Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở việt nam - Pdf 12

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ VĂN CẦN
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Là nghiên cứu sinh khóa: 14 của Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí
Minh. Mã số học viên:
Cam đoan đề tài: 

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Thành.
Đề tài đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lời cam đoan danh dự của tôi.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 03 năm 2014
TÁC GIẢ
VÕ VĂN CẦN
4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU

2.1.2. Đầu tƣ theo ngành kinh tế 66
2.1.3. Đầu tƣ theo vùng kinh tế 68
2.1.4. Khái quát về hiệu quả đầu tƣ giai đoạn 2001 – 2013 69
2.2. THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM 72
2.2.1. Lãng phí do công tác quy hoạch 74
2.2.2. Suất vốn đầu tƣ công Việt Nam cao 75
2.2.3. Lãng phí do đầu tƣ thiếu sự kết nối đồng bộ 75
2.2.4. Phân bổ vốn đầu tƣ dàn trải 76
2.2.5. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách nhà nƣớc và áp lực nợ
công tăng nhanh 76
2.2.6. Lãng phí do cơ cấu đầu tƣ công không hợp lý 78
2.3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NSNN Ở VIỆT NAM 81
2.3.1. Hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tƣ công 81
2.3.2. Nhận xét đánh giá hệ thống kiểm tra, giám sát 118
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế đối với công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tƣ
xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nƣớc 138
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 156
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM
SÁT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC 158
6

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA,
GIÁM SÁT VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC 158
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỐN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC 160
3.2.1. Giải pháp về thể chế chính sách 160


8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 1. 1: So sánh sự khác nhau giữa các khái niệm 42
Bảng 1. 2: Sự khác biệt giữa khi vực công và khu vực tƣ 55
Bảng 2. 1: Cơ cấu đầu tƣ theo chủ thể đầu tƣ (giá hiện hành) 64
Bảng 2. 2: Cơ cấu vốn đầu tƣ từ 2000 - 2012 theo chủ thể đầu tƣ (giá hiện
hành) 65
Bảng 2. 3: Đầu tƣ vào các ngành 67
Bảng 2. 4:Tỷ trọng (cơ cấu) đầu tƣ của chủ thể đầu tƣ đối với từng ngành 67
Bảng 2. 5: ICOR của nền kinh tế Việt Nam 70
Bảng 2. 6: ICOR theo thành phần của nền kinh tế 71
Bảng 2. 7: ICOR của các nền kinh tế thời kỳ tăng trƣởng nhanh 71
Bảng 2. 8: Nợ công của Việt Nam năm 2011 77
Bảng 2. 9: Chất lƣợng quản lý đầu tƣ công 83
Bảng 2. 10: Đại biểu chyên trách trong Quốc hội 90
Bảng 2. 11: Sự tham gia của hộ gia đình vào quá trình ra quyết định và giám
sát các công trình cơ sở hạ tầng ở các xã thuộc Chƣơng trình 135 ở các tỉnh
Lai Châu, Lào Cai, Bình Phƣớc và Sóc Trăng 96
Bảng 2. 12: Số lƣợng các hội/ hiệp hội ở Việt Nam 100
Bảng 2. 13: Tổng hợp tình hình giám sát, đánh giá đầu tƣ 114

Biểu đồ 2. 10: Cán bộ công chức làm gì khi lƣơng không đủ sống 144 DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Nhận dạng lãng phí thất thoát đầu tƣ XDCB nguồn NSNN 72
Hình 2.2. Các nội dung thực hiện đánh giá đầu tƣ công 112
Hình 2.3. Hệ thống các tổ chức đánh giá đầu tƣ công 112
10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy quá trình hiện đại hóa nhanh nhất thƣờng đi
kèm tình trạng tham nhũng tăng cao nhất. Điều này xảy ra chủ yếu là do chế độ điều
hành và giám sát không theo kịp sự tăng trƣởng về tài sản và vốn khi diễn ra quá
trình hiện đại hoá nhanh chóng. Hay nói cách khác thể chế hiện tại của Việt Nam
không khắc phục những mâu thuẫn giữa ngƣời chủ và ngƣời đại diện, nhiều khoảng
trống cần phải lấp đầy để cải thiện nguồn lực tài chính công.
Thực tiễn cho thấy nguồn lực tài chính công Việt Nam bị sử dụng lãng phí,
kém hiệu quả. Quản trị công Việt Nam đã bộ lộ nhiều yếu kém, trong đó có vai trò,
trách nhiệm của hệ thống kiểm tra, giám sát. Đây là đề tài nóng ở nghị trƣờng Quốc
hội, luôn thu hút sự quan tâm chú ý của ngƣời dân và xã hội. Điều này cho thấy áp
lực xã hội đối với trách nhiệm các cơ quan kiểm tra, giám sát nói chung và cơ quan
dân cử nói riêng phải làm tốt hơn trách nhiệm của mình. Nhà nƣớc sớm hoàn thiện
cơ chế kiểm tra, giám sát để bảo đảm nguồn lực tài chính công đƣợc sử dụng có
hiệu quả theo tinh thần Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 - Văn Kiện
Đại hội XI của Đảng: “Tăng cƣờng công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế
để nhân dân giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà
nƣớc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng, khuyến khích phát
hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cƣờng công tác giám

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát vốn
đầu tƣ XDCB nguồn NSNN trong giai đoạn 2001 - 2010 và những năm gần đây, đề
tài không đi sâu phân tích về nội dung kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản nguồn NSNN.
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề đầu tƣ cơ
bản và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà
nƣớc nhƣ sau:
12

- Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang
Thái vào năm 2011 với tên đề tài “Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu”. Nhóm
tác giả đã phân tích những ƣu, khuyết điểm trong chính sách và thực tiễn quản lý
đầu tƣ công trong thời gian qua ở Việt Nam, qua đó đề xuất ý tƣởng nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tƣ công ở Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu “Các chế tài hạn chế phòng ngừa và xử lý lãng phí
thất thoát trong đầu tư xây dựng” của tác giả Phạm Sỹ Liêm vào năm 2007 đã đề
xuất các chế tài xử lý những đối tƣợng không thực hiện đúng quy định pháp luật
gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện đầu tƣ xây dựng, đề
xuất bổ sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến đầu tƣ xây dựng.
- Có thể đề cập đến “Báo cáo rà soát nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh
tế Việt Nam hiện nay” của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ vào năm 2011, báo cáo chỉ ra hệ
thống rào cản đối với hiệu quả đầu tƣ của kinh tế Việt Nam. Qua đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ công Việt Nam.
- Công trình nghiên cứu “Lập ngân sách theo kết quả đầu ra và sự vận dụng
vào trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam” của tác giả Sử Đình Thành vào năm
2004, đề tài đã hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản lý chi tiêu công trong nền
kinh tế thị trƣờng, phân tích và đánh giá thực trạng lập và quản lƣ chi tiêu công Việt
Nam. Đề xuất các giải pháp xây dựng khuôn khổ lập ngân sách theo kết quả đầu ra
trong quản lƣ chi tiêu công ở Việt Nam.

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, các nội dung chủ yếu trong
các tài liệu từ các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố, báo cáo tổng kết của
các cơ quan, báo chí, tập chí và kinh nghiệm của các nƣớc trong kiểm tra, giám sát
vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở lý luận về đầu tƣ công, cơ
chế kiểm tra, giám sát đầu tƣ công ở Việt Nam
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là phƣơng pháp nghiên cứu chính của đề tài. Tác giả xây dựng bảng hỏi
nhằm khảo sát thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN
14

trong giai đoạn 2001 - 2010 và những năm gần đây. Từ đó, tác giả phân tích tổng
hợp các kết quả khảo sát thực tế, kết hợp với nghiên cứu lý thuyết để đánh giá thực
trạng cơ chế chính sách kiểm tra, giám sát đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

Tiến hành phỏng vấn các bên có liên quan nhƣ chủ đầu tƣ, ban quản lý dự
án, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn thiết kế, cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời dân để làm rõ
hơn thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN và những
tồn tại, nguyên nhân

Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan
thông qua các tài liệu hội thảo, toạ đàm, bài báo… để làm rõ hơn cho lý luận cũng
nhƣ thực trạng đƣợc nghiên cứu trong đề tài.
6. Những đóng góp của luận án
- Bổ sung làm rõ nội hàm một số khái niệm: đầu tƣ công, cơ sở lý luận về kiểm
tra, giám sát đầu tƣ công.
- Luận án chỉ rõ những yếu kém mang tính hệ thống của các cơ quan kiểm tra,
giám sát; chỉ ra những khoảng trống trong hệ thống kiểm tra, giám sát gây lãng phí
nguồn lực, thiếu hiệu quả trong sự tƣơng hỗ lẫn nhau trong hệ thống kiểm tra,
giám sát.

hành động theo hƣớng tạo ra những kết quả tốt đẹp hoặc ngƣợc lại [16]. Thể chế thể
hiện bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nƣớc đƣơng quyền và nó xác định việc
hình thành cơ chế tƣơng ứng.
+ Thể chế là các quy định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nƣớc tác động
lẫn nhau [16]. Thể chế có thể chính thức (luật và quy định) hay không chính thức
(nguyên tắc ứng xử). Các thể chế tạo thói quen và niềm tin nhằm củng cố, duy trì và
tái tạo lại các nguyên tắc hiện hữu.
+ Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đƣờng hƣớng, cơ sở cho sự vận
động của một sự vật hay hiện tƣợng [12].
+ Cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ
chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Nói cách
khác cơ chế là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau,
là cách thức theo đó một quá trình đƣợc thực hiện.
Thuật ngữ cơ chế có nguồn gốc từ khoa học tự nhiên. Tuy nhiên từ những năm
1970, thuật ngữ cơ chế đƣợc dùng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thuật ngữ cơ chế trong kinh tế - xã hội bao gồm chính sách và phƣơng pháp quản
lý. Đây là những phạm trù vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Cơ
17

chế còn đƣợc hiểu là phƣơng thức liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành hệ
thống và nguyên tắc vận hành của hệ thống đó trong quá trình đi tới một mục tiêu
nhất định.
- Cơ chế quản lý là phƣơng thức mà qua đó nhà nƣớc sử dụng các công cụ
quản lý tác động vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính để
hƣớng vào đạt những mục tiêu đã định[7].
- Cơ chế quản lý kinh tế là việc sử dụng các hình thức, biện pháp hay các
công cụ nhằm kích hoạt, điều chỉnh hoặc hạn chế một số hoạt động nào đó, hƣớng
tới việc nâng cao hiệu quả trong các hoạt động kinh tế. Trong đó bao gồm các công
cụ quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
- Chính sách, chính sách công

tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về cho ngƣời đầu tƣ kết quả nhất định
trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra, nguồn lực đó có thể là tiền, các tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ.
Từ những khái niệm khác nhau có thể hiểu một cách chung nhất: 


- Đầu tƣ công (theo dự thảo Luật đầu tƣ công) là việc sử dụng vốn Nhà nƣớc
để đầu tƣ vào các chƣơng trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không có
khả năng hoàn vốn trực tiếp [57].
“Vốn nhà nƣớc” trong đầu tƣ công bao gồm: Vốn ngân sách nhà nƣớc chi đầu
tƣ phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc; Vốn huy động của Nhà
nƣớc từ Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu chính quyền địa phƣơng; Công trái quốc
gia và các nguồn vốn khác của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, trừ vốn tín
dụng do nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc.
Theo khái niệm trên thì đầu tƣ công đƣợc hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà
nƣớc để đầu tƣ vào các chƣơng trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
không nhằm mục đích kinh doanh, lĩnh vực đầu tƣ công bao gồm:
+ Chƣơng trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã
hội, môi trƣờng, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tƣ không có điều kiện
19

xã hội hoá thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục
đào tạo và các lĩnh vực khác.
+ Chƣơng trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm,
sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.
+ Các dự án đầu tƣ của cộng đồng dân cƣ, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp đƣợc hỗ trợ từ vốn nhà nƣớc theo quy định pháp
luật.
+ Chƣơng trình mục tiêu, dự án đầu tƣ công khác theo quyết định của Chính

công không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng trong điều kiện xã hội hoá nhƣ hiện nay
nhiều doanh nghiệp tƣ nhân cũng tham gia vào cung cấp hàng hoá công cộng nhƣ
đƣờng sá, vận tải công cộng, giáo dục thông qua hình thức hợp tác công tƣ (PPP)
đƣợc áp dụng khá phổ biến. Quan niệm khác cho rằng, đầu tƣ công là đầu tƣ do khu
vực công thực hiện đầu tƣ vào chƣơng trình dự án phục vụ phát triển kinh tế. Theo
quan niệm này, nếu các dự án đƣợc thực hiện bằng vốn ngân sách thì có thể đƣợc
coi là đầu tƣ công, nhƣng nếu thực hiện dự án bằng vốn xã hội hoá do tƣ nhân bỏ
vốn, việc xác định đây là khoản đầu tƣ công trở nên khó khăn.
Từ phân tích trên cho thấy có hai quan điểm tiếp cận về đầu tƣ công nhƣ sau:
Thứ nhất cách tiếp cận dựa vào tiêu chí sở hữu nhà nƣớc, tuy nhiên cách tiếp
cận này không giải thích đƣợc vấn đề xã hội hoá trong đầu tƣ công, mô hình hợp tác
công tƣ đang diễn ra ở Việt Nam và các nƣớc trên thế giới.
Thứ hai cách tiếp cận dựa trên tính “vô vị lợi” của hàng hoá công (không vì
mục tiêu lợi nhuận), tuy nhiên với các tiếp cận này thì không thể thu hút đƣợc các
nguồn lực xã hội tham gia đầu tƣ công, vì mục đích của đầu tƣ tƣ nhân là lợi nhuận,
do đó nếu đầu tƣ công phi lợi nhuận không thể thu hút nguồn lực xã hội tham gia.
Do dó hoá 
 
hoá 
. Vai trò quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ công là rất
quan trọng, nhà nƣớc có thể biến dự án đầu tƣ công “vô vị lợi” thành dự án có lợi
21

nhuận thông qua các công cụ: tài chính, thuế, chính sách đầu tƣ… để thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo định hƣớng nhà nƣớc. Các
nghiên cứu gần đây cho thấy đầu tƣ công ảnh hƣởng tới đầu tƣ của khu vực tƣ nhân
theo nhiều kênh khác nhau (Barth and Cordes, 1980; Blejer and Khan, 1984;
Aschauer, 1989; và Ramirez, 1994). Đầu tƣ công thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân nếu nó có
tính bổ trợ cho đầu tƣ tƣ nhân. Điều này chỉ xảy ra nếu đầu tƣ công tạo ra đƣợc các
hiệu ứng lan toả (spillover effect) đối với nền kinh tế. Doanh nghiệp tƣ nhân sẽ thu

quốc dân.[5]
Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức cụ thể, vốn đầu tƣ XDCB từ
NSNN đƣợc hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn thu trong nƣớc: thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, cho thuê tài
sản, tài nguyên của đất nƣớc
- Nguồn vốn nƣớc ngoài: vốn vay, vốn ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ.
Theo phân cấp quản lý ngân sách chia vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN thành:
- Vốn đầu tƣ XDCB của ngân sách trung ƣơng đƣợc hình thành từ các khoản
thu của ngân sách Trung ƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ lợi ích quốc gia.
Nguồn vốn này đƣợc giao cho các Bộ Ngành quản lý, sử dụng.
- Vốn đầu tƣ XDCB của ngân sách địa phƣơng đƣợc hình thành từ các khoản
thu của ngân sách địa phƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ cho lợi ích của
địa phƣơng đó. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc giao cho các cấp chính quyền địa
phƣơng quản lý thực hiện.
Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đƣợc phân thành:
- Vốn đầu tƣ XDCB tập trung: nguồn vốn này đƣợc hình thành theo kế hoạch
với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành,
địa phƣơng.
- Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn thu để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu từ
thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nƣớc, thu cấp đất, chuyển quyền
sử dụng đất
- Vốn đầu tƣ XDCB theo chƣơng trình, dự án quốc gia.
23

- Vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN nhƣng đƣợc để lại tại đơn vị để đầu tƣ tăng
cƣờng cơ sở vật chất nhƣ dầu khí, truyền hình, học phí
Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN phần lớn đƣợc sử dụng để đầu tƣ
cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu lớn; có tác dụng
chung cho nền kinh tế - xã hội, các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc
không muốn tham gia đầu tƣ.

Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tƣ phát triển của NSNN lại không có tính ổn định giữa
các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Thứ tự và tỷ trọng ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển
của NSNN cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thƣờng có sự
thay đổi lớn giữa các thời kỳ.
Thứ hai, xét theo mục đích kinh tế - xã hội thì chi đầu tƣ phát triển của NSNN
mang tính chất chi cho tích luỹ.
Chi đầu tƣ phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật,
năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác,
cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ đƣợc tạo ra thông qua các khoản
chi đầu tƣ phát triển của NSNN chính là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng
trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Với ý
nghĩa đó, chi đầu tƣ phát triển của NSNN là chi cho tích luỹ.
Thứ ba, phạm vi và mức độ chi đầu tƣ phát triển của NSNN luôn gắn liền với
việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc trong từng
thời kỳ.
Chi NSNN cho đầu tƣ phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu cụ thể của
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tƣ phát
triển từ NSNN. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ
có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ƣu tiên chi NSNN cho chi đầu tƣ phát
triển. Chi đầu tƣ phát triển của NSNN gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội nhằm để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội và hiệu quả chi đầu tƣ phát triển.

25


Ngoài những đặc điểm của đầu tƣ XDCB nói chung thì đầu tƣ XDCB từ
NSNN còn có những đặc điểm riêng nhƣ sau:
+ Quy mô vốn đầu tƣ lớn, có phạm vi ảnh hƣởng sâu rộng đến sự phát triển


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status