảm nuôi
dưỡng não bộ (đại não, tiểu não ). Không những thế, hệ thần kinh thực vật
ở vùng này lại được phân bố rất phong phú và tiếp xúc rất khăng khít với hệ
động mạch sống - nền bởi hai chuỗi hạch giao cảm cổ cũng bị tác động.
Sau đây là một số biểu hiện thường gặp do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hội chứng cổ - cánh tay là gì?
Hội chứng cổ - cánh tay là hội chứng đau do đĩa đệm của đoạn cột sống cổ
đoạn C5-C7, có đặc điểm là đau và rối loạn cảm giác khởi phát từ cột sống
cổ lan tới chi trên, ít nhiều mang tính chất phân bố thần kinh theo dải. Phần
lớn có kèm các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ. Tùy theo phần nào của
nhánh thần kinh bị xâm phạm mà có những biểu hiện đau, rối loạn cảm giác
và vận động tương ứng. Ở giai đoạn đầu, xuất hiện các triệu chứng pha trộn
đau gáy với sai lệch tư thế. Trên cơ sở của đau lan theo dọc dải da bị xâm
phạm, đồng thời cũng xuất hiện rối loạn cảm giác ở vùng này. Trường hợp
có chèn ép lớn thì bị giảm cảm giác nông (cảm giác tê bì) theo dải da, còn
phầnlớn khi các nhánh, rễ thần kinh bị kích thích lại thấy biểu hiện vùng dải
da tăng cảm giác nông.
Người bệnh có cảm giác căng và sưng bàn tay, mà khách quan không thể
nhận biết được, lại thường kèm theo tím tái đầu chi và lạnh chân tay, chứng
tỏ có thêm rối loạn thần kinh giao cảm. Có thể hạn chế vận động vai, nhưng
không phải là do viêm quanh khớp bả vai - cánh tay.

Đau cánh tay do chồi xương ở mỏm móc
Do đặc điểm sinh - cơ học của đĩa đệm cột sống, quá trình thoái hóa theo
tuổi phát triển dần dần, tới tuổi 50 thì đã hình thành các gai xương ở thân đốt
và chồi xương ở mỏm móc. Trong quãng tuổi đời đó nếu có các yếu tố ngoại
lai (chấn thương, viêm nhiễm, tư thế bất lợi không sinh lý do nghề nghiệp
hay phong cách sinh hoạt, thì sẽ làm tăng tốc độ thoái hóa, thậm chí cột sống
cổ nhiều em ở tuổi thiếu niên đã có biểu hiện thoái hóa nặng nề trên phim
Xquang. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của dự phòng bệnh lý cột sống
cổ.
Trên lâm sàng, đau cánh tay do kích thích rễ thần kinh bởi chồi xương ở
mỏm móc thường gặp nhiều hơn là do thoát vị đĩa đệm. Chồi xương mỏm
móc chĩa vào lỗ liên đốt gây hẹp lòng lỗ liên đốt còn xơ hóa đĩa đệm hạn
chế biên độ vận động cột sống cổ thì chưa có biểu hiện các triệu chứng của
hội chứng cổ - cánh tay.
Sự phối hợp của hai yếu tố lỏng lẻo đoạn vận động cột sống cổ với các gai
xương là nguồn gốc phát sinh hội chứng lâm sàng đồng thời cũng là mục
tiêu giải quyết của các biện pháp dự phòng và điều trị hội chứng cổ - cánh
tay. Ở đây, các triệu chứng xuất hiện từ từ và không mạnh mẽ như trong lồi
và thoát vị đĩa đệm. Biểu hiện đau về đêm, cảm giác kiến bò và tê bì dải da
tương ứng thuộc các rễ thần kinh bị xâm phạm nên còn mang thuật ngữ
“chứng đau cánh tay về đêm”.
Ngoài ra, ở đoạn cột sống cổ, tùy theo mức độ của tác nhân gây bệnh vào
các rễ thần kinh tủy cổ (kích thích, chèn ép) sẽ xuất hiện hội chứng đau rễ
thần kinh - một rễ hoặc nhiều rễ, phần lớn ở một bên, có khi ở cả hai bên.
Điều trị như thế nào?
Điều trị chung: Các biện pháp giảm đau và chống viêm (thuốc, châm cứu,
xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ và tay); các loại thuốc an thần, trấn tĩnh thần
kinh và thư giãn cơ; các loại thuốc hoạt huyết và chống thoái hóa thần kinh.
Điều trị theo nguyên nhân là chủ yếu: Các hội chứng bệnh lý này đều do cơ
chế bệnh sinh cơ học. Do đó tùy theo tác nhân gây bệnh (loại cứng hay


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status