TIỂU LUẬN: Phân tích khả năng và hiện thực của kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế doc - Pdf 12



TIỂU LUẬN:

Phân tích khả năng và hiện thực
của kinh tế Việt Nam khi hội nhập
kinh tế quốc tế

Mở đầu Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại,
nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các
nền quốc gia trên thế giới: Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hoá là
kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ. Nền kinh tế thế giới đang từng ngày
từng giờ biến đổi làm xuất hiện xu thế mới - hình thành nền kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hoà mình vào
nền kinh tế quốc tế.
Và với bài tiểu luận này trên cơ sở vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến tôi sẽ Phân tích khả năng và hiện thực của kinh tế Việt Nam khi hội nhập
kinh tế quốc tế với các mục sau:
A- Kiến thức triết học
B- Kinh tế Việt Nam những năm gần đây
C- Việt Nam tham gia hội nhập - Vì sao?

trong không gian và thời gian xác định điều này ảnh hưởng tới đặc điểm, tính
chất của sự vật. Khi nghiên cứu sự vật phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong
không gian và thời gian xác định mà sự vật tồn tại, vận động và phát triển. Đồng

thời phải phân tích, vạch ra ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với sự tòn tại
của sự vật với tính chất cũng như xu hướng vận động và phát triển của sự vật.
B. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây
Trong một vài năm trở lại đây, với những đường lối, chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà nước kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, bộ
mặt đất nước đang thay đổi từng ngày. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức trên 7%
xếp thứ 2 châu á (sau Trung Quốc) là một minh chứng đầy tự hào. Dưới đây là
những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trong công nghiệp, Nhà nước đã tạo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho
các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, xoá dần bao cấp,
giảm bớt chỉ tiêu pháp lệnh, khuyến khích các thành phần ngoài quốc doanh, mở
rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư - phát triển công nghiệp. Kết quả đã có hơn
70 khu công nghiệp khắp cả nước dưới nhiều hình thức đa dạng: quốc doanh, liên
doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài… Nhờ vậy sản xuất công nghiệp liên tục
phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao: năm 1998 tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12,1%, 1999 tăng 10,4%, 2000 tăng 15,5% Mới
đây nhất sau khi tổng kết sản xuất công nghiệp quý I - 2004 đã có kết quả là sản
xuất công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Công nghiệp vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Về nông nghiệp, chúng ta không những giải quyết vững chắc vấn đề lương
thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, mà còn vươn lên trở thành nước xuất
khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Nông sản Việt Nam như cà phê, điều,
hạt tiêu… với ưu thế xuất khẩu lớn đã có được thương hiệu của mình trên thế
giới. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cũng khá ổn định đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Thủy sản tiếp tục phát triển mạnh và vẫn được xem là mặt hàng xuất khẩu,

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những mối quan hệ kinh tế - chính
trị đa dạng đan xen lẫn nhau, góp phần nâng cao vị trí quốc tế và tạo điều kiện để
Việt Nam tham gia bình đẳng trong giao lưu kinh tế. Kinh tế quốc tế sẽ giảm dần,
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các phân biệt đối xử. Kinh tế và phi
kinh tế sẽ tạo ra cơ hội không chỉ cho các nền kinh tế lớn mà còn cho cả các nền
kinh tế nhỏ tham gia bình đẳng vào nền kinh tế thế giới.

Thứ ba, Việt Nam đang tăng cường rút ngắn thời gian và khoảng cách để
đuổi kịp các nước trên thế giới. Và bây giờ khi ASEAN muốn thống nhất thành
một khối kinh tế, tiền tệ chung như EU thì việc chúng ta đẩy mạnh kinh tế để
theo kịp các nước trong khu vực là cần thiết. Như thế hội nhập là con đường duy
nhất.
Thứ tư, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là môi trường quan trọng để các
doanh nghiệp Việt Nam chấn chỉnh tổ chức quản ý sản xuất, đổi mới công nghệ,
nắm bắt thông tin, tăng cường khả năng cạnh tranh, không những trên thị trường
thế giới mà ngay cả ở thị trường nội địa. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều
kiện mở rộng thị trường thương mại, hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, được hưởng
những ưu đãi cho các nước chậm phát triển.
Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc góp tiếng nói của
mình cùng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, uy tính chính trị
được củng cố và khẳng định.
Hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở đa phương hóa, hợp tác hóa trở thành
xu thế khách quan của thời đại.
D. Hội nhập. Cơ hội và thách thức
Tham gia hội nhập kinh tế được Đảng và Nhà nước ta nhận định vừa là cơ
hội lớn để phát triển kinh tế đất nước nhưng đồng thời cũng là thách thức không
nhỏ.
1. Cơ hội
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng giúp cho các nước nhận thức
rõ hơn và sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Bài học của nhiều nước

trọng chất lượng là điều tất yếu.
Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
sức mua của thị trường ngày càng tăng, các mặt hàng ngày càng phong phú và đa
dạng.
Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng hóa không cao, nguyên nhân là do đổi
mới sản xuất chỉ dựa vào các trang thiết bị cũ, lạc hậu. Đầu ra của các sản phẩm
công, nông nghiệp không ổn định, tình trạng tồn đọng hàng hóa diễn ra khá phổ
biến. Điều này cho thấy tiềm năng của ta chưa được khai thác và sử dụng hợp lý.
Lao động cũng như vậy, thừa rấ nhiều. Công nghiệp hóa là mục tiêu trước
mắt nhưng vẫn cần phát triển kinh tế địa phương tận dụng nguồn lao động thừa.

Cần phải nói thêm rằng chất lượng lao động còn rất thấp, thiếu tác phong công
nghiệp. Hiện nay chúng ta có khoảng 10 triệu lao động không có việc và thiếu
việc. Khi hội nhập kinh tế nhất thiết phải tận dụng được tối đa nguồn lao động.
Bên cạnh đó việc nhiều nguồn tài nguyên cạn kiệt đã ảnh hưởng không
nhỏ tới việc phát triển kinh tế đặc biệt là ở các ngành công nghiệp mũi nhọn như
than, dầu mỏ
b. Về ngoại lực
Nguy cơ phải bán rẻ các mặt hàng nông sản trên thị trường xuất khẩu cùng
với việc nhập siêu khiến nợ quốc tế ngày càng tăng cao trong khi khả năng chi trả
lại thấp.
Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Một khi
có đầu tư nước ngoài chúng ta sẽ có vốn nhưng cũng đừng quên rằng họ sẽ chỉ
đầu tư nếu họ có lợi, điều này cũng có nghĩa là chúng ta ở trong thế yếu. Kinh
nghiệm cho thấy rằng nhiều công ty liên doanh giữa nội địa với nước ngoài sau
một thời gian hợp tác đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, nguyên nhân
chủ yếu là do đối tác đề nghị tăng vốn nhưng ta lại không có khả năng về vốn.
Hội nhập sâu rộng là điều kiện để đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng chúng
ta cần phải khắc phục điều nêu trên, nếu không người nước ngoài sẽ làm chủ dần
hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam.

doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Chú trọng phát triển giáo dục dạy nghề và đào tạo các ngành kỹ thuật
cao.
- Hoàn thiện hệ thống luật kinh tế, giám sát các thành phần kinh tế thực
hiện tốt Luật doanh nghiệp
- Tiếp tục tận dụng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Có chính sách hợp lý phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, tận dụng
tói đa lao động dư thừa.

Kết luận

Kinh tế thế giới với xu thế toàn cầu hóa đang mở rất nhiều cơ hội đối với
các nước đang phát triển. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội
ấy. Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, chúng ta đang hòa nhập nhưng không
hòa tan. Sự giàu mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chờ rất nhiều vào lớp trẻ
ngày nay, những con người sẽ xây dựng một nền “kinh tế tri thức” trong tương
lai.
Thông qua bài tiểu luận này với việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến để phân tích, tôi hy vọng chúng ta đã có cách nhìn sâu sắc hơn về vấn
đề: Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Tài liệu tham khảo

1. Thời báo kinh tế
2. Cuốn “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” - TS. Võ Đại
Lược - Viện Kinh tế thế giới
3. Cuối “Kinh tế tài chính Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập khu vực” - TS. Đỗ Đức Đình - Viện Kinh tế thế giới.
4. Bài “Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức
trong tiến trình hội nhập” - TS. Nguễn Thị Thu Thảo - Tạp chí kinh tế


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status