Luận văn " Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường " - Pdf 12



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Văn hoá kinh doanh Nhật
Bản và những lưu ý cho
doanh nghiệp Việt Nam khi
xâm nhập thị trường MỤC LỤC
 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt
Nam
1

I. Khái quát chung

1. Khái quát chung về nước Nhật 1

a. Điều kiện tự nhiên, dân số 1

b. Chính trị 1


4. Nhật Bản – thị trường đầy hứa hẹn của hàng hoá Việt Nam 20

4.1. Thị trường hàng hóa rộng lớn và đa dạng hoá 20

4.2. Tính mở với hàng hoá nước ngoài 22

4.3. Những nỗ lực trong xúc tiến nhập khẩu và chính sách mở
cửa thị trường
22

4.4. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản – cơ
hội tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
24
Chương II. Những đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường
Nhật Bản
27

I. Thị trường Nhật Bản
27

1. Đặc trưng văn hoá của thị trường Nhật 27

Yếu tố con người và văn hóa tác động và hình thành nên nét
đặc trưng của thị trường Nhật Bản
27

a. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài 29

a. Thời trang 41

b. Hình thức của hàng hoá 42

c. Chất lượng 44

d. Nhãn hiệu hàng 45

e. Giá cả 45

f. Môi trường 46

3. Những xu hướng tiêu dùng mới 46

III. Doanh nghiệp Nhật Bản và cách làm việc trong doanh nghiệp
47
1. Văn hoá trong doanh nghiệp 47

a. ý thức tôn trọng lễ nghi và thứ bậc 47

b. Cách ứng xử trong công việc 48

c. ý thức làm việc 50

2. Thói quen đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 52

a. Lễ nghi và thứ bậc 52

b. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 53


3. Những tổ chức – cây cầu nối liền Việt Nam - Nhật Bản 62

II. Những kiến nghị nhà nước 63

1. Xác định rõ vị trí của thị trường Nhật trong xuất khẩu của Việt
Nam
63

2. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
63

3. Có chính sách khuyến khích 64

4. Xây dựng hình ảnh quốc gia 65

III. Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị
trường
67

1. Tiếp cận thị trường 67

a. Thông qua một doanh nhân hoặc một tổ chức có uy tín giới
thiệu
67

b. Tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại 68

c. Tham gia hội nghị và các đoàn đàm phán thương mại 68



KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU
 

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và
đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên.
Hiện nay, Nhật Bản là nước có ODA viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Và
Nhật Bản cũng đứng thứ 2 trong danh sách những nước đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam. Không chỉ như vậy, với dân số khoảng 127 triệu người và GDP hàng năm
vào khoảng 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một thị
trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với bất kỳ một quốc gia nào.
Với chủ trương của Đảng và nhà nước “ Củng cố vị trí ở các thị trường
quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn
hàng mới. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu, giảm xuất qua các thị trường trung gian”, trong những năm gần đây, số
lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác Nhật Bản ngày càng nhiều.
Đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường thì
việc tìm hiểu về tập quán kinh doanh của Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu một cách cụ thể và
kỹ lưỡng. Vì vậy, với Khoá luận tốt nghiệp “ Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và
những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường”, hi vọng có thể
giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn sơ lược về thị trường Nhật Bản để có những
sách lược cụ thể và hiệu quả khi làm ăn với Nhật Bản nói chung và khi xuất khẩu
nói riêng.

khoảng 4000 đảo nhỏ khác theo hình cánh cung. Khí hậu ôn hoà, có 4 mùa rõ rệt.
Có sự phân hoá khí hậu khác nhau khá rõ giữa các vùng. Mùa hè nóng ẩm, bắt đầu
vào khoảng giữa tháng 7, mùa đông bắt đầu khoảng tháng 11. Khí hậu phong phú
với lượng mưa nhiều đã góp phần làm nên một thảm thực vật khá đa dạng.
Nhật Bản khá nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các nguyên vật
liệu thiết yếu đều phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản phải NK hơn 99%
nhu cầu về dầu thô; 100% khoáng Bô xít dùng sản xuất nhôm, thép; hơn 97% than
đá…
Địa hình của Nhật Bản khá phức tạp. Ba phần tư diện tích của Nhật Bản là
núi và cao nguyên. Sông ngòi ngắn và dốc, đồng bằng nhỏ hẹp. Nằm trong vành đai
núi lửa, ở Nhật hiện nay vẫn còn 77 núi lửa đang hoạt động, và các trận động đất
xảy ra thường xuyên. Tuy vậy, những ngọn núi lửa này đã mang lại vô số những
suối nước nóng là điểm du lịch và chữa bệnh cho hàng triệu du khách mỗi năm.

b. Chính trị
Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến kiểu
Anh, trong đó Nhà vua là biểu tượng của đất nước và là sự thống nhất của dân tộc,
là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại; nhà nước được tổ chức theo chế độ
tam quyền phân lập : quyền lập pháp thuộc về Thượng nghị viện và Hạ nghị viện,
Hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án.
Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp của 3 Đảng : Đảng dân chủ tự do
( LDP ), Công Minh (Koumei ) và Bảo thủ. Ngoài ra còn có các đảng Xã hội dân
chủ (JSP), Đảng cộng sản (JCP)
Thủ tướng Nhật Bản hiện tại là Koizumi Junichiro, Chủ tịch đảng LDP
trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau một thời gian tỉ lệ ủng hộ giảm sút ( 42% ) do
những bê bối tài chính trong nội bộ Đảng cầm quyền cũng như tình hình kinh tế
không có biến chuyển, bằng nỗ lực khai thông quan hệ với Bắc Triều Tiên, tỉ lệ ủng
hộ ông Koizumi đã tăng thành 60%.

c. Kinh tế xã hội

thành phố lập nghiệp. Tính đến tháng 11 năm 1999, toàn nước Nhật có 672 thành
phố trong đó 11 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Chỉ tính riêng khu vực 3
thành phố lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya đã tập trung 44% dân số cả nước.

BIỂU : DÂN SỐ NHẬT BẢN THEO CÁC VÙNG.
Tháng 1năm 2000. Đơn vị :1000 người

8139
3433
2173
2599
1825
1344
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
Tokyo Nagoya Sapporo
Nguồn : JETRO
d. Văn hoá
Tuy cũng là một cường quốc trên thế giới về kinh tế nhưng Nhật Bản có
một sức hấp dẫn mạnh mẽ không giống Mỹ hay bất kỳ một nước Châu Âu nào
khác, đó chính là sức hút từ một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một toà nhà
chọc trời xây cạnh ngôi đền cổ kính, hay những đồ tiện nghi - thành quả của khoa

thăm và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Phan Văn
Khải
Cơ chế đối thoại đã được hình thành. Ngoài đối thoại chính trị ở cấp Bộ
trưởng và Thứ trưởng Ngoại giao đã có cơ chế đối thoại, an ninh và quốc phòng.
Hai bên đã trao đổi tuỳ viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán tại TP Hồ Chí Minh
và Osaka. Có nhiều hoạt động ngoại giao khác cũng đã được tiến hành.
Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt
nam hội nhập vào khu vực và thế giới ( APEC, WTO, ASEM, ARF,…), coi trọng
quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ
Nhật là thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc mở rộng, làm
thành viên HĐBA/LHQ, và vận động Nhật Bản ủng hộ Việt Nam ứng cử làm
thành viên thường trực của HĐBA/LHQ mở rộng,
b. Về kinh tế :
Hợp tác kinh tế kỹ thuật với Nhật Bản đối với Việt Nam thực sự bắt đầu từ
việc cử đoàn điều tra Chính phủ về hợp tác kinh tế sang Việt Nam hồi tháng 1/2001.
Quỹ Hợp tác kinh tế với nước ngoài (OECF) và Cơ quan Hợp tác quốc tế
Nhật Bản và nhiều tổ chức khác đã đặt trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về xuất nhập khẩu :Hiện nay, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2002, kim
ngạch xuất khẩu của VN vào Nhật Bản đạt 2,2 tỉ USD, so với 2,5 tỉ USD năm
2001. Năm nay, con số này có thể đạt xấp xỉ 3 tỉ USD ( giá trị xuất khẩu của hai
nước tương đương nhau). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất Tối huệ quốc từ
năm 1999. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị trao đổi thương mại 2
chiều trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 2,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu Việt
Nam chiếm 1,369 tỉ.
Về đầu tư : Đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Namđến 1/2/2003 có tổng
cộng 369 dự án với tổng số vốn đăng ký là 163 triệu USD, gấp 2 lần năm 2000. 6
tháng đầu năm nay có thêm 21 dự án với tổng trị giá 55 triệu USD. Năm 2002,
tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 102 triệu USD với 48 dự án, giảm

Hiện nay có khoảng 6500 người Việt nam làm việc tại Nhật ( số liệu của Cục quản
lý lao động nước ngoài) với thu nhập ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây nổi lên
vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật ( cao nhất trong số các nước cử lao
động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.

d. Về văn hoá giáo duc:
Về văn hoá :Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người,
chương tình thanh niên ASEAN ( 100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hoá,
những tình nguyện viên, chuyên gia. Hàng năm có từ 1 đến 2 dự án viện trợ không
hoàn lại về văn hoá do chính phủ Nhật Bản cấp, ví dụ thiết bị học ngoại ngữ, thiết
bị bảo quản tư liệu Viện Hán – Nôm , Bảo tàng lịch sử, Xưởng phim hoạt hình
Việt Nam.
Về giáo dục : Hàng năm chính phủ Nhật Bản cấp học bổng cho khoảng trên
100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật đào tạo. Trong những năm gần đây, số
học sinh du học tự túc cũng tăng lên. Tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
khoảng 1000 người. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999, chính phủ Nhật đã viện trợ
9,5 tỉ Yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và ven biển đang
bị thiên tai.

e. Về du lịch :
Năm 2001 có 220.000 lượt khách du lịch Nhật đến Việt Nam. Năm 2002,
con số này là gần 300.000 lượt người, tăng 30%. Lượng khách du lịch không giảm
ngay cả sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ. Thậm chí trong dịch SARS vừa rồi thì Việt
Nam vẫn là một trong những điểm đến tin cậy của du khách Nhật.
Tháng 12/2000 và tháng 4/2001 Festival Việt Nam đã được tổ chức tại
Tokyo nhằm giới thiệu về Việt Nam và thúc đẩy khách du lịch. Tháng 4/2003,
nhân chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải, đường bay Hồ
Chí Minh – Fukuoka đã được mở, tạo thuận lợi cho du lịch Nhật Bản và là cơ hội
lớn cho Việt Nam về thị trường du lịch và xuất khẩu tại chỗ.


các năm, trừ năm 1998 do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế trong
khu vực. Những năm 1997-2000, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật đã đạt mức 1,6
– 2,6 tỉ USD, gấp ba lần năm 1991. Tỉ trọng của Nhật trong xuất khẩu Việt Nam
giảm dần qua các năm 1995 -1998, nhưng tăng dần từ năm 1998 đến nay. Năm
1991, tỉ trọng của Nhật là 34,5%, đến năm 1997 giảm xuống còn 16-17%, năm
1999 – 2000 là trên 18% ( số liệu : Niên giám thống kê 2000). Đến năm 2001 là
18,5% và 2002 chỉ còn có 14,6%. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật cũng
tăng đỉnh điểm vào năm 2001 và sau đó giảm dần. Nguyên nhân của việc này là do
hàng hoá mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là nhiên liệu thô và nông sản, những mặt
hàng này trong những năm gần đây xuống giá nhiều trên thị trường thế giới và chịu
tác động của quy luật giá cánh kéo trên thị trường.

BẢNG : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT ( 1991 -
2003)

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997 1998 1999 2000 2001

2002

Tăng
trưởng
(%)
15,9 12,4 25,9 23,9 5,8 8,4 - 9,6 17,9 46,8 -4,2 -3,8
(Nguồn: Đến năm 2000 : Niên giám thống kê 2000. Từ 2001 : Tổng cục Hải quan)
Riêng năm 2003 chỉ lấy số liệu 9 tháng đầu năm, : không so sánh được
Nhật Bản hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam. Thị trường Nhật thường
chiếm tỉ lệ rất cao trong hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2000, tỉ trọng của thị
trường Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam là 18,3%, năm 2001 là 18,5%, năm
2002 là 14,6%, năm 2003 là 14%.
BIỂU : XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2002 THEO THỊ TRƯỜNG
3%
4%
14%
14%
9%
8%
48%
Anh §øc Mü NhËt B¶n Trung Quèc Australia C¸c níc kh¸c

Nguồn : Số liệu của JETRO
2. Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Nhật
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật tương đối đơn giản, trong
đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế ( những năm đầu thập
kỷ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế chiếm tới 90%). Những mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật chủ yếu là dầu thô, hải sản, dệt may và
than đá. Những mặt hàng này thường xuyên chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu
của ta vào Nhật trong những năm gần đây.
BẢNG : CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT TỪ
1998 -2003

2. Cao su 5.669

0.22

5.229

0.21

10.447
0.43

8.373

0.40

3. Dỗu thô 502.387

19.16

384.686

15.33

249.857
10.25

239.800

11.4
7

0.30

6. Giày dép 78.150

2.98

64.404

2.57

53.920
2.21

45.495

2.18

7. Hải sản 488.022

18.62

474.755

18.92

555.442
22.78

451.070


1.77

35.194

1.68

10. Rau quả 11.729

0.45

14.527

0.58

14.527
0.60

12.064

0.58


dù đang mất dần thị trường cũng vẫn chiếm được 2% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Nhật. Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam
cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu
dệt may của Việt Nam là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường đại chúng, chưa
phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sản xuất và mẫu mã của chúng ta
chưa thể có chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới. Mục tiêu đề ra cho ngành là
năm 2005 đạt 0,8 đến 1,1 tỉ USD xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật.
 Hải sản:
Hải sản của Việt Nam, nhất là tôm, đang được thị trường Nhật Bản đánh giá
cao. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào Nhật đã đạt mức 340
– 350 triệu USD/năm. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của ta đều
được khách hàng Nhật đặt mua. Gần đây cá ba sa cũng đã bắt đầu được chào đón
trên thị trường Nhật. Tuy nhiên, do yêu cầu của thị trường Nhật rất khắt khe, đặc
biệt là những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các
doanh nghiệp Việt nam cần phải quan tâm hơn nữa thì mới có thể nâng cao giá bán
và tính hấp dẫn. Việc lấy xác nhận trước về chất lượng ( pre-certification) đóng vai
trò rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng
hoá lưu thông tại Nhật. Ví dụ : chi phí lưu kho lạnh tại Nhật có thể lên tới 80
USD/ngày cho 1 container, chi phí giám định khoảng 130 USD. Nếu không có giấy
xác nhận của hệ thống pre-certification, hàng hoá có thể phải lưu kho bãi đến 7
ngay. Trong khi đó, nếu có giấy xác nhận, hàng hoá có thể được thông quan trong
ngày, tiết kiệm ít nhất hơn 500 USD cho 1 container 20 feet.
Mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho ngành là khoảng 10%/năm để đến năm
2005 đạt kim ngạch xuất khẩu vào Nhật 700 USD.
 Giày dép và sản phẩm da :
Kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Nhật còn khá khiêm tốn. Tuy số liệu
thống kê của Hải Quan Nhật Bản lớn hơn nhiều so với thống kê của Hải Quan Việt
Nam ( Hải quan Nhật cho biết năm 97 đã xuất vào Nhật 79 triệu USD, 98 khoảng
42 triệu trong khi số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy 98 chỉ xuất được khoảng
27,3 triệu USD). Năm 2001 là 64,4 triệu USD, năm 2002 là 53,9 triệu USD ( Tổng

dứa, xoài và đu đủ, những loại được trồng phố biến ở nước ta. Rau quả Việt Nam
có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn yếu kém về
mặt chất lượng và đảm bảo thời gian giao hàng.
Người Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không có nhiều dầu mỡ như
món ăn Trung Quốc và có nhiều rau xanh tốt cho sức khoẻ. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng khiến cho lượng du khách tới Việt Nam tăng vọt
trong những năm gần đây. Món ăn được ưa chuộng nhất là nem cuốn, cả nem sống
và nem rán. Món tráng miệng được yêu thích là bánh flan. Điều này rất thuận lợi
cho Việt Nam khi muốn xuất khẩu những sản phẩm thực phẩm chế biến vào thị
trường Nhật như chả giò, tôm bao bột, …Điều quan trọng là phải tạo ra thói quen
tiêu dùng hàng thực phẩm chế biến của Việt Nam bằng cách giới thiệu và quảng bá
cách chế biến. Cá ba sa là một ví dụ của sự thành công đó. Đầu tháng 8 vừa rồi,
nhờ vào việc tổ chức một hội chợ giới thiệu các sản phẩm và các cách chế biến mà
người dân Nhật Bản đã bắt đầu biết tới và tiêu dùng cá ba sa.
Do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật phải trải qua các khâu kiểm tra hết sức
khắt khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh của Nhật như vừa nêu các doanh nghiệp của ta nên chú trọng hợp tác
liên doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng ( như nhà máy chè Sông
Cầu, Bắc Thái đã làm và làm tốt trong thời gian qua.) Mục tiêu kim ngạch đặt ra là
20 triệu USD vào năm 2005.
 Đồ gốm sứ:
Đây cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật.
Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện
nay Anh đang dẫn đầu danh sách những nước bán đồ gốm sứ vào Nhật trong
những năm cuối của thế kỷ 20, do người Nhật chuộng các sản phẩm mang mác
Châu Âu. Tuy nhiên thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước Châu á khác
đang tăng dần. Đồ gốm sứ của Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng thị phần

Trích đoạn Xu hướng thu nhỏ và đa dạng hoỏ Hệ thống bỏnh àng thức chung về coi trọng lễ nghi và thứ bậ c: Cỏch ứng xử trong cụng việc:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status