Đề tài Nghiên cứu phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình giao thông đường bộ trong điều kiện việt nam' - Pdf 12

1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về công trình nghiên cứu
Đề tài “nghiên cứu phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng
công trình giao thông đường bộ trong điều kiện Việt Nam” nghiên cứu cơ sở lý luận
hình thành giá xây dựng công trình, các phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp
(trước khi Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Nghị định 112/2009/NĐ-CP ban hành gọi
là đơn giá tổng hợp) đang sử dụng hiện nay, phân tích đánh giá những tồn tại trong
lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình giao thông đường bộ, từ đó bổ sung,
hoàn thiện phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp phù hợp với điều kiện thực tế
của ngành giao thông đó là bổ sung sự ảnh hưởng của các yếu tố về địa hình, địa chất,
điều kiện thi công , sự biến động giá (chỉ số giá) để xây dựng “Bộ giá xây dựng tổng
hợp xây dựng công trình giao thông đường bộ” cho từng vùng miền trong cả nước
(63 tỉnh, thành phố), với các điều kiện địa hình, địa chất, điều kiện thi công khác nhau.
Đề tài thiết lập các chương trình phần mềm tin học xác lập giá xây dựng tổng hợp và
tra cứu giá xây dựng tổng hợp để sử dụng thuận tiện và nhanh chóng.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Một trong những lĩnh vực của cơ sở hạ tầng đang được Nhà nước ưu tiên đầu tư
và phát triển hiện nay là giao thông vận tải, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông trong
đó công trình giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất (khoảng 80-90%).
Do giao thông vận tải đóng góp vai trò tích cực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; mặt khác, do cơ sở vật chất của ngành đang bị xuống cấp một cách
nghiêm trọng, nên đầu tư cho GTVT là một yêu cầu thiết yếu đối với nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông không ngừng phát triển,
nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng công trình giao thông làm rút ngắn
thời gian xây dựng và chất lượng được nâng cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng công trình còn gặp nhiều khó khăn do chế độ chính sách, giá cả…
luôn thay đổi. Để giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý một cách có
hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình, ngoài hệ thống định mức dự toán xây
dựng công trình do Nhà nước (Bộ Xây dựng) công bố, ngành GTVT còn cần có một
hệ thống giá xây dựng tổng hợp của ngành phù hợp điều kiện khác nhau của từng

nhỏ trong chi phí đầu tư xây dựng đường bộ). Tuy nhiên với khả năng thực tế cũng
như mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong xây
dựng mới công trình đường bộ (gồm nền và mặt) cho đường từ cấp I đến cấp V
3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án đã đưa ra cách tiếp cận, cách nhìn tổng thể, toàn diện, đồng thời làm
sáng tỏ một số vấn đề có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn về phương pháp xác lập
giá xây dựng tổng hợp XDCT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống lý luận về sự
hình thành giá xây dựng trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Làm sáng tỏ một số vấn đề về giá xây dựng công trình, phương pháp xác lập giá xây
dựng tổng hợp công trình đường bộ ở nước ta cũng như bài học kinh nghiệm xây dựng
đơn giá của một số nước trên thế giới.
Thứ hai, điều tra, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng công
trình giao thông đường bộ tại các vùng của Việt Nam, từ đó thấy được sự ảnh hưởng
của các yếu tố này đến xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình đường bộ.
Luận án cũng đã phân tích đánh giá thực trạng việc lập và quản lý chi phí trong
XDCT giao thông đường bộ, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng đơn giá.
Qua đó, thấy được một số vấn đề mà ngành giao thông cần có giải pháp hoàn thiện. Đó
là hệ thống định mức trong ngành giao thông (do Bộ Xây dựng công bố) thiếu nhiều
hạng mục công tác cần được xây dựng mới, bổ sung sửa đổi, cần có giá xây dựng tổng
hợp XDCT giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện thực tế của ngành.
Thứ ba, bổ sung một số vấn đề khắc phục những tồn tại của phương pháp chung
xác lập giá xây dựng tổng hợp do Bộ Xây dựng ban hành nhằm hoàn thiện phương
pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp, tác giả luận án bổ sung một số công việc quan
trọng trong trình tự lập đơn giả tổng hợp xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đó
là: (i) Nghiên cứu lựa chọn thiết kế điển hình; (ii) Bổ sung ảnh hưởng của các yếu tố
về địa hình, địa chất, điều kiện thi công ; (iii) Nghiên cứu biến động giá (chỉ số giá).
Thiết lập các chương trình phần mềm tin học để xây dựng “Bộ giá xây dựng
tổng hợp XDCT giao thông đường bộ” cho từng vùng miền trong cả nước (63 tỉnh,

giá trong xây dựng nói chung và đối với phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp
nói riêng. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước hoặc là chỉ đề cập đến giá xây dựng
tổng hợp của một sản phẩm cụ thể [14], hoặc là còn chưa tính đến đầy đủ những yếu tố
liên quan điều kiện tự nhiên – kỹ thuật nơi công trình giao thông đi qua [21], [22]. Sự
biến động giá trong kinh tế thị trường được thể hiện như thế nào trong giá tổng hợp thì
hầu như còn chưa được đề cập đúng mức.
Về phương diện quản lý nhà nước, các văn bản pháp quy của Chính phủ, của
các Bộ quản lý ngành hoặc các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ định giá xây dựng của Bộ
5
Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đều đã đề cập đến và có hướng dẫn phương pháp
chung xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình [10], [3], [4]…Tuy nhiên,
những yếu tố liên quan đến điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn
của từng vùng miền nơi công trình giao thông đi qua đều chưa được tính đến đầy đủ.
Trong thực tiễn quản lý hoạt động đầu tư xây dựng công trình giao thông, việc
lập TMĐT còn nhiều khó khăn do thiếu giá xây dựng tổng hợp, kết quả tính toán
thiếu chính xác, TMĐT bị điều chỉnh, làm cho hiệu quả đầu tư bị ảnh hưởng.
Tất cả những trình bày ở trên cho thấy việc xác lập giá xây dựng tổng hợp còn
nhiều vấn đề phải giải quyết cả về phương pháp lẫn kỹ thuật tính toán xác lập giá xây
dựng tổng hợp phù hợp với điều kiện thực tế.
b. Các công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước
Trên thế giới có nhiều tài liệu hướng dẫn phương pháp lập giá xây dựng (dự
toán) như [29], [31], [32], [33], [34], [37]
Về phương pháp lập dự toán, theo [37]: có bốn phương pháp lập dự toán cơ
bản. Những phương pháp này có thể được gọi với những cái tên khác nhau và mỗi
phương pháp có một vị trí của nó trong quá trình lập dự toán công trình và được thực
hiện liên quan đến lượng thông tin thiết kế sẵn có. Tiến trình thực hiện dự án trải qua
những giai đoạn thiết kế khác nhau (từ thiết kế sơ bộ tới thiết kế chi tiết và soạn thảo
các tài liệu hợp đồng), phương pháp lập dự toán thay đổi và mức độ chính xác của dự
toán tăng lên tương ứng theo từng giai đoạn đó:
i. Phương pháp lập dự toán theo khái toán: Lập khái toán là các phác thảo rời

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển có 2 hệ thống giá xây dựng tùy
theo chính sách của mỗi nước mà họ sử dụng hệ thống giá xây dựng theo hệ tiêu
chuẩn Anh hoặc hệ thống giá xây dựng theo hệ tiêu chuẩn Mỹ để lập giá xây dựng
trong các giai đoạn của quá trình đầu tư (do các tổ chức khác nhau biên soạn). Tuy
nhiên xác định giá xây dựng tổng hợp của 2 hệ thống giá theo tiêu chuẩn Anh, Mỹ đều
giống nhau đó là:
Về cơ sở xác định: đều xác định theo một nhóm công tác xây lắp phù hợp với
danh mục đơn giá cần tính toán được tổng hợp từ đơn giá chi tiết (lập theo định mức
dự toán chi tiết)
Về nội dung: bao gồm các chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công.
Theo [32], giá xây dựng xác định dựa vào "Phương pháp tiêu chuẩn tiên lượng
các công trình xây dựng”, gọi tắt là SMM (Standar Method of Measurement of
7
Building Woks) do "Hội khoa học trắc lượng Hoàng gia" tổ chức biên soạn, được các
tổ chức có liên quan đổng tình thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong toàn nước Anh và
các nước khác theo hê tiêu chuẩn Anh.
Ở bước thiết kế kỹ thuật cho từng hạng mục công trình theo [29] ở Anh, việc
xác định giá xây dựng chủ yếu dựa vào bảng giá tính cho từng bộ phận kết cấu của
công trình hay còn gọi là đơn giá xây dựng tổng hợp (Assembly), nó được xác định
trên cơ sở của SMM và phù họp với từng nhóm bộ phận kết cấu của công trình (như:
phần móng (Foundations), kết cấu hạ tầng phía dưới công trình (Substructures), phần
thân (Superstructures) , các công việc phục vụ hiện trường (Site work))
Ở Mỹ, một trong số các Công ty tư vấn giá xây dựng ở Mỹ là Công ty Means
(R.s Means company, inc) thực hiện việc cung cấp các thông tin, dữ liệu, bảng giá làm
cơ sở xác định giá xây dựng gồm: Đơn giá tính theo fút vuông và fút khối (.S.F & CF
Unit prices); Đơn giá xây dựng tổng họp (Assembly); Đơn giá xây dựng chi tiết (Unit
prices). Ngoài ra còn có chi phí đơn vị (Unit cost) và những khoản mục chi phí khác
được tính trong giá xây dựng (chi phí thầu phụ, phụ phí, lợi nhuận ), các loại chi phí
này được nhà thầu xác định cho mình hoặc do tổ chức tư vấn quản lý giá xây dụng xác
đinh cho chủ đầu tư, nó được sử dụng để tính chi phí ở giai đoạn xây dựng công trình.

toán tổng hợp phù hợp với công nghệ hiện nay là rất khó khăn. Hiện nay trong ngành GTVT
không có định mức dự toán này.
- Xác lập giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp trên cơ sở đơn giá chi tiết cho
một nhóm danh mục công tác xây lắp áp dụng phù hợp với các công trình xây dựng có
thiết kế mẫu như nhà ở, bệnh viện, trường học…Đối với công trình giao thông đường
bộ để xác lập giá xây dựng tổng hợp cần phải có thiết kế điển hình cho từng cấp
đường.
- Giá xây dựng tổng hợp hiện nay được lập cho một nhóm loại công tác xây
dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình, chưa mang tính tổng hợp cao (như suất
vốn đầu tư).
* Về mặt thực tế
- Phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp chưa phản ánh được ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn tác động đến xây dựng
công trình giao thông đường bộ, đó là tác động đến lựa chọn giải pháp thiết kế kỹ
thuật, tổ chức thi công và từ đó liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng công trình. Khi
lập giá xây dựng tổng hợp phải phản ánh được yếu tố này.
9
- Phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp chưa phản ánh được đặc thù của
từng vùng miền trong cả nước khi có đường bộ đi qua
- Phương pháp xác lập giá xây dựng tổng hợp chưa phản ánh được yếu tố biến
động giá theo thời gian (công trình giao thông đường bộ có thời gian thi công dài).
Tất cả những trình bày ở trên cho thấy việc xác lập giá xây dựng tổng hợp còn
nhiều vấn đề phải giải quyết cả về phương pháp lẫn kỹ thuật tính toán xác lập giá xây
dựng tổng hợp phù hợp với điều kiện thực tế.
Riêng đối với công trình giao thông đường bộ, việc xác lập giá xây dựng tổng
hợp vẫn còn một số vấn đề cần phải hoàn thiện, trong đó có vấn đề vận dụng phương
pháp chung để xác lập giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình giao thông đường
bộ theo các điều kiện cụ thể của từng vùng trong cả nước (điều kiện địa hình, địa
chất, thủy văn…).
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác lập giá xây

phương pháp nghiên cứu. Phần mềm tin học được sử dụng như là một công cụ hữu
hiệu trong xử lý kết quả nghiên cứu.
Đặc biệt thông qua các đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ và đề tài NCKH cấp Bộ
do tác giả chủ trì, tác giả đã có những nghiên cứu cụ thể những điều kiện kỹ thuật công
trình, điều kiện địa hình, địa chất trên các vùng miền khác nhau của đất nước: vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực phía Bắc (bao gồm vùng Tây Bắc, Đông Bắc,
Đồng bằng sông Hồng), khu vực miền Trung (vùng Bắc Trung Bộ,vùng duyên hải
Nam Trung Bộ), khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và đưa các yếu tố đó vào để
nghiên cứu xây dựng “Bộ giá xây dựng tổng hợp xây dựng công trình giao thông
đường bộ” cho từng vùng trong cả nước.
11
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY DỰNG
TỔNG HỢP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THÀNH GIÁ TRONG XÂY DỰNG
1.1.1. Bản chất và đặc điểm của giá sản phẩm xây dựng [12]
a. Bản chất giá sản phẩm xây dựng và các mối quan hệ ràng buộc
Nền kinh tế nước ta có bước chuyển biến tích cực từ cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung với một thành phần kinh tế sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế định giá và quản lý giá đang chuyển từ hệ thống định giá mang tính
hành chính, chủ quan, bao cấp sang định giá sang hệ thống định giá thị trường mà
trong đó coi giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa được sản xuất ra và
tiêu thụ trên thị trường, là kết quả tổng hợp của các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ,
quan hệ tích lũy – tiêu dùng dưới tác động đồng thời của các quy luật kế hoạch, cung
cầu, giá trị, cạnh tranh trên thị trường mở trong phạm vi cả nước và quốc tế.
Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi giá sản phẩm được hình
thành sao cho vừa phải bao gồm đầy đủ các chi phí xã hội cần thiết để tạo nên sản
phẩm hàng hóa vừa phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh lại vừa phải chịu sự điều tiết của Nhà nước thông qua các công cụ quản lý và

quy
luật
tác
động
Sự
quản
lý của
Nhà
nước
- Kế hoạch
- Cung cầu
- Giá trị
- Cạnh tranh
- Lưu thông
tiền tệ

- Quy mô, kết cấu công trình
- Tiêu chuẩn kỹ thuật
- Điều kiện tự nhiên: địa
hình, địa chất, thuỷ văn
- Điều kiện địa phương nơi
thi công
- Các yếu tố khác…
- Pháp luật
- Cơ chế
chính sách
- Quy hoạch
- Kế hoạch
- Thẩm định.
- Phê duyệt

dựng và đặc điểm của chính bản thân sản phẩm đó, vì vậy mà giá của sản phẩm xây dựng
mang những đặc điểm riêng của mình. Các đặc điểm chủ yếu bao gồm:
Một là: giá của sản phẩm xây dựng mang tính riêng biệt, đơn chiếc. Điều đó là do tính
đơn chiếc của sản phẩm xây dựng quyết định. Chính tính đơn chiếc của sản phẩm xây dựng
làm cho khối lượng thực hiện và phương thức thực hiện chúng khác nhau, ngay cả khi xây
dựng theo thiết kế mẫu cũng đòi hỏi những sự thay đổi về khối lượng công tác do liên quan
đến các điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn nơi xây dựng nền móng
công trình khác nhau gây nên. Đặc điểm này đòi hỏi phải có phương pháp định giá riêng phù
hợp với từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, phản ánh được kết cấu khối lượng
công trình, phản ánh được chi phí sản xuất tại địa phương nơi xây dựng công trình.
Hai là: giá của sản phẩm xây dựng mang tính tổ hợp các chi phí cho xây dựng từng
bộ phận công trình, được hình thành từ giá xây dựng từng bộ phận công trình và tổng hợp lại
theo cơ cấu chi phí của vốn đầu tư.
Tính tổ hợp của sản phẩm xây dựng là do tính phức tạp về quy mô của kết cấu công
trình và chủng loại công tác xây lắp quyết định. Không thể có ngay giá sản phẩm xây dựng
bằng cách tính đơn giản, mà phải có phương pháp tính riêng gọi là phương pháp lập dự toán.
Thông qua cơ chế đấu thầu giá của sản phẩm xây dựng được xác định khách quan theo quy
luật của thị trường.
Cơ sở để lập dự toán là khối lượng công tác được xác định theo thiết kế và đơn giá
xây dựng công trình. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho từng công trình cụ thể dựa
trên cơ sở định mức hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị
khối lượng công tác xây lắp và bảng giá vật liệu, giá cước vận chuyển, giá ca máy, tiền lương
14
của công nhân xây lắp. Nếu các bảng giá này được tính phù hợp với mức giá trên thị trường
thì giá sản phẩm xây dựng được xác định bằng phương pháp lập dự toán cũng mang tính chất
như giá thị trường.
Chất lượng của tài liệu dự toán xác định giá trị sản phẩm xây dựng công trình phụ
thuộc vào hai yếu tố:
- Việc xác định đúng đắn các công tác xây lắp cần thiết để sản xuất sản phẩm xây
dựng.

Như trên đã trình bày, giá là sự biểu hiện bằng tiền các chi phí tạo nên sản
phẩm. Giá sản phẩm xây dựng được tính nhiều lần và biểu thị qua các chỉ tiêu: tổng
mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư…
mà ngày nay được gọi chung là chi phí đầu tư xây dựng công trình [12].
* Cơ chế chi phối ở đây là mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xác định
chi phí riêng, phù hợp với đặc điểm, tính chất kĩ thuật và yêu cầu công nghệ của quá
trình xây dựng, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và
các quy định của Nhà nước.
Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu
và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, đồng thời đảm bảo tính khả thi của dự án đầu
tư XDCT, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế của thị
trường nhưng lại phải đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện.
Khối lượng công việc của công trình, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kĩ
thuật, các chế độ chính sách của Nhà nước và những yếu tố khách quan của thị trường
có liên quan đến công trình phải được coi là căn cứ khoa học, khách quan và mang
tính bắt buộc phải tính đến khi lập chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Công tác “lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: tổng
mức đầu tư XDCT (gọi tắt là TMĐT), dự toán xây dựng công trình (DT công trình),
định mức xây dựng và giá xây dựng công trình” được hướng dẫn tại [3].
b. Quản lý nhà nước đối với giá xây dựng
Lý luận kinh tế học và thực tiễn điều hành nền kinh tế các nước đều khẳng định
mô hình kinh tế hỗn hợp mà nội dung chính là vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước là mô hình thích hợp nhất hiện nay. Vai trò của Nhà nước trong
mô hình này là thực hiện sự điều tiết vĩ mô bằng các công cụ pháp luật, chính sách
kinh tế…
Vai trò và khả năng kinh tế của Nhà nước đối với quá trình lập và quản lý giá
xây dựng là khách quan và đặc biệt cần thiết bởi đặc điểm và tính chất riêng biệt về
kinh tế – kĩ thuật, về quan hệ mua – bán, về quan hệ cung cầu của SPXD.
16
Đối với xây dựng công trình giao thông, vốn đầu tư chủ yếu do ngân sách Nhà

(gồm TKCS)
Dự án
(gồm TKCS)
Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế bản vẽ thi
công
Đấu thầu
Xây lắp công
trình
Tổng mức đầu tư
Dự toán xây dựng
công trình
Kế hoạch
đấu thầu
Mời thầu
Xét thầu
Giá gói thầu
Giá dự thầu
Giá đánh giá
Giá đề nghị
trúng thầu
Kết quả đấu
thầu
Giá trúng thầu
Giá ký hợp
đồng
Nghiệm thu
bàn giao
Giá quyết toán
Công trình

thẩm định
phê
duyệt, giá
Phân
công,
phân cấp,
thiết lập
cơ chế
quản lý
giá
Kiểm tra
giám sát
thực hiện
chế độ
chính
sách,
nguyên
tắc,
phương
pháp lập
và QL giá
XD
Tổng kết,
rút kinh
nghiệm,
hoàn
thiện cơ
chế
phương
pháp

Tổng mức đầu tư
Chi
phí
xây
dựng
Chi phí
dự
phòng
Chi phí
bồi
thường,
hỗ trợ
và TĐC
Chi phí
thiết bị
Chi phí
tư vấn
đầu tư
xây
dựng
Chi phí
khác
Chi phí
quản
lý dự án
19
nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng
mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng
đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
* Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc

- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng
mức đầu tư, dự toán công trình;
20
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân
tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp
đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình,
định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động
xây dựng,
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu
cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê
tư vấn);
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa
vào khai thác sử dụng;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
* Chi phí khác: là những chi phí không thuộc nội dung quy định tại các điểm nêu trên
nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

Ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư thì giá xây dựng được gọi tùy theo mỗi chức
năng và vị trí trong các khâu của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng với mỗi đối
tượng tham gia, theo đó là dự toán công trình, giá gói thầu, giá dự thầu, giá đề nghị
trúng thầu, giá trúng thầu, giá ký hợp đồng.
a. Biểu hiện của giá XDCT trong khâu thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
Dự toán công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và “được
lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá
xây dựng công trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối
lượng, nhiệm vụ công việc đó” [10].
Nội dung dự toán xây dựng công trình [10]
Chi phí
quản
lý dự án
Dự toán công trình
Chi phí
xây
dựng
Chi phí
tư vấn
đầu tư
xây
dựng
Chi phí
khác
Chi phí
dự
phòng
Chi phí
thiết bị

công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu
chỉnh thiết bị và các chi phí khác có liên quan.
Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (kể cả chi phí thiết kế và giám sát chế
tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi,
lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo
dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
* Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản mục chi phí như chi phí quản lý dự án
trong tổng mức đầu tư.
* Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các khoản mục chi phí tư vấn xây dựng trong
tổng mức đầu tư.
* Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các khoản mục chi phí như chi phí khác trong tổng mức
đầu tư.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình
không bao gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án;
vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh,
lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải
theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được), các
khoản phí và lệ phí.
* Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh
và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
24
Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc
phát sinh chưa lường trước được và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời
gian xây dựng công trình.
Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ

* Giá đề nghị trúng thầu
Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của
nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau khi được sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
* Giá trúng thầu
Là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương
thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
* Giá hợp đồng
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên
nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các
yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng.
Giá ký hợp đồng có các hình thức sau:
- Giá hợp đồng trọn gói.
- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định.
- Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh.
- Giá hợp đồng kết hợp.
Giá hợp đồng được xác định căn cứ vào giá đề nghị trúng thầu được xếp hạng
và kết quả đàm phán hợp đồng.
* Giá thanh toán
Giá thanh toán là giá mà chủ đầu tư trả cho bên nhận thầu trên cơ sở khối lượng
các công việc hoàn thành theo các cam kết trong hợp đồng cùng với các quy định có
liên quan và giá hợp đồng.
Đối với từng trường hợp cụ thể khi áp dụng hình thức giá hợp đồng nào thì theo
đó là giá thanh toán hợp đồng tương ứng.
1.1.4.3. Biểu hiện của giá XDCT trong giai đoạn kết thúc dự án xây dựng đưa công
trình vào khai thác sử dụng [25]
Khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng và kết thúc xây dựng, Chủ
đầu tư phải lập quyết toán vốn (chi phí) đầu tư công trình hoàn thành, phản ảnh chi tiết


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status