Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài - Pdf 12

Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO. Khi ra nhập tổ chức này nguyên tắc được áp
dụng với các nước thành viên là không phân biệt đối xử giữa các quốc gia và
giữa nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, tham gia vào một sân chơi quốc
tế có những thuận lợi và cũng có nhiều thách thức cho sự phát triển của mỗi
quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sự phát triển của
khoa học và công nghệ đang dần kéo dài khoảng cách các nước phát triển
với các nước đang phát triển. Vì thế để có thể rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển tránh tụt hậu thì đòi hỏi Việt Nam phải đi tắt đón đầu, nhanh
chóng tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước tận dụng mọi nguồn
lực cả bên trong lẫn bên ngoài để phát triển.
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay trung bình là 7,5%/năm và
tốc độ tăng trưởng dân số 1,8%/năm, để phấn đấu đến năm 2020 nâng mức
thu nhập bình quân đầu người lên gấp đôi hiện nay tức là ở mức 2000 USD
một người/một năm thì đòi hỏi phải bổ sung nguồn vốn để đầu tư phát triển
là 126 tỷ USD, hơn GDP hiện tại ở mức 86 tỷ. Nhìn vào con số trên ta thấy
với tích lũy nội bộ tối đa cũng không đủ đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư
phát triển vì thế chiến lược trong dài hạn là làm sao để thu hút nguồn vốn
nước ngoài.
Vấn đề đặt ra làm thế nào để huy động được nguồn vốn to lớn đó,
nghiên cứu khía cạnh của mối quan hệ nhân quả “nguồn vốn càng được sử
dụng có hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn” nên nhóm em đã chọn đề
tài “Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài” để
làm rõ sự tác động qua lại giữa hai nguồn vốn để từ đó thấy được vai trò của
từng loại vốn và mối quan hệ giữa chúng cũng như những giải pháp quản lý
và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, góp phần tạo cái nhìn tổng quát về
hai nguồn vốn này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
PGS. TS Từ Quang Phương

2.1.1 Nguồn vốn nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà
nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu
tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 2
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách
Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường
được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ
trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của
Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông
thôn.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều
chỉnh đời sống xã hội.
Ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy
phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành
cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu
kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí
đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các
ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự
ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể
thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt
động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình

hàng năm tăng bình quân hàng năm đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ổn định
từ sản xuất trong nước đã bước đầu dần dần tăng. Tổng chi ngân sách nhà
nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng
28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi
ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng
gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỉ trọng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá
trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng
đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như
trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử
dụng như một công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn
1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị
trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.
Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước mới chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 4
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, tín
dụng đầu tư của nhà nước sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và
phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích
cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với
cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc
hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư,
sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là
một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương
thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ

cư tham gia gián tiếp vào đầu tư vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25%
tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực
tiếp khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn
2001-2005, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn này sẽ tiếp tục gia
tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của khu vực tư nhân và hộ gia
đình có vai trò đặc biết quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương. Trong 20
năm thực hiện chính sách đổi mới, nhà nước liên tục hoàn thiện các chính
sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia
đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển đan xen, hỗn hợp các hình thức
sở hữu trong nền kinh tế. Với Luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật
đầu tư chung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp
dân cư và khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục được khuyến khích, động viên
đại bộ phận tích lũy cho đầu tư phát triển.
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và
sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng
góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hộ
gia đình cũng đã trở thành đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức
độ nhất định, các hộ gia đình cũng là một trong những kênh tập trung và
phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào tu nhập và chi tiêu của các
hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát
triển của đất nước ( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy
mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách động
viên của nhà nước thông qua các chính sách thuế thu nhập và các khoản
đóng góp của xã hội.

Yếu tố không hoàn lại ( thành tố hỗ trợ) của từng khoản vay được xác
định dựa vào các yếu tố lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần
trả nợ trong năm và tỷ suất chiết khấu. Công thức tính hệ số thành tố tài trợ
(GE) như sau:
GE = 100% [1 –
d
ar
][1 -
)(
)1(1)1(1
aGaMd
dd
aMaG

+−+
]
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 7
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Trong đó:
r- Tỷ lệ lãi suất hàng năm
a- Số lần trả nợ trong năm
d- Tỷ suất chiết khấu
G- Thời gian ân hạn
M- Thời hạn cho vay
Trong thời gian qua, việc thu hút ODA phục vị cho sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nước
và quốc tế có nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến hết năm 2006, Việt Nam
đã tổ chức được 14 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ với tổng mức vốn
cam kết hơn 36 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam
có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quố tế

nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Tức là ngoài những yếu tố thuộc về nội dung
dự án tài trợ, còn cần có phương pháp thoả thuận để vừa có thể nhận vốn,
vừa bảo đảm được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
2.2.2. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế:
Đây là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay từ các ngân hàng thương
mại quốc tế với một mức lãi suất nhất định. Sau một thời gian, các nước này
phải hoàn trả cả vốn và lãi, các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ thu được
lợi nhuận từ lãi suất của khoản vay.
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với
nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn
với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với
nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt,
mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận
trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường
thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng
thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và
thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để
đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng
của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay
là sáng sủa. Đối với Việt Nam, việc tiếp cận đối với nguồn vốn này vẫn còn
khá hạn chế.
2.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với
các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển.
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn
vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ
cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận
được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước

sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học
Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
Trong tác phẩm “Của cải của dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại
diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “Tiết kiệm
là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ
cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng
không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 10
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan
hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên
quan đến tích luỹ, C. Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế hai
khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu
tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c + v + m)
trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần giá trị mới tạo ra. Khi
đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất
xã hội phải đảm bảo (v + m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của
khu vực II. Tức là:
(v + m)I > cII
Hay nói cách khác:
(c + v + m)I > cII + cI
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I
không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu
vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong
quá trình sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)2
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị
sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn,
nền kinh tế mới có thể dành một phần để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy

khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản
xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với
tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác vơí phần gia tăng năng
lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư.
Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế
đóng. Trong đó, phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu
vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu
tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành
bởi cùng một cá nhân hay doanh nghiệp nào. Có thể có cá nhân, doanh
nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực tiếp tham gia
đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư
khi chưa hoặc tích luỹ chưa đầy đủ. Khi đó thị trường vốn sẽ tham gia giải
quyết vấn đề bằng việc điều tiết nguồn vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời
dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát
hành cổ phiếu, trái phiếu (trên cơ sở một số điều kiện nhất định, theo quy
trình nhất định) để huy động vốn thực hiện một dự án nào đó từ các doanh
nghiệp, hộ gia đình hay các cá nhân - người dư thừa hoặc tạm thời dư thừa
vốn.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế
không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể
lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang
cho nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế
có thể nhỏ hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 12
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
được thể hiện trên tài khoản vãng lai.
CA = S – I
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account)
Như vậy, trong nền kinh tế mở nếu như nhu cầu đầu tư lớn hơn tích

tư, mở rộng quy mô phát triển cũng như thành lập thêm những mảnh ghép
quan trọng của nền kinh tế luôn được đặc biệt quan tâm và chiếm tỷ lệ cao.
Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế. Với việc vốn trong nước
được đưa vào tái đầu tư, nó góp phần tăng GDP theo hệ số nhân tiền, với
việc vốn trong nước dành cho phát triển kinh tế ngày càng cao, đồng nghĩa
với việc đóng góp vào GDP của nguồn vốn này ngày càng lớn.
Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng cho việc thay
đổi cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc
gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều. Các doanh nghiệp nhà nước
là hạt nhân trong vai trò này. Khi các doanh nghiệp nhà nước được coi là
xương sống của nền kinh tế, việc thành lập, đưa vào hoạt động cũng như
định hướng phát triển cho các doanh nghiệp nhà nước đóng góp rất tích cực
cho vai trò này.
Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò đảm bảo sự phát triển toàn
diện, không lệch lạc giữa các vùng miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền
kinh tế tăng trưởng, phát triển mộtc cách bền vững. Việc nhà nước dành vốn
để đầu tư phát triển cho các khu vực còn khó khăn, hay cân đối nguồn vốn
giữa các vùng thể hiện rất rõ vai trò này.
Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc huy động vốn trong xã hội, mà chủ
yếu là từ khu vực tư nhân và dân cư an toàn hơn nhiều so với việc in tiền
hay vay từ nước ngoài bởi nó hạn chế được lạm phát hay nguy cơ nợ nước
ngoài, cũng theo hướng này, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
được đẩy nhanh, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nguồn vốn trong nước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt một trình
độ nhất định tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng
như tăng tính hiệu quả, nhanh chóng của việc sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài, tạo nền tảng vững chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do việc

nhập những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào việc phát triển
kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,…
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 15
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài tăng bền vững ở tất cả các địa phương trong cả nước, góp phần
thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam trong một số ngành
kinh tế quan trọng của đất nước như viẽn thông, khí hoá dầu, tin học, ô tô...
Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài còn có tác động lan toả đến các
thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thông qua sự liên kết doanh
nghiệp.
Trong 20 năm qua, đầu tư nước ngoài cũng đã đem lại cho Việt Nam
những cơ hội được tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hội nhập kinh
tế với khu vực và thế giới. Nhờ đó năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam cũng được nâng lên.
Đóng góp quan trọng dễ thấy nhất đó là tăng cường nguồn vốn đầu tư
cho tăng trưởng.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh
chủ yếu, có tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực
vận hành, quản lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó đã hình
thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá
cao.
Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò
của FDI trong suốt 20 cải cách kinh tế vừa qua.
Nhìn chung, đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi
dần đời sống sản xuất, kinh doanh của địa phương, có tác dụng kích thích
sản xuất của các thành phần kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó, kết quả
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng khả quan

sách đáp ứng mục tiêu chi cho đầu tư phát triển của nhà nước.
Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển thương hiệu quốc gia
Nhận thức được rõ ràng vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài
đối với nền kinh tế, việc tìm cách thu hút nguồn vốn này cho phát triển kinh
tế càng quan trọng.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi quyết định đầu tư vào một quốc
gia nào thì đó không chỉ đơn thuần là nơi đặt nhà máy sản xuất mà quốc gia
đó còn đem lại những lợi thế về sản phẩm do nhận thức về hình ảnh và tên
tuổi của đất nước nơi đặt nhà máy đem lại cho nhà đầu tư.
Vì thế, phát triển một thương hiệu quốc gia để thu hút vốn đầu tư từ
nước ngoài là một công việc rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nước
đang phát triển như Việt Nam.
Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần nằm trong một kế
hoạch tổng thể xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Phát triển
thương hiệu quốc gia dành cho vốn đầu tư nước ngoài là các hoạt động xúc
tiến nhằm tạo ra một hình ảnh hấp dẫn về một quốc gia như là một địa điểm
đầu tư lý tưởng.. Do đó, phát triển thương hiệu vốn đầu tư nước ngoài
thường được những cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia chịu trách nhiệm thực
hiện để cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp dịch
vụ cho những đầu tư tương lai. Phát triển thương hiệu quốc gia để thu hút
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 17
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
vốn đầu tư nước ngoài không phải là một công việc mới mẻ, nhưng tiến trình
này chỉ trở nên mạnh mẽ hơn khi quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra sự tăng
trưởng chưa từng có các nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ những nước phát
triển và đang phát triển. Phát triển thương hiệu quốc gia cho nguồn vốn này
có tính bền vững hơn so với các công cụ khác để thu hút vốn nước ngoài như
các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ của chính phủ,
xây dựng các khu chế xuất.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn cung ngoại tệ đáng kể, đảm

quá trình vốn nước ngoài mới được chuyển vào các nước đang và chậm phát
triển, lúc này thì vốn nước ngoài chưa kịp phát huy tác hết tác dụng của
mình.
1+1>2: Khi hai nguồn vốn tương tác với nhau đã thúc đẩy sự hỗ trợ
phát triển giữa hai nguồn vốn tạo thêm các giá trị gia tăng tích cực, thể hiện
qua:
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu vốn cho tăng trưởng
và phát triển là rất lớn, tuy nhiên tiềm lực về kinh tế tài chính lại có hạn, vì
vậy việc có thêm nguồn vốn ngoài nước là khá quan trọng, góp tăng tổng
vốn đầu tư cho toàn xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Một khi
hiểu, nắm rõ và vận dụng hiệu quả mối quan hệ hữu cơ giữa hai nguồn vốn
này, sẽ góp phần làm gia tăng của cải của quốc gia đó. Điều này được thể
hiện qua các khía cạnh cụ thể như:
Góp phần làm tăng tính đa dạng của trong các loại hình doanh nghiệp.
Bên cạnh những doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân còn có thêm các doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tức là việc xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp mới và nhiều lĩnh vực,
thành phần kinh tế mới ra đời ra môi trường kinh doanh cạnh tranh, buộc các
doanh nghiệp trong nước phải gia tăng khả năng cạnh tranh của mình để có
thể tồn tại và phát triển khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có lợi thế hơn về nhiều mặt. Việc xuất hiện nhiều loại hình
doanh nghiệp với các hình thức sở hữu vốn khác nhau phù hợp với trình độ
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam. Phát triển kinh doanh đa
dạng linh hoạt cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
trong nước: nhiều mặt hàng,dịch vụ mới ra đời đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, hai nguồn vốn có tác động với nhau và tác động tới chuyển
dịch cơ cấu kinh tế: nhanh chóng, đúng hướng và ngày càng hoàn chỉnh.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được đầu tư nâng cao hơn .
Ngoài ra mối quan hệ giữa hai nguồn vốn còn góp phần thúc đẩy phát

nước ngoài rót vào. Nghĩa là muốn tiếp nhận được vốn nước ngoài thì trong
nước cũng cần phải chuẩn bị một số cơ sở nhất định tạo điều kiện cho vốn
nước ngoài phát huy được hiệu quả . Về mặt kĩ thuật thì có thể đưa ra một tỉ
lệ xác định giữa vốn nước ngoài và vốn đối ứng. Tính tương đồng về những
yêu cầu đầu tư trên nhưng nét cơ bản giữa các nước đang phát triển cho
phép, từ kinh nghiệm quốc tế , xác định trên đại thể tỉ lệ này trong từng giai
đoạn cụ thể.
Trong giai đoạn đầu do nhu cầu vốn nghiêng về đầu tư cho hệ thống cơ
sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp, tỉ lệ này thường là thấp( 1 đồng vốn
nước ngoài cấn 1-1,5 đồng vốn trong nước). Ở giai đoạn sau, khi các chương
trình đấu tư nghiêng về các ngành công nghiệp chế biến, có hàm lượng vốn
và kĩ thuật cao thì tỉ lệ này thường tăng lên ( 1/ 1,5- 2,5)
Nói chung đây là những tỉ lệ bắt buộc về mặt kĩ thuật. nó đòi hỏi phải
đáp ứng đầy đủ nếu không muốn làm giảm hiệu quả đàu tư của vốn nước
ngoài.
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 20
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
Khi phân tích kinh nhiệm của hàng loạt các nước đang phát triển, người
ta nhận thấy rõ rang không phải cứ một quốc gia cứ vay mượn nhiều vốn
nước ngoài thì đều đạt mức tăng trưởng cao. Chân lí thực tiễn ở đây dường
như ngược lại: đa số các nước vay mượn nhiều nhất đều không đạt tốc độ
tăng trưởng tương xứng, thậm chí còn bị suy thoái và quá tải vì nợ. Một lí do
hiển nhiên là các nước này không bảo đảm được tương quan hợp lí giữa vốn
vay nước ngoài và vốn đối ứng trong nước. Kết quả tất yêu hoặc là hiệu quả
vốn đầu tư sản xuất rất thấp, hoặc là phải chuyển một phần lớn vốn vay sang
đầu tư tiêu dùng( nhập khẩu hàng tiêu dùng). Với mô hình phát triển hướng
nội, thúc đẩy sản xuất thay thế nhập khẩu, nói chung nền kinh tế dễ sa vào
khuynh hướng huy động và sử dụng vốn nước ngoài theo kiểu này.
Ở nước ta ngay trong thời bao cấp, đã trả giá không ita cho việc rút ra
bài học này khi tiếp nhận và sử dụng viện trợ từ các nước bạn.

ngốn hết những khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm
căng thẳng thêm trạng thái khát vốn và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, việc “thắt
lưng buộc bụng” trả nợ khiến nước nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong
đó có hàng tiêu dùng mà trong nước còn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân
đối hàng tiền, tăng giá, tăng lạm phát. Nợ nước ngoài có thể làm sụp đổ cả
một chính phủ, nhất là ở những nơi tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm
là phổ biến của giới cầm quyền, đi kèm với việc thiếu những giải pháp xử lý
mềm dẻo khôn ngoan với nợ (đàm phán gia hạn nợ, đổi nợ thành đầu tư, đổi
cơ cấu và điều kiện nợ, xin xoá nợ từng phần…). Do vậy, sự chủ động và
tỉnh táo khống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự án đầu tư cụ thể,
được luận chứng kinh tế – kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra, giám
sát của chủ nợ để tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích
là những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước
ngoài.
Như vậy thì lúc này, vốn nước ngoài không những không tạo ra tích
lũy đẻ tăng vốn đầu tư trong nước và còn làm cho ngân sách của nhà nước bị
thâm hụt co nghĩa vụ trả nợ. Thường thì dối với các khoản vay ODA, thời
gian ân hạn và gia hạn thường dài nên các nước đang và chậm phát triển
trong ngắn hạn đều muốn thu hút và vay thật nhiều, điều đó làm gia tăng thu
nhập cũng như là tích lũy trong ngắn hạn, nhưng về lâu về dài thì con cháu
của họ mới là người phải trả nợ và khi đó thì gánh nặng nợ mới được thế
hiện rõ. Và vòng luẩn quẩn ở trên mới càng sát thực tế.
Còn đối với FDI tuy là không măng lại gánh nặng cho các nước
được đầu tư nhưng nó lại gây ra những ảnh hưởng khác tác động tới nguồn
vốn trong nước. Đó là vấn đề thứ ba.
Thứ ba: Sự phụ thuộc vào Khoa học và công nghệ cũng như sự lệ
thuộc về mặt kinh tế và chính trị của các nước tiếp nhận vốn đầu tư nươc
ngoài. gây ra sự phụ thuộc về khoa học công nghệ. Đó là sự không làm chủ
được công nghệ hiện đại của nước ngoài gây ra tình trạng bị động trong việc
sử dụng nguồn vốn trong nước.

của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực
tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, do
đó làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đất nước.
Mặt khác, nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần
“mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công
nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương đối của nước bắt đầu
muộn” sẽ bị tước bỏ – đó là một mặt. Mặt khác, khi đó nước tiếp nhận
không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu,
mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ
“bất cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn phải kể
thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ
thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu ấy gây ra. Như vậy FDI không
những không lám gia tăng vốn trong nước mà lại còn làm lãng phí nguồn
vốn trong nước vì để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán
của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ vốn đầu tư
đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm nữa, lượng ngoại tệ đổ
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 23
Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và
dịch vụ tương ứng. “Hợp lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung
lực lạm phát mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra. Do
vậy , hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như mong đợi, hoặc không
tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân
lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”.
Khi sử dụng không hiệu quả vốn nước ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ thâm
hụt ngân sách do trả nợ vì nguồn vốn sử dụng không tạo ra được giá trị gia
tăng cũng như hiệu quả về tài chính, kinh tế xã hội. Điều này làm tăng nguy
cơ nợ nước ngoài và nhiều vấn đề chính trị khác.
Thứ tư, vốn nước ngoài có thể tạo ra sự phát triển kinh tế giả tạo ở
nước đầu tư, tạo ra một nền kinh tế bong bóng và kèm theo đó là sự chảy

Tổng số KTNN Ngoài
quốc
doanh
Khu vực

VĐTNN
Tỉ lệ
VĐT
trong
nước/
nước
ngoài
1995 27.1 100 69.6 42 27.6 30.4 2.29
1996 100 74 49.1 24.9 26 2.85
1997 28.3 100 72 49.4 22.6 28 2.57
1998 100 79.3 55.5 23.4 20.7 3.83
1999 19.7 100 82.7 58.7 24 17.3 4.78
2000 32.9 100 81.3 57.5 23.8 18.7 4.35
2001 34 100 81.6 58.1 23.5 18.4 4.43
2002 34.3 100 81.5 56.2 25.3 18.5 4.41
2003 35.9 100 81.3 56.5 26.7 16.5 5.06
( Tổng hợp thời báo kinh tế Việt Nam)
I. Thực trạng nguồn vốn trong nước:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ 1997. rút kinh nghiệm từ bài học
của các nước đi trước thì Đảng ta xác định nhiệm vụ và giải pháp quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội là “ huy động tối đa nguồn lu để lực
phát triển kinh tế xã hội là nội lực, nguồn lực trong dân và tăng sức thu hút
Nhóm 5 – Kinh tế đầu tư 49D 25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status