Báo cáo thực tế ở Đà Lạt - Pdf 12

PHẦN MỘT: SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Đà Lạt với những điều kiện thuận lợi về cảnh quan thiên nhiên, thổ nhưỡng và đặc biệt là khí
hậu là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất ở Việt Nam nói chung cũng như
miền Nam Việt Nam nói riêng. Đà Lạt là thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên, trực
thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, có độ cao khoảng từ 1500 m so với mặt nước biển và diện
tích tự nhiên khoảng 393,29km2. Được hình thành từ thời Pháp thuộc với tên gọi nhiều ý
nghĩa theo tiếng Latinh Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem “ cho những người này niềm
vui, cho những người khác sự mát mẻ ” , với cảnh quan thiên nhiên đa dạng nhiều màu sắc và
khí hậu phát mát mẻ Đà Lạt thật xứng với những tên gọi hoa mỹ mà các du khách thập
phương dành cho nó như: thành phố ngàn hoa, thành phố mùa xuân, thành phố tình yêu,
thành phố sương mù… trong hơn 120 năm hình thành và phát triển của nó.
1. Vị Trí đại lý, địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng Đà Lạt
1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Lâm Viên, trong khu vực Tây
Nguyên Việt Nam.Có tọa độ địa lý 11
o
48’ - 12
o
1’ vĩ độBắc và 108
o
19’ - 108
o
36’ kinh độ
Đông. Đà Lạt có diện tích khoảng 394, 64 km
2
, tiếp giáp với các huyện Lạc Dương ở phía
Bắc; huyện Đức Trọng ở Tây Nam; huyện Lâm Hà ở phía Tây và huyện Đơn Dương ở phía
Đông và Đông Nam. Về mặt hành chính Đà Lạt gồm 12 phường định danh từ 1 đến 12 và 4
xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành.
1.2 Địa hình
Đà Lạt có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 1500 m và có dạng địa hình phân

o
C, nhiệt độ thấp không dưới 5
o
C và cao nhất
không quá 30
o
C.
1.3.2 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm tại Đà Lạt khá cao khoảng 2028 mm – 2347 mm. Đầu mùa mưa
( khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 ) thường có mưa rào thỉnh thoảng kèm theo dông, đến
tháng 6 thay thế là những cơn mưa nặng hạt và kéo dài. Trung bình trong năm số ngày có
mưa nhiều tại Đà Lạt là khoảng 170 ngày, riêng số ngày mưa trung bình các tháng mùa mưa
dao động trong khoảng 20 – 25 ngày/ tháng và các tháng mùa mưa là 5 ngày/ tháng.
1.3.3 Độ ẩm
Tại Đà Lạt độ ẩm tương quan chặt chẽ với lượng mưa. Vào mùa mưa, độ ẩm tương đối trên
85%, riêng những tháng có độ ẩm cao có thể lên đến 90% – 95% ( các tháng 7, 8, 9 ). Vào
mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%, các tháng 2 và 3 có độ ẩm thấp nhất dưới 75% – 78%
1.3.4 Một số hiện tượng thời tiết khác
* Sương mù: thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, những nơi có địa hình càng cao thì sương
mù càng dày đặc. tại Đà Lạt trung bình có 80 ngày/ năm là có sương mù dày đặc
* Mưa đá: một nét đặc trưng khác của thanh phố Đà Lạt thường diễn ra vào tháng 4 với
cường độ khá lớn và trên diện hẹp.
* Sự chênh lệch khí hậu: do địa hình của Đà Lạc phân hóa phức tạp dẫn đến sự chênh lệch
tiểu khí hậu giữa các khu vực trong thành phố là tương đối lớn so với số liệu trung bình của
toàn thành phố, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các cơ sở sản xuất đa dạng
tại Đà Lạt như: hoa Thái Phiên, mận Trại Hầm, dâu tây Hà Đông…
Từ sự kết hợp hài hòa giữa các đặc điểm khí hậu gió mùa với khí hậu cao nguyên tạo nên một
nền nhiệt độ thấp, mát mẻ cùng với sự phủ xanh của rừng thông xanh bạt ngàn Đà Lạt hội tụ
đầy đủ các yếu tố phù hợp cho một thành phố nghỉ dưỡng và phát triển du lịch.
Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới sự tác động của quá trình biến đổi khí hậu cũng

Pháp.
Từ năm 1897, nhiều đoàn khảo sát lần lượt được cư đến để khảo sát và tiến hành xây dựng
các trục đường giao thông từ Đà Lạt đến các vùng khác. Từ đó các trục đường giao thông đã
được xây dựng và hoàn thành có thể kể đến: trục đường Phan Thiết – Di Linh – Đà lạt, từ Nại
( gần bãi biển Ninh Chữ ) – Lâm Viên.
Ban đầu địa điểm người Pháp chọn để xây dựng khu nghỉ dưỡng không phải là Đà lạt ngày
nay ( bấy giờ Đà Lạt chỉ là tên gọi của một con suối chảy từ học viện Lục quân qua hồ Xuân
Hương đến thác Camly ) mà là khu vực Dankia. Năm 1899 toàn quyền Đông Dương ký nghị
định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng với thủ phủ là Di Linh và hai trạm hành chính là Tánh
Linh và Lâm Viên ( Đà Lạt ngày nay ) tạo tiền đề pháp lý cơ sở cho sự hình thành chức năng
hành chính của Đà Lạt sau này. Năm 1902 cuốn La mission du Langbian“ Phi Đoàn Lâm
Viên ” của E.Tardif được xuất bản từ đó Đà Lạt được đề nghị chọn thành khu nghỉ dưỡng
thay cho Dankia, dần dần Đà Lạt trở thành một địa danh nổi tiếng và được nhiều người biết
đến, nhiều đoàn khảo sát tìm đến Đà Lạt: toàn quyền Pau Beau ( 1902 – 1908 ), Beylié
(1903), Pennequin ( 1904 ), đại úy Biza ( 1905 )…
Ngày 5/ 1/ 1906 Hội đồng Quốc phòng Đông Dương ra quyết định chính thức chọn cao
nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng đồng thời xác định cụ thể vị trí xây dựng và phát triển
là Đà Lạt thay cho Dankia.
Từ sau thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đà Lạt trở thành điểm đến lý tưởng cho người Pháp. Ngày
20/4/1916 hội đồng nhiếp chính của vua Duy Tân ra quyết định thành lập thị tứ Đà Lạt, các
trung tâm, biệt thự, trường học, bênh viện được xây dựng khang trang cho đến thập niên 1940
Đà Lạt bươc vào giai đoạn thịnh vượng trở thành “ thủ đô mùa hè ” của toàn Liên bang Đông
Dương.
3
Chiến tranh Việt Nam kết thúc hòa bình được lập lại, đất nước rơi vào tình trạng khó khăn do
hậu quả từ hai cuộc chiến để lại và Đà Lạt cũng không nằm ngoài tình hình đó. Các vấn đề
giải quyết lương thực thực phẩm của cả nước nói chung cũng như Đà Lạt nói riêng được đặt
lên hàng đầu do đó việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tại Đà Lạt không còn được
chú trọng, thay vào đó diện tích canh tác đất nông nghiệp được chú trọng và mở rộng hơn.
Cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 Đà Lạt như thay da đổi thịt, phát triển nhanh chóng

mang tính một màu, chưa phong phú về chủng loại, chất lượng chưa cao. Các chương trình
quy hoạch, kế hoạch, dự án triển khai chậm không đáp ứng được nhu cầu của ngành. Nguồn
nhân lực tuy không thiếu nhưng chưa thật sự chuyên nghiệp nhất là ở các cơ sơ kinh doanh
nhỏ, lẻ .
4
3.2 Nông nghiệp
Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên về mặt khí hậu lẫn thổ nhưỡng nên Đà Lạt điều kiện phát triển
nhiều loại cây ôn đới và cây công nghiệp. Bên cạnh đó các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được
áp dụng đã góp phần làm cho sản lượng nông nghiệp của thnành phố gia tăng đáng kể, nhiều
công ty nông nghiệp tư nhân và nước ngoài được thành lập như Rừng Hoa Đà Lạt, Langbian
Farm,Golden Garden…các sản phẩm từ cây công nghiệp chủ yếu được xuất khẩu ra nước
ngoài còn hoa Đà lạt thì phần lớn được dung để tiêu thụ trong nước ( 10 năm trở lại đây chỉ
có khoảng 5% được xuất khẩu ).
PHẦN HAI: NHẬT KÝ THỰC TẬP
1. Nhật ký thực tập
Ngày 27/06/2012.
 5h30 xuất phát tại ký túc xá đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đi dọc theo quốc lộ
1A hướng về cầu Đồng Nai , qua thành phó Biên Hòa, thị trấn Trảng Bom.
 7h30 ăn sáng tại nhà hàng Tâm Châu ( ngã ba Dầu Giây ).
 8h00 tiếp tục di chuyển trên quốc lộ 1A đến ngã ba Dầu Giây rẽ trái vào quốc lộ 20
( cách thành phố Đà Lạt 233km).
 Dọc theo quốc lộ 20 đi qua nhiều rừng cao su lớn, đây là một trong những cây công nghiệp
chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ .
 9h30 tới Lâm Đồng, đây là khu vực sinh sống chủ yếu của người dân tộc Cờ ho
 10h qua đèo chuối ( dài 4 km ) và đèo Bảo Lộc ( dài 10km ) khá nguy hiểm với những
dốc núi cao, vực sâu .Tuy nhiên, con đèo này có phong cảnh tuyệt đẹp, bên trên là
những ngọn núi cao, còn bên dưới là thung lũng sâu được bao phủ bằng rừng
nguyên sinh trùng trùng điệp điệp.
 11h00 tới khu du lịch thác Đam b’ri và tham quan khu du lịch.
 11h30 ăn trưa tại nhà hàng Damb’ri.

 10h00 di chuyển từ hồ thủy điện Đại Ninh về thành phố.
 11h30 ăn trưa tại nhà hàng Tâm Châu.
 13h00 tiếp tục di chuyển về thành phố.
 17h30: về tới Ký túc xá Đại Học Quốc Gia. Kết thúc chuyến thực tập.
2. Sơ nét về các điểm tham quan – thực tế - thực tập
2.1 Ngày 27/06/2012
2.1.1 THÁC ĐAM BRI
Từ thị xã Bảo Lộc - Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ
đến với khu du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu
trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên
6
Đambri là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nguồn nước của dòng thác từ trên
cao hơn 90 m đổ xuống, tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ.
Thác nằm cách thành phố Bảo Lộc khoảng 17 km, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên
sinh hoang sơ, hùng vĩ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Ngày nay, khu du lịch sinh
thái Đambri là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương.
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người Cơ Ho yêu nhau và thường hẹn hò bên
thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc
mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại
và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên thác là Đambri - nghĩa là "đợi chờ".
Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài
kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được
nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài
chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi gốc to tầm vài ba vòng tay người
ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc
ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng
vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân thác có thể đi
bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ.
Ngày 27 còn thiếu nông trường nhà máy chè ô long tâm châu
2.2 Ngày 28/6/2012

chính thức: "Nhà Thờ Mai Anh Tước Hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội"
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17.
Nhà thờ có sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúcphương Tây với kiến trúc dân gian
của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn
là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn.
Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một
cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt
đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện
trong các nhà thờ của Phápcuối thế kỷ XVII.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux, để hoàn thành tâm nguyện của Bà và để ghi nhớ
công ơn của Bà, người có công chính trong việc giúp xây dựng Nhà thờ. Bà đã bị tai nạn
trong một chuyến đi từ Sài Gòn ra Đà Lạt để giải quyết mâu thuẫn giữa Nam Phương Hoàng
Hậu và thứ phi Mộng Điệp, Bà đã bị tai nạn tại đèo Prenn, sau đó được đưa đi cấp cứu tại
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng vì vết thương quá nặng nên Bà Đã qua đời tại đó (năm
1944
Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940
-1943). Sau năm 1975 ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng
cho các mục đích công ích. Ở đây sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em
như dệt, thêu, vẽ tranh, v.v để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3
tầng của Dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói
đỏ.
Khuân viên bên trong nhà thờ là một vườn hoa với nhiều loại hoa đặc trưng của đà lạt, đặc
biệt là hoa hài tiên.
2.2.3 SHOWROOM HOA ĐÀ LẠT
Tại đây trưng bày trên 1.000 chậu hoa tươi của trên 60 chủng loại hoa , lá, cây cảnh đặc trưng
của xứ ngàn hoa Đà Lạt và Hà Lan như hoa tuylip, lyly, cúc, đồng tiền, trầu bà, mai xanh.
Showroom được trang trí khá đẹp mắt với những bức ảnh một số kỳ quan trên thế giới và

tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước. Những cái balcon trắng toát soi bóng mặt hồ là
những vị trí thuận tiện để câu cá hay hàn huyên tâm sự.
Thung lũng Tình Yêu là một địa danh du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn đã trở nên quen
thuộc với du khách gần xa. Đến với Thung Lũng Tình yêu ngày nay, quý khách có thể chiêm
ngưỡng được rất nhiều loại hoa, vẻ đẹp của Đà Lạt.
2.3 Ngày 29/06/2012
HỒ THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH
Thủy điện Đại Ninh thuộc công ty thủy điện Đại Ninh ( trực thuộc tổng công ty điện lực Việt
Nam) thành lập năm 2008, nằm ở địa bàn xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) với
diện tích khoảng 4.000ha có nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình thủy điện Đại Ninh.
Khởi công tháng 5/2003 chính thức phát điện tháng 1/2008. tổng công suất lắp máy
300MW ,chia làm 2 tổ mỗi tổ 150 MW. Tổng sản lượng điện hàng năm 1.178.000.000KW.
9
Được đặt trên địa bàn 2 tỉnh Đức Trọng ( Lâm Đồng) , Bắc Bình ( Bình Thuận) gồm 2 đập
chính 4 đập phụ ( tạo thành 2 hồ chứa), chiều cao lớn nhất của đập chính 58m, 1 đường hầm
dài 11,2km. Thủy điện Đại Ninh có 2 nhiệm vụ chính, một là phát điện cho lưới điện quốc
gia( Hồ thủy điện này cung cấp thủy lực chạy hai tổ máy hòa lưới điện quốc gia, là công trình
trọng điểm của Nhà nước giai đoạn 2005-2010.) .Hai là cung cấp nước cho tưới tiêu sinh hoạt
của tỉnh Bình Thuận ( 750 triệu m
3
/ năm).
3. Nhận xét về chuyến tham quan – thực tập – thực tế
3.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1 Thuận lợi
Trong chuyến thực tập vừa qua thật sự đã giúp ít rất nhiều cho tôi và các sinh viên trong khoa
Địa Lí. Chuyến thực tập đã làm rõ thêm rất nhiều kiến thức lí thuyết, làm cho các môn học trở
nên sinh động và gần gũi với các sinh viên hơn
Các địa điểm thực tập đã làm rõ về các đặc điểm sinh thái, những kiến tạo điạ chất địa mạo,
vai trò của các di tích các nét văn hoá trong sinh hoạt, giúp phát triển các đặc khu du lịch tiềm
năng. Các giá trị sống đang hiện hữu giữa chúng ta, nếu được nắm bắt và khai thác sẽ mang

 Đối với dịch vụ ăn uống, do chịu ảnh hưởng của lộ trình cũng như thời gian tham
quan, di chuyển nên thời gian ăn uống giữa các bữa ăn không đồng nhất. Mặt khác sự
trùng lặp món ăn trong các bữa ăn lớn.
3.2.2 Giải Pháp
 Trong các chuyến thực tập sau, giảng viên nên nghiên cứu, tìm hiểu sắp xếp các bữa
ăn với một thực đơn hợp lý. Tránh gây sự nhàm chán trong các bữa ăn. Nên sắp xếp
thời gian giữa các bữa ăn hợp lý hơn.
 Ngoài ra, giảng viên nên tận dụng âm thanh trên xe để truyền đạt kiến thức cho sinh
viên vì trong chuyến thực tập này thời gian di chuyển trên xe khá lớn. Bên cạnh đó, do
mỗi giảng viên có một lượng kiến thức riêng về mỗi chuyên nghành. Nên tôi đề nghị,
đến các địa điểm tham quan mỗi giảng viên có thể phân tích, đánh giá sơ bộ về mỗi
địa điểm tham quan. Tránh hiện tượng tập trung quá đông.
3.3 Những điều học được và chưa học được
3.3.1 Những điều học được
 Hiểu nhiều hơn về những kiến thức trong các môn đại cương trên lớp. Quan sát về con
người, đời sống, môi trường, kinh tế, xã hội của những địa điểm tham quan, từ đó hình
dung được đặc điểm kinh tế - xã hội chung của Đà Lạt nói riêng và các trung tâm du
lịch của Tây Nguyên nói chung
 Bổ sung và hoàn thiện phần nào kỹ năng làm việc nhóm, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau
trong quá trình thực tập.
 Có cơ hội tiếp xúc nhiều, nói chuyện nhiều, làm việc nhiều nên hiểu về các bạn trong
lớp nhiều hơn.
 Đây là lần thực tập thực tế đầu tiên, học hỏi nhiều kinh nghiệm cho các đợt thực tập và
khảo sát địa phương sao này.
 Biết cách tổ chức, sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lí hơn.
 Về tự nhiên
 Biết về điều kiện tự nhiên của vùng Đà Lạt, sự thay đổi khí hậu theo độ cao, sự phân
tầng của thực vật và sự thay đổi thực vật theo độ cao.
 Sự phân hóa địa hình cũng như những biến đổi về địa hình, sông ngòi, thực vật, khí
hậu dọc tuyến thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Đà Lạt.

3.4.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục
 Ở mỗi nơi tham quan, những thiết bị hỗ trợ âm thanh cho việc hướng dẫn còn nhiều
hạn chế nên phần lớn những bạn đến sau hoặc đứng xa thầy cô thường không nghe rõ.
 Đên những điểm tham quan cần lấy thông tin thực tế nhưng chủ yếu chỉ được nghe
giới thiệu thông qua lý thuyết, chưa được trực tiếp tham quan các khâu sản suất cũng
như hoạt động của một số nơi như nông trường nhà máy chè Ô Long Tâm Châu,
showroom hoa Đà lạt
12
PHẦN BA: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1
Hãy nhận xét về sự thay đổi các điều kiện tự nhiên ( địa hình, khí hậu, sông
ngòi, thực vật ) và các điều kiện kinh tế - xã hội ( mạng lưới đô thị, dân cư,
dân tộc, các hoạt động kinh tế ) dọc theo tuyến thành phố Hồ Chí Minh –
Thành phố Đà Lạt.
Với hành trình hơn 300km từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thành Phố Đà Lạt là sự chuyển
tiếp rõ nét từ khu vực đồng bằng lên khu vực cao nguyên núi cao, đó không chỉ là sự thay đổi
về mặt tự nhiên ( địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật…) mà còn cho thấy sự thay đổi sâu
sắc về mặt dân cư kinh tế xã hội của hai vùng miền trong suốt đoạn đường đi.
Có thể nói Đà Lạt như trái tim của khối núi và cao nguyên Nam Trung Bộ rộng lớn hùng vĩ
bởi đây là nơi hội tụ tất cỏa các tuyến đường giao thông huyết mạch của toàn vùng hay nói
cách khác Đà Lạt chính là nơi xuất phát của tất cả các tuyến đường thông thương với các khu
vực, tỉnh, thành phố của miền Nam Việt Nam.
Với điểm xuất phát của cuộc hành trình tại làng đại học thành phố Hồ Chí Minh xe chạy qua
đoạn đầu tiên trên quốc lộ 1A qua hàng loạt các thị trấn sầm uất như Biên Hòa, Hố Nai, Trảng
Bom, Dầu Giây…Là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của miền nam nói riêng
cũng như Việt Nam nói chung nên chỉ với đoạn đường hơn 60 km mà đã thể hiện được phần
nào cuộc sống năng động, nhộn nhịp và hối hả của dân cư nơi đây. Quốc lộ 1A tuy được thiết
kế có chiều ngang lộ giới khá lớn từ 10 km – 12 km nhưng dường như cũng không đủ sức
chứa đối với hang loạt cac xe tải, công tai nơ, ô tô nối đuôi nhau chạy dài trên quốc lộ. Dù
chuyến đi được khởi hành lúc sáng sớm nhưng đường phố đã kẹt cứng từng đoàn người, sự

tế của hai vùng miền. Nếu tại thành phố Hồ Chí Minh dọc hai bên bờ sông Sài Gòn và sông
Đồng Nai là bến cảng, hàng quán… thì dọc hai bên bờ sông La Ngà lại là cánh đồng bao la,
dưới bờ sông là dòng nước trong xanh đổ về hồ Trị An với những bè cá kế tiếp nhau trên mặt
nước.
Từ sông La Ngà đi chừng 40 phút là đến thành phố Bảo lộc ( thành phố trực thuộc tỉnh Lâm
Đồng ). Trước đó xe sẽ phải chinh phục đoạn đèo đầu tiên khi bước vào địa phận tỉnh Lâm
Đồng đó là đèo Chuối dài khoảng 4 km, sau đó là đèo Bảo Lộc với độ dài khoảng 10 -15 km
khá nguy hiểm với những dốc núi cao, các đoạn gấp khúcđột ngột và vực sâu hun hút. Từ
đỉnh đèo Bảo Lộc trở đi quốc lộ 20 chạy trên mặt bằng của một cao nguyên đất đỏ bazan lên
đến độ cao xấp xỉ 1000 m trên mực nước biển đây cũng chính là nấc thang cuối cùng của
hành trình khi tiến lên vùng cao nguyên rộng lớn với độ cao 1500 m. Đất đỏ bazan ở đây
không như ở khu vực đồng bằng mà có màu đỏ sẫm hơn, dọc đoạn đèo phía bên vách núi
từng khối đất đỏ lần lượt hiện ra làm khung cảnh nơi đây không chỉ mang màu xanh các cánh
rừng nguyên sinh trùng điệp bao phủ mà còn pha lẫn với sắc đỏ của đất làm cho khung cảnh
càng trở nên kỳ vĩ hơn. Tiếp tục hành trình, xe leo dốc theo những khúc uốn vòng vèo liên
tục, các đoạn đường có lúc như chồng lên nhau ở những độ cao khác nhau và từ trung tâm
thành phố Bảo Lộc rẽ trái đi thêm 16 – 18 km qua những đồi chè, nương dâu, cà phê, cây ăn
trái xanh ngát là đến khu dịch thác Đamb’ri hùng vĩ. Trở lại quốc lộ 20 xe lại lăn bánh hướng
về thành phố Đà Lạt – điểm đến cuối cùng của chuyến đi. Đèo Bảo Lộc đã hùng vĩ nay đèo
Prenn còn hùng vĩ hơn bội phần, có thể nói con đường qua đèo Prenn rất đẹp với những hàng
thông hai bên đường đua nhau lướt qua cửa kính khi xe chạy.
Qua hết đoạn đèo Prenn thành phố Đà Lạt hiện ra dưới một khung cảnh lung linh, cuộc sống
của người dân nơi đây không ồn ào náo nhiệt như thành phố Hồ Chí Minh mà nó mang một
14
cái gì đó rất trầm lắng và chậm rãi. Là một thành phố cao nguyên được xây dựng từ thời Pháp
thuộc nên ngoài mấy dãy phố buôn bán chung quanh chợ Đà Lạt thì phần lớn nhà cửa ở đây
đều mang kiến trúc của Pháp và dân cư nơi đây không chỉ có người Kinh mà còn có cả người
dân tộc thiểu số, đến Đà Lạt sẽ không khó để trông thấy hình ảnh những cô gái, em nhỏ người
dân tộc cầm những lẵng hoa bất tử bán tại các điểm tham quan du lịch hay bày hàng bán tại
các khu mua sắm của Đà Lạt. Đến Đà Lạt có một đặc điểm mà không du khách nào không

vùng dân cư thưa hơn, mật độ dân số thấp hơn. Hệ thống đô thị cũng theo đó mà trở nên đươn
giản hơn từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt.
- Dân cư: tại thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số khá dày đặt, thu hút một nguồn di cư
lớn từ khăp nơi trong nước. Tại Đồng Nai phần lớn người dân tập trung tại các khu công
nghiệp có thể nói nếp sống và sinh hoạt của dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai
15
có những nét gần như tương đồng. Đối với Đà Lạt thì có phần trái ngược, mật độ dân cư ít
hơn, nhà ở của người dân ở đây thường xây với một khoảng sân khá rộng để trồng hoa màu,
cây ăn trái khoảng cách giữa nhà này với nhà kia cũng lớn hơn ( trừ khu vực trung tâm
thương mại dịch vụ của Đà Lạt ) chứ không chen chút như ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Dân tộc: tại Đà Lạt cũng như các vùng miền ở miền xuôi chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống và
phần lớn sống tập trung tại các trung tâm thương mại kinh tế cúa vùng, tuy nhiên có điểm
khác biệt giữa hai vùng đó là người dân tộc thiểu số tại Đà Lạt ( người Cơ ho là chủ yếu ) lui
về sâu trong khu vực rừng núi sinh sống nhưng vẫn tham gia vào các hoạt động kinh tế cùng
với người kinh làm cho màu sắc địa phương của thành phố càng thêm phong phú.
- Các hoạt động kinh tế: Mô hình hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng đất Cao nguyên này là
hoạt động dịch vụ du lịch – nghỉ dưỡng và nông nghiệp. Nhận được sự ưu đãi về các điều
kiện tự nhiên cùng quan cảnh đẹp nên hoạt động du lịch – nghỉ dưỡng tại Đà Lạt phát triển rất
mạnh, bên cạnh đó cùng điều kiện khí hậu lẫn thổ nhưỡng thích hợp nên tại Ngành Nông
nghiệp tại Đà Lạt trọng tâm chính là các loại thực vật ôn đới và cây công nghiệp. Còn tại khu
vực miền xuôi qua các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai có thể thấy hoạt
động kinh tế lại nghiêng về khâu sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất khẩu….
Câu 2
Phân ch những tác động về môi trường – kinh tế - xã hội của dự án nhà
máy thủy điện Đại Ninh đối với địa bàn hai huyện Đức Trọng và Bắc Bình
( Bình Thuận ).
1. Sơ lược về Thủy Điện Đại Ninh
Thủy điện Đại Ninh thuộc địa bàn xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có diện tích
khoảng 4.000ha, cung cấp thủy lực chạy hai tổ máy hòa lưới điện quốc gia và là công trình
trọng điểm của Nhà nước giai đoạn 2005-2010.

Thủy điện Đại ninh trên sông Đa Nhim Điều đó khẳng định vai trò to lớn của thuỷ điện đối
với phát triển điện năng của đất nước.Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình thuỷ điện cũng
có những tác động hai mặt.
2. Những tác động của nhà máy thủy điện Đại Ninh
2.1 Tác động tích cực
Về mặt kinh tế xã hội thủy điện Đại Ninh đã cho thấy được vai trò tích cực của nó trong việc
phát huy mọi năng lực của vùng, nhằm làm tăng khả năng đáp ứng những yêu cầu của sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội (KTXH) đất nước cũng như của khu vực nơi xây dựng nhà
máy. Việc xây dựng nhà máy thuỷ điện không chỉ để sản xuất điện phục vụ người dân địa
phương mà còn góp phần tăng sản lượng điện của quốc gia. Bên cạnh đó Thủy điện Đại Ninh
còn đánh thức tiềm năng một vùng đất khô hạn, mở ra được hướng làm giàu từ du lịch sinh
thái, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng.
Có thể nói vai trò cực kỳ quan trọng của việc xây dựng thuỷ điện là tạo ra nguồn động lực
mới trong phát triển KTXH của vùng, có tác dụng mạnh mẽ đối với chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ( CNH – HĐH ), đồng thời tác động tích cực
trong việc tạo ra những điều kiện mới về kinh tế, sinh thái và nhân văn của vùng lưu vực
sông. Các nguồn lực phát triển mới sẽ nảy sinh trong vùng sau khi có thuỷ điện, tiện lợi cho
phát triển các ngành nông lâm nghiệp, giao thông, thủy sản và du lịch dịch vụ. Trên cơ sở này
sẽ mở ra khả năng hình thành một cơ cấu tổ chức lãnh thổ và xã hội mới, với cơ cấu kinh tế
mới, thực hiện CNH - HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở
các địa phương, tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình phân công lại lao động xã hội, làm tăng
hiệu quả phát triển KTXH nói chung và khu vực kinh tế hộ gia đình của vùng nói riêng.
Việc cảithiện cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng thuỷ điện góp phần tạo động lực phát triển mới
cho vùng.Năng lực thích nghi của nhân dân trong những điều kiện tác động của xây dựng
thuỷ điện để phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông - lâm nghiệp dần được CNH - HĐH.
Các tác động (trực tiếp, gián tiếp) dẫn đến biến đổi phân công lao động và làm giảm cường độ
lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng và các nguồn nước). Các tác
động này sẽ làm biến đổi căn bản trạng thái tổ chức, cách thức quản lý và sử dụng của cộng
đồng đối với các tài nguyên thiên nhiên sau khi xây dựng thuỷ điện. Các mô hình tổ chức phát
triển KTXH tiên tiến sẽ có thể được áp dụng và triển khai trong các trạng thái đặc thù sinh

gây nhiều tác động tới tài nguyên nước và môi trường trong lưu vực sông.
Dự án thủy điện đãlàm biến đổi số lượng và chế độ dòng chảy của sông. Hồ chứa thuỷ điện
chưa quan tâm đầy đủ đến việc duy trì nước cho hạ du sau công trình nên khi thiết kế, xây
dựng đập, không bố trí hoặc bố trí chưa đủ các hạng mục công trình xả nước để trả lại lượng
nước cần thiết nhằm duy trì dòng chảy tự nhiên trong sông. Việc thay đổi chế độ dòng chảy
ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh trong sông ở hạ lưu các công trình.Tác động của các hồ
chứa nước và hoạt động của nhà máy thuỷ điện sẽ làm thay đổi hệ sinh thái dưới nước ở khu
vực có công trình thuỷ điện.Hệ sinh thái sông sẽ phải nhường vị trí cho hệ sinh thái hồ tại khu
vực hồ chứa nước.
Bên cạnh đó, công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà
máy thuỷ điện bố trí ở cao trình thấp để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện nên
đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết có chiều dài từ
vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính.
Vào mùa cạn, do chủ yếu chú ý ðến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thuỷ điện tăng cường việc
tích nước để dự trữ phát điện, nên lượng nước xả xuống hạ lưu không đáng kể, đôi khi ngừng
hoàn toàn việc xả nước xuống hạ lưu, gây cạn kiệt nguồn nước phía hạ lưu trong thời gian
dài. Từ đó, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở
hạ du như cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thuỷ sản đồng thời làm biến đổi chế độ
dòng chảy và suy thoái hệ sinh thái thủy sinh.
18
Hồ chứa nước của công trình thuỷ điện chiếm một diện tích rất đáng kể đất ngập nước, đã làm
mất đi hệ quần thể thực vật, vốn là thức ăn nuôi sống động vật. Hậu quả là nhiều loại động vật
cũng bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi khác sinh sống.
Một tác động phổ biến khác thường xảy ra ở hạ lưu công trình thuỷ điện là gây xói lở vùng hạ
du, thay đổi hình thái lòng dẫn, làm gia tăng mức độ biến đổi lòng dẫn đoạn sông ngay sau
đập.Sự thay đổi về chế độ dòng chảy dẫn đến sự thay đổi lưu lượng tạo lòng làm thay đổi
hình thái sông, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
Ngoài ra, việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời
gian đầu tích nước vào lòng hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Việc thu dọn
lòng hồ trước khi tích nước lần đầu cũng rất quan trọng. Nhìn chung, hồ chứa thuỷ điện đã

điện là vấn đề phức tạp nhất.Để di dời dân, cần phải xây dựng các điểm tái định cư thuận tiện
cho sinh hoạt, phải xây dựng các công trình kỹ thuật, tạo thành tổ hợp các công trình
19
văn hoá – xã hội. Ngoài ra, các dự án công trình thuỷ điện phải được xem xét phù hợp với
quy định của luật pháp hiện hành về đền bù giá trị công trình.
Những tác động tiêu cực tiềm tàng của quá trình TĐC được bộc lộ trước hết trong quá trình
người dân phải làm quen với quê hương mới, ổn định đời sống và tổ chức xây dựng, phát
triển sản xuất.Những ảnh hưởng tiêu cực tới phân định và tổ chức lại kết cấu tổ chức lãnh thổ,
với mạng lưới giao thông, liên lạc đối với một số dự án có quy mô lớn, vì sẽ làm ngập nhiều
đất đai, đường xá, chia cắt giao thông, thông tin liên lạc và cả phân tách phạm vi và quan hệ
lãnh thổ của các địa phương hiện nay.
Vấn đề tranh chấp quản lý và sử dụng tài nguyên (chủ yếu là đất đai và rừng) xuất phát từ hậu
quả của những khó khăn do chưa kịp thời ổn định cư trú và sản xuất ở nơi TĐC (làm tăng
mức độ quảng canh nương rẫy, tăng nguy cơ tái đói nghèo, bần cùng hoá mức sống và làm
tăng mức phân hoá thu nhập của nhân dân các địa phương, nhất là ở vùng TĐC và có thể làm
nảy sinh các tệ nạn xã hội khi xây dựng một số công trình thuỷ điện ở vùng sâu). Nhiều biến
động kinh tế sẽ xảy ra với cường độ mạnh và dồn dập do thay đổi về điều kiện sản xuất, tiếp
thị, mức cung - cầu và năng lực tiêu thụ các loại hàng hoá nông lâm sản, sẽ ảnh hưởng nặng
nề đến mức thu nhập của các hộ gia đình và cộng đồng dân cư; thay đổi về cơ cấu lao động và
số lượng việc làm trong các cộng đồng và hộ gia đình TĐC cũng như ở các cộng đồng tiếp
nhận; thay đổi về cường độ, năng suất và mức độ sử dụng lao động, đặc biệt với lao động nữ
và người già.
Xuất hiện những thay đổi về tương quan giữa tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và nguồn kiếm
sống của dân cư. Làm tăng sức ép về dân số và lương thực sau di chuyển và các áp lực dẫn
đến gia tăng nạn phá rừng, săn bắn bừa bãi , dẫn tới suy giảm TNTN nói chung và giảm tính
đa dạng sinh học nói riêng. Cần xem xét khả năng thích nghi với môi trường mới của dân cư
và các rủi ro có thể xảy ra, những thay đổi về điều kiện môi trường tới sức khoẻ.
Những tổn thất tâm linh và các tác động làm thay đổi về phong tục, tập quán, truyền thống,
trạng thái văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc trong vùng.Điều này sẽ ảnh hưởng
không tốt tới tinh thần và tâm lý của dân cư. Những thay đổi về cơ cấu dân cư, cộng đồng,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status