Học thuyết Mac về hình thái kinh tế – xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng - Pdf 13

A.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Mọi người đều biết, trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã có
không ít cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ
những nhận thức khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia
lịch sử tiến hóa của xã hội theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà xã hội
học Vi – cô ở Italia (1668-1744) đã phân chia các thời kì phát triển của xã hội
giống như phân chia các giai đoạn của một đời người: thơ ấu, thanh niên, thành
niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Hê-ghen (1770 -1831) phân chia lịch sử
xã hội loài người thành ba thời kì chủ yếu: thời kì phương Đông, thời kì cổ đại
và thời kì Giéc- ma- ni . Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp Phu- ri- ê
(1722-1837) chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn: giai đoạn mông muội, giai
đoạn dã man, giai đoạn gia trưởng, giai đoạn văn minh. Còn nhà nhân chủng Mỹ
Hang- ri Moóc- găng ( 1818-1881 ) lại phân chia xã hội thành ba thời đại : thời
đại mông muội , thời đại dã man và thời đại văn minh..
Mọi người cũng đã quen với những khái niệm : thời đại đồ đồng ,
thời đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước, và gần đây là các nền văn minh : văn
minh nông nghiệp, văn minh hậu công nghiệp.
Mỗi cách tiếp cận nêu trên có những điểm hợp lí nhất định, và
do đó đều có ý nghĩa nhất định, nhưng chưa nói lên bản chất sự phát triển của xã
hội một cách toàn diện, tổng thể, do đó mà còn hạn chế.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu lí luận và tổng kết quá trình
lịch sử đã hình thành nên học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội. Hình thái kinh
tế- xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã
hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những mối quan hệ sản xuất.
Là sự biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật lịch sử, lí luận
về hình thái kinh tế – xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực
lượng sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố
cấu thành bộ mặt của một thời đại: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học,
kỹ thuật. Do đó, nó cắt nghĩa xã hội được sáng tỏ hơn, toàn diện hơn, chỉ ra cả

hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy”
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội xuất phát từ những
nhận thức khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân lịch sử tiến
hóa của xã hội theo những cách khác nhau.
Đơn cử như triết gia duy tâm Hê-ghen(1770-1831) phân kì lịch sử
xã hội loài người thành ba thời kì chủ yếu:Thời kì Phương Đông, thời kì cổ đại
và thời kì Grec-mani. Và như nhà xã hội không tưởng của Pháp là Phu-ri-
ê(1772-1831) chia lịch sử xã hội thành bốn giai doạn: giai đoạn mông
Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể quá trình
lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để
nghiên cứu lịch sử xã hội, đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và hình thành nên
học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội.
Trang 3
Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội với tư cách là: " Hòn đá tảng"
của xã hội học Mác Xít nói chung cho phép chúng ta hình dung quá trình phát
triển của lịch sử là quá trình lịch sử tự nhiên.
Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế-xã hội theo thứ tự hình
thái kinhtế-xã hội cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa và hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Hình thái kinh tế-xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời và diệt vong.
Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế nó. Đó là
khi phương thức sản xuất cũ đã trở nên lỗi thời, khủng hoảng do mâu thuẫn của
quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hình thài
kinh tế-xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế, xét cho
cùng do lực lượng sản xuất quyết định. Lực lượng sản xuất qua các hình thái

hậu công nghiệp. Sai lầm căn bản của cách tiếp cận này là "coi trình độ phát
triển khoa học, công nghệ, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất bỏ
qua vai trò của quan hệ kinh tế, giai cấp, chế độ chính trị".

Qua đó chúng ta rút ra: ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế-
xã hội và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội vạch ra nguồn gốc, động lực
bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện
và biến đổi những hiện tượng xã hội đặt ra cơ sở lý luận cho khoa học và xã hội
học nâng nó lên thành khoa học thực sự. Chống lại quan điểm duy tâm về lịch
sử, coi xã hội là sự kết hợp có tính chất máy móc của nhiều cá nhân và gia đình,
coi sự vận động và phát triển của xã hội là lý do ý chí của những nhà cầm quyền
chi phối, coi kỹ thuật là cái chung quyết định tính chất chế độ xã hội, là tiêu
chuẩn khách quan phân biệt các hình thái kinh tế-xã hội.

Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội vũ trang cho chúng ta phương
pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội qua các chế độ xã hội khác
nhau, hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế-xã hội và những quy luật phổ
biến tác động, chi phối sự vận động và phát triển của xã hội
Trang 5
.
Rõ ràng, học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội là một thành
tựu vĩ đại của khoa học xã hội, là một bước tiến khổng lồ trong lịch sử tư
tưởng nhân loại. Sự ra đời của học thuyết này là một cuộc cách mạng
trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội.

Học thuyết Mác về hình thái kinh tế- xã hội đối lập với quan
niệm trừu tượng, duy tâm về xã hội. Nó bác bỏ cách miêu tả xã hội nói chung,
một xã hội cấu thành chỉ bởi những con người tự nhiên sinh vật. Nó đánh đổ hẳn

8,2%. Năm 1999, tăng 4,7%- 5%.

Theo số liệu Ban chấp hành Trung ương Đảng- Hội nghị lần thứ
VIII- khóa 8 thì mức độ thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế nước ta
năm 1999 như sau:
- Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng 4,7%- 5%
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,2%- 5,5%
- Sản lượng lương thực quy thóc đạt 33,8 triệu tấn.
- Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 10,3%- 10,5%
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 3,5%- 3,8%
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 14,3%
- Lạm phát 2%
- Bội chi ngân sách 4,9%(so với GDP)
- Số hộ đói nghèo giảm 40 vạn hộ.
- Tạo việc làm mới cho 1,2 triệu người.
- Số tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ là
58/61 tỉnh.
-Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh
tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng. Mặc dù GDP năm 1999 tăng 5% so với
năm 1998 có kém hơn so với tốc độ của các năm trước nhưng mức tăng trưởng
đã nhích dần từng tháng, từng quý: Quý I, GDP tăng 4,2%- Quý II tăng 4,5%-
Quý III tăng 5%... làm xuất hiện khả năng chặn đà giảm sút, tuy còn phải phấn
đấu rất cao mới biến khả năng đó thành hiện thực.

Đặc biệt giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,2% so với năm 1998,
mức tăng cao nhất từ trước tới nay và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Với sản
lượng lương thực 33,8 triệu tấn đủ khẳng định khả năng của ngành nông nghiệp
Trang 7
với nền kinh tế quốc dân là rất lớn. Cùng với nông nghiệp trồng trọt các ngành
khác như chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, hải sản đều có mức tăng trưởng khá và

Trang 8
nội lực để bù đắp và bổ xung một phần thiếu hụt cho đầu tư phát triển do sự
giảm sút của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Đánh giá sơ bộ cho thấy tổng đầu tư xã hội năm 1999 đạt 105
ngàn tỉ (tăng 9% so với năm 1998), đây là một sự cố gắng lớn. Nét nổi bật là
trong khi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm từ 24,3 ngàn tỉ (năm 1998)
xuống còn 18,8 ngàn tỉ đồng (năm 1999) nhưng tổng vốn đầu tư phát triển vẫn
tăng 9%. Điều đó nói lên tư tưởng phát huy nội lực của các Nghị quyết Trung
ương bước đầu đi vào cuộc sống.

Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội đã được tập trung đầu tư
nhiều hơn cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến
và các ngành công nghiệp then chốt, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu
điện, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa...

Thu ngân sách có nhiều cố gắng đạt dự toán năm. Việc thông qua
và đưa vào áp dụng lần đầu tiên ở nước ta thuế V.A.T là một cố gắng lớn, bước
đầu có sự chuyển biến tích cực ở một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, mặc dù đứng trước hoàn cảnh kinh tế thế giới giảm sút,
khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, nhưng nền kinh tế nước ta cơ bản có sự
phát triển và đổi sắc, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, ổn định xã
hội. Thành tựu đó là phần góp của mọi người dân lao động, công nhân sản xuất
và sự lãnh đạo tài tình của Đảng về mọi mặt của xã hội.

1.2 .Những mặt yếu kémvà tồn tại:

Mặc dù duy trì được sự ổn định trong bối cảnh phức tạp, song
tình hình kinh tế xã hội còn chứa đựng những yếu tố đáng lo ngại.

trường kém sôi động, cơ hội và môi trường đầu tư còn bấp bênh. Tỉ lệ nợ quá
hạn trong hệ thống tín dụng vượt quá giới hạn an tòan (mức an toàn là 5%,
nhưng hiện nay đã lên tới 14%). Trong số nợ quá hạn thì trên 7% là nợ khó đòi.
Đây là vấn đề bức xúc trong ngành tín dụng-ngân hàng.
Một vấn đề được toàn xã hội quan tâm đó là tình trạng thất
nghiệp. Hiện nay thất nghiệp ở Hà Nội đã dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội vì tỷ lệ thất
Trang 10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status