Phân tích tác phẩm Đời thừa của Nam Cao - văn mẫu - Pdf 12

Truyện tập trung vào bi kịch nhân vật Hộ. Đó là bi kịch của người trí thức nghèo trước Cách mạng tháng
Tám. Hộ đã khao khát làm được một việc gì đó để nâng cao giá trị của mình trước toàn xã hội, muốn sống
một cuộc sống có ý nghĩa mà cuối cùng chỉ vì gáng nặng áo cơm ghì sát đất mà phải sống một “đời thừa”,
những khao khát bị tiêu diệt, những tâm tính tốt nhất cũng bị huỷ hoại.
Ở Hộ có hai bi kịch cơ bản:
1)Trước hết là bi kịch của một trí thức nghệ sĩ, bi kịch của một nhà văn. Trước kia Hộ là một nghệ sĩ chân
chính, sống có lí tưởng, có hoài bão, mơ ước một sự nghiệp văn chương, có quan niệm đúng đắn về tác
phẩm nghệ thuật có tính nhân đạo (“Nó phải chứa đựng được một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ…Nó làm
cho con người gần người hơn”), có quan niệm đúng đắn về đạo đức của người cầm bút (“ Văn chương
không cần những người thợ khéo tay…sáng tạo những cái gì chưa có”). Và Hộ đã xả thân cho lí tưởng
đó, không nề hà gian khổ. Nhưng khi bước vào cuộc sống với gánh nặng gia đình, Hộ đã dần dần biến
thành một cây bút khác hẳn. Khi có cả một gia đình để lo, Hộ không thể sống như trước. Gia đình Hộ
muốn sống thì cần phải có tiền. Hộ không thể không nghĩ đến kiếm tiền. Bị đồng tiền làm cho điêu đứng,
Hộ đã lao vào kiếm tiền. Trong điều kiện của mình, Hộ chỉ có một phương tiện duy nhất để kiếm sống là
ngòi bút, là phải viết. Muốn có tiền thì phải viết nhiều. Muốn viết nhiều thì phải viết nhanh. Muốn viết
nhanh thì phải viết ẩu. Thế là Hộ lao vào sản xuất những bài báo nhạt nhẽo, những cuốn sách cẩu thả mà
người đọc quên ngay sau khi đọc, còn mình thì mỗi lần đọc lại cảm thấy xấu hổ, bởi đó đều chỉ là những
“ý rất nông được quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và nhạt nhẽo”. Bi kịch là ở chỗ, Hộ luôn ý
thức về sự cẩu that của mình: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự
cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Còn gì đau đớn cho bằng muốn làm một nhà văn chân chính,
với một nghiệp văn có ý nghĩa rốt cuộc lại thấy mình trở thành một cây bút đê tiện. Hộ đau đớn mà thấy
rằng: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!”
2) Không dừng lại ở đó, cuộc sống không chỉ giết chết những hoài bão cao đẹp nhất mà còn huỷ hoại
những tâm tính tốt nhất của con người. Hộ rơi vào bi kịch thứ hai. Bi kịch của một con người.
Khi phải đứng trước một sự lựa chọn nghiệt ngã: Một bên là nghiệp văn của cá nhân mình, một bên là sự
sống của gia đình, Hộ đã đấu tranh quyết liệt. Tư tưởng vị kỉ đã từng cám dỗ xui khiến anh. Ấy là tư
tưởng muốn làm kẻ mạnh thì phải tàn nhẫn. Nghĩa là muốn thành công thì phải từ bỏ gia đình, vợ con.
Nhưng Hộ là một con người chân chính, với nguyên tắc sống rất cao cả: Nguyên tắc tình thương. Hộ cho
rằng con người khác con quỷ chính là ở chỗ có tình thương đó. Chính kẻ nào biết sống tình thương mới là
kẻ mạnh: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ
giúp đỡ người khác trên chính đôi vai mình”.

nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên
khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính
vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Trong “Đời thừa”, một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những
quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết
tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi
trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về
vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi,
nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có
gì đáng quan tâm nữa…”. Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối
với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn
sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa
với sự sáng tạo “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa
cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp
phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau
đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm
sáng tác thể hiện trong hai truyện “Trăng Sáng” và “Đời Thừa” giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua
đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam.
Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao – một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự
nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• cac bai van ve nghi luan van hoc nam cao doi thua
• phan tich nghe thuat doi thua nam cao
• phân tích quan điểm nghệ thuật trong tác phẩm đời thừa
• phân tích nhân vật hộ trong tác phẩm đời thừa của nam cao
• Phân tích nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao
• Suy nghi cua em ve cau noi sau:No lam cho nguoi gan nguoi hon trong tac pham Doi Thua cua
Nam Cao


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status