Thuyết minh về Chiếc bánh chưng ngày Tết pot - Pdf 12

Thuyết minh về Chiếc bánh chưng ngày Tết Bánh chưng .
May thay không rơi vào những trường hợp nói trên. Bánh chưng là một sản vật
xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt ( Bởi lúa nương là loại cây
lương thực đã được người Việt cổ gieo trồng trước khi tìm ra và phát triển kỹ nghệ
canh tác lúa nước. Dĩ nhiên khi con người đạt đến trình độ tìm cho mình một loại cây
trong nhóm các cây ngũ cốc thì việc chế biến các sản phẩm cũng đồng thời xuất hiện
), và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời
sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh
chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường
nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.
Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một
mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một
trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh
chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó
mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc
của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó
là thứ “ngọc” ( Được hiểu rộng cho các loại ngũ cốc trong đó có lúa gạo ) đã nuôi
sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.
Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu
vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải.
Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc
đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh
chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người
dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc,
tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một

sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác,
hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai …
Tìm hiểu về bánh chưng và những quan niệm triết học xung quanh những
truyền thuyết về bánh chưng Việt Nam trong ngày Tết chính là để hiểu sâu sắc thêm
những giá trị văn hoá, giá trị nhân văn của tổ tiên qua bao đời truyền lại .
Lâu nay trong các văn bản, các sách ( đặc biệt là các sách phục vụ việc giảng
dạy trong các nhà trường ) khi nói về sự tích bánh chưng ( Hình vuông ) và bánh dầy (
Hình tròn ) của Lang Liêu là tượng trưng cho trời tròn, đất vuông. Truyền thuyết này
cho thấy: Từ thời các Vua Hùng, người Việt cổ đã biết trồng lúa ( Lúa nương rồi sau
này là lúa nước ) và người Việt cổ đã biết chế biến các nông phẩm trong sinh hoạt
hàng ngày và trong việc tế lễ . Để gắn kết sự phát triển kỹ nghệ trồng lúa và chế biến
nông sản ( Phát triển sản xuất ) với phát triển văn hoá tâm linh chúng ta ( Tôi xin nhấn
mạnh hai chữ chúng ta ) đã đưa ra một quan niệm triết học về thế giới tâm linh của
người Việt cổ rằng : Bánh dầy ( Hình tròn ) là tượng trưng cho trời tròn và bánh
chưng ( Hình vuông ) là tượng trưng cho đất vuông . Điều này có vẻ lô gíc về quan
niệm của con người thời tiền sử trước sức mạnh siêu nhiên, huyền bí của thiên nhiên
như sấm chớp, nắng mưa, bão lũ cùng trời, đất, giăng, sao …
Nhưng ngược lại, cũng dễ nhận thấy ở cái thời Lang Liêu, người Việt cổ chưa
đủ phát triển tư duy về toán học để có thể định dạng hay nhận diện các khối hình học
có góc cạnh, ví như khối hình hộp chữ nhật 6 mặt và 8 góc như chiếc bánh chưng
vuông bây giờ, mà họ chỉ biết vò, nặn, túm một chiếc bánh chưng không hẳn là một
hình vuông hay hình trụ tròn, nó có thể ô van, có thể một đầu to đầu nhỏ, chiếc ngắn,
chiếc dài thì gỉa thuyết về quan niệm bánh chưng vuông tượng trưng cho đất vuông sẽ
thiếu cơ sở khoa học. Nó là cách suy diễn, giả thuyết của những con người sau hàng
nghìn năm tiến hoá, với đầy đủ chỉ số thông minh và sự khéo léo – Những người đó là
chúng ta.
( và trong chúng ta bây giờ, với chỉ số thông minh và sự khéo léo hiện có hẳn
nhiều người nếu cho tự mình gói một chiếc bánh chưng vuông thì cái sản phẩm ấy
cũng chưa chắc hơn gì người tiền sử thời Lang Liêu ). Mặt khác, trong cách gói bánh
chưng ngày Tết hiện nay vẫn tồn tại một kiểu bánh tày ở miến Bắc và bánh tét ở miền

tục hay bị quy chụp theo trường phái hiện sinh chủ nghĩa.
Ngày nay chúng ta coi sinh đẻ có kế hoạch, sức khoẻ sinh sản là chiến lược để
cải thiện nòi giống thì tại sao tổ tiên chúng ta lại không coi sự phồn thực như một sự
cứu rỗi cho con Lạc cháu Hồng?
Ngày tết, ăn một đồng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư
vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của
bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và
giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó
cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn
hoá ẩm thực Việt Nam.[/B]


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status