Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp, quy định kiểm toán chất thải ngành da giầy phục vụ quản lý môi trường - Pdf 13

0

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
***** BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp, quy trình kiểm toán
chất thải ngành da - giầy phục vụ quản lý môi trường Chủ trì Đề tài: TS. Trần Thế Loãn
Cục Kiểm soát ô nhiễm
Tổng cục Môi trường 8136

Hà Nội, 2008

1


8 Nguyễn Mạnh Khải Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên-Đại
học Quốc gia HN
Tiến sỹ
9 Phạm Ngọc Hồ Trung tâm Nghiên cứu Quan
trắc và Mô hình hoá Môi
trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên
GS, Tiến sỹ
10 Trần Yêm Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên-Đại
học Quốc gia HN
PGS, Tiến
sỹ
11 Nguyễn Thị Tòng Hiệp hội da giày Việt Nam Kỹ sư
2Danh mục chữ viết tắtBVMT Bảo vệ môi trường
CFC Điều kiện thuận lợi cho cộng đồng
CSR Trách nhiệm xã hội đoàn thể

1.1.2. Nội dung và quy trình kiểm toán chất thải công nghiệp 11
1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán chất thải công nghiệp với các lĩnh vực/công cụ
quản lý môi trường khác 12
1.2. Thực hiện kiểm toán chất thải trên Thế giới 13
1.2.1. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Pennsylvania, USA 14
1.2.2. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở New Zealand 14
1.2.3. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Australia 15
1.2.4. Quy trình và thực hiện KTCTCN ở Canada 15
1.2.5. So sánh qui trình kiểm toán của các nước…………………………………… 23
1.3. Công nghiệp thuộc da và các vấn đề môi trường 23
1.3.1. Qui trình công nghệ thuộc da 23
1.3.2. Hóa chất dung trong công nghệ thuộc da 25
1.3.3. Các vấn đề môi trường ngành thuộc da 27
1.4. Công nghiệp sản xuất giầy và các vấn đề môi trường 31
1.4.1. Qui trình công nghệ sản xuất giầy 31
1.4.2. Hóa chất dung trong công nghệ sản xuất giầy 36
1.4.3. Chấ
t thải ngành sản xuất giầy 36
1.5 Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ngành thuộc da-giầy 40
1.5.1 Ngành thuộc da………………… 40
1.5.2. Ngành sản xuất giầy 43
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của kiểm toán chất thải ngành da giầy …… 46
2.1. Thực hiện KTCTCN ở Việt Nam 46
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường ngành thuộc da ở Việt Nam………… 46
2.2.1. Nước thải 47
2.2.2. Khí thải 51
2.2.3. Chất thải rắn 51
2.2.4. Công tác bảo vệ môi trường 52
2.3. Vấn đề môi trường ngành sản xuất giầy ở Việt Nam 58


ện 114
4.3.2. Giải pháp giảm thiểu đề xuất 116
Chương 5. Đề xuất qui trình Kiểm toán chất thải ngành thuộc da…… ….119
5.1 – Chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm toán chất thải 119
5.1.1. Sự chấp thuận của ban lãnh đạo cơ sở sản xuất 119
5.1.2. Chuẩn bị các mục tiêu cụ thể về KTCT 120
5.1.3. Thành lập nhóm KTCT 120

5

5.1.4. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan 120
5.2. Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện KTCT 121
4.2.1. Mô tả đặc điểm công nghệ và thiết bị cơ sở sản xuất 121
5.2.2. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụn g 124
5.3. Xác định và đánh giá các nguồn thải 130
5.3.1. Xác định các nguồn thải 130
5.3.2. Phương pháp đánh giá các nguồn thải 137
5.4. Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 138
5.4.1. Nội dung phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 138
5.4.2. Đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 139
5.4.3 Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải công nghiệp 141
Chương 6. Đề xuất qui trình Kiểm toán chất thải ngành sản xuất giầy……143
6.1 – Chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm toán chất thải 143
6.2. Xác định các dữ liệu cơ bản để thực hiện KTCT 143
6.2.1. Mô tả đặc điểm công nghệ và thiết bị cơ sở sản xuất 143
6.2.2. Nguyên liệu, nhiên liệu và hoá chất sử dụng 145
6.3. Xác định và đánh giá các nguồn thải 146
6.3.1. Xác định các nguồn thải 146
6.3.2. Phương pháp đánh giá các nguồn thải 149
6.4. Xây dựng và đánh giá phương án giảm thiểu chất thải công nghiệp 149

trong khu vực dự án và lân cận 75
Bảng 17. Bảng cân bằng nước trong từng công đoạn sản xuất 78
Bảng 18. Cân bằng vậ
t chất đối với nguyên liệu rắn (da) 80
Bảng 19. Bảng số liệu cân bằng về hoá chất 80
Bảng 20. Bảng cân bằng vật chất trong từng công đoạn sản xuất 81
Bảng 21: Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH 85
Bảng 22: Sàng lọc các giải pháp SXSH 87
Bảng 23. Nguyên vật liệu và hoá chất sử dụng trong sản xuất giầy 103
Bảng 24. Kết quả quan trắc môi trường không khí (đơn vị: mg/m
3
) 104
Bảng 25. Kết quả đo tiếng ồn và bụi 105
Bảng 26. Kết quả phân tích nước thải 107
Bảng 27. Chất thải rắn trong các công đoạn sản xuất giầy 108

7

Bảng 28. Lượng chất thải hàng tháng của tất cả các công đoạn 110
Bảng 29. Tóm tắt các quá trình chính của quá trình sản xuất giầy, 111
Bảng 30. Cân bằng nguyên liệu đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất giầy 112
Bảng 31. Cân bằng CTR và đặc trưng các chất ô nhiễm (tính cho 1 tháng) 113
Bảng 32. Kết quả thực hiện quản lý chất thải cho 1000 đôi giầy 115
Bảng 33. Mẫu hiện trạng sử dụng nước củ
a cơ sở sản xuất 125
Bảng 34. Tính chất nước thải thuộc da theo các công đoạn 125
Bảng 35 - Danh mục các loại hoá chất sử dụng trong nhà máy thuộc da 127
Bảng 36. Định mức tiêu hao hoá chất 128
Bảng 37. Lượng nước sử dụng vào các công đoạn thuộc da 129
Bảng 38. Tính chất nước thải thuộc da 132

Hình 7 - .Sơ đồ cân bằng vật chất đầu vào và ra của quá trình thuộc da 50
Hình 8: Sơ đồ qui trình sản xuất kèm dòng thải ngành Giầy Việt Nam 60
Hình 9: Sơ đồ công nghệ thuộc da công ty Đông Hải 45
Hình 10. Sơ đồ dòng vật chất trong công nghệ thuộc da 77
Hình 11. Định lượng đầu vào và đầu ra cho một tấn da nguyên liệu sử dụng 79
Hình 12. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thuộc da 84
Hình 13. Sơ đồ công ngh
ệ đề xuất xử lý nước thải thuộc da 91
Hình 14: Quy trình chiết gelatin từ DPT 96
Hình 15- Sơ đồ công nghệ sản xuất Giầy 101
Hình 16: Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy thể thao/ giầy da/ dép 102
Hình 17 - Sơ đồ dây chuyền sản xuất công nghệ thuộc da 123
Hình 18. Sơ đồ cân bằng vật chất (đầu vào, đầu ra) của quá trình sản xuất 137
Hình 19. Quy trình công nghệ sản xuất giầy với nguyên liệu và các chất thả
i 144 9

Mở đầu

Trong quá trình phát triển ngành Da - Giầy đang phải đối mặt với vấn đề về môi
trường nghiêm trọng như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước và lượng chất
thải rắn (CTR) không ngừng gia tăng.
Thuộc da là ngành công nghiệp với nhiều quá trình hoá lý đa dạng và phức tạp sử dụng
nhiều loại hoá chất, nguồn nguyên liệu đầu vào da sống có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm.
Ngoài ra ngành công nghiệp thuộc da cũng sử
dụng một lượng nước rất lớn, khoảng 80-
100 m
3

cơ sở xác định nguồn và lượng chất thải. Tùy thuộc vào kết quả của quy trình kiểm toán,
các giải pháp giảm thiểu chất thải có thể được áp dụng theo công nghệ phù hợp.
Các số liệu kiểm toán chính xác về nguồn và lượng chất thải vào môi trường là điều ki
ện
cần thiết cho việc tìm ra các giải pháp giảm thiểu có hiệu quả các chất thải
công nghiệp. Điều này cũng có giá trị khi tái sử dụng chất thải góp phần phát triển bền
vững ngành công nghiệp sản xuất da giầy.

10

Chương 1
Cơ sở khoa học của kiểm toán chất thải công nghiệp

1.1. Giới thiệu về kiểm toán chất thải công nghiệp
1.1.1. Ý nghĩa, mục đích và hiệu quả của kiểm toán chất thải công nghiệp
Kiểm toán chất thải công nghiệp (KTCTCN) là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải
nhằm giảm nguồn, lượng chất thải. KTCTCN là một loại hình của kiểm toán môi trường.
KTCTCN là một công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều c
ơ sở
sản xuất.
Trước đây việc quản lý chất thải công nghiệp chỉ tập trung vào quá trình xử lý chất thải
tại cuối đường ống nên có hiệu quả không cao. Kiểm toán chất thải công nghiệp cho
phép thực hiện giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm ngay tại nguồn, ngoài ra có
thể quay vòng tái sử dụng chất thải. Để đạt được mục tiêu này cần kiểm tra các quá trình
sản xuất, xác định nguồn thải, tính toán cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra ở mỗi công
đoạn, các vấn đề vận hành sản xuất có thể được cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất đồng thời giảm thiểu chất thải. Kiểm toán chất thải công nghiệp là bước đầu tiên
trong quá trình sản xuất nhằm tối ưu hoá việc tận dụng triệt
để tài nguyên và nâng cao
hiệu quả sản xuất.

con người. Ngăn ngừa và tránh các nguy cơ sự cố về môi trường ngắn hạn cũng như
dài hạn.
+ Nâng cao trình độ quản lý và nhận thức của công nhân về vấn đề môi trường, đem lại
hiệu quả tốt hơn trong quản lý tổng thể môi trường, nâng cao ý thức về môi trường
cũng như trách nhiệm của công nhân trong lĩnh vực này. Đánh giá được chương trình
đào tạo và t
ạo điều kiện đào tạo cán bộ.
+ Hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các nhà máy, các cơ sở sản xuất. Nâng cao uy tín
cho đơn vị, củng cố quan hệ của đơn vị với các cơ quan hữu quan.
+ Góp phần bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.
Một số yếu tố chính để xác định hiệu quả của việc KTCTCN:
+
Xác định các nguồn, số liệu và loại chất phát sinh
+ Thu thập thông tin về các quá trình cơ bản, các nguyên liệu thô, các sản phẩm, việc
sử dụng nước và các nhiên liệu, các thông tin về chất thải
+ Nêu rõ tính kém hiệu quả của quá trình công nghệ sản xuất và các lĩnh vực quản lý
yếu kém
+ Giúp xây dựng các mục tiêu giảm thiểu lượng chất thải
+ Giúp xây dựng các mục tiêu giảm lượng chấ
t thải
+ Cho phép xây dựng chiến lược quản lý chất thải có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Nâng cao nhận thức trong lực lượng lao động về lợi ích của việc giảm lượng chất thải
+ Tăng cường kiến thức về quá trình công nghệ sản xuất
+ Góp phần làm tăng hiệu suất của quá trình công nghệ sản xuất
1.1.2. Nội dung và quy trình kiểm toán chấ
t thải công nghiệp
Nội dung KTCTCN

+ Tính toán đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất
+ Xác định các đặc tính cơ bản của chất thải (nguồn, loại, lượng, tính chất của chất

quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường (KSONMT), thanh tra bảo vệ môi
trường (BVMT)
Quan trắc môi trường là quá trình lặp đi lặp lại hoạt động quan sát và đo lường về tình
trạng lý, hoá, sinh của môi trường theo thời gian và không gian quy định.
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm
phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễ
m xảy ra thì chủ
động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm .
Thanh tra bảo vệ môi trường là các hoạt động thanh tra ô nhiễm, quan trắc chất lượng
môi trường, quan trắc tiêu chuẩn thải, kiểm kê, kiểm toán, dự báo các nguồn thải, xây
dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa và xử lý sự cố ô nhiễm môi trường, các kỹ
thuật và biện pháp khắc phục hậu quả, phục hồi và nâng cao chất lượng môi tr
ường.
Một trong những nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra cưỡng chế bắt
buộc các cơ sở sản xuất phải tuân theo các quy định về tiêu chuẩn môi trường đã cam
kết. Bất kỳ cơ sở sản xuất nào vi phạm các điều luật BVMT hay các quy định ban hành
theo luật đều bị đình chỉ sản xuất theo các hành vi vi phạm căn cứ vào Nghị định 26/CP
của chính ph
ủ về xử phạt hành chính về BVMT. Hình thức thanh tra có thể tiến hành
thường xuyên và cũng có thể tiến hành đột xuất.

13

Trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm các thành phần nhà
nước, địa phương, cơ sở sản xuất và người dân với các quyền hạn và trách nhiệm
khác nhau:
+/ Nhà nước- đề ra chiến lược, chính sách, quy chế, tiêu chuẩn môi trường.
+/ Địa phương- đề ra các quy định và biện pháp phù hợp để thực thi chính sách.
+/ Các cơ sở sản xuất - áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.
+/ Người dân - ch

+ Thu thập các chứng cứ cụ thể
+ Đánh giá kết quả kiểm toán
+ Chuẩn bị kết luận kiểm toán
+ Viết báo cáo

14

1.2.1. Quy trình thực hiện KTCTCN tại Pennsylvania, USA
Quy trình kiểm toán tại Pennsylvania, Mỹ, về cơ bản, cũng bao gồm các bước tổng
quan theo quy định của Ủy ban châu Âu. Các yếu tố khi làm kiểm toán chất thải
gồm:
+ Thành phần dòng thải
+ Trọng lượng/ số lượng chất thải
+ Nguồn thải
+ Hệ thống thu thập
+ Chi phí hiện tại và chi phí dự kiến
1.2.2. Quy trình thực hiện KTCTCN tại New Zealand
Kiểm toán chất thải được hoàn thành trước khi xây dựng bất kỳ hệ thống giảm thiểu chất
thải nào, nhằm xây dựng dữ liệu nền và có một bức tranh toàn cảnh loại chất thải nào
không phải đi chôn lấp. Đây là khái niệm được sử dụng ở New Zealand. Một khi đã thực
hiện một hệ thống giảm thiểu chất thải cải tiến, kiểm toán chấ
t thải ở giai đoạn sau sẽ
cho phép đo và theo dõi tiến độ.
Kiểm toán văn phòng ở New Zealand được trình bày ở dưới gồm 03 bước chính:
Bước 1- Trước khi kiểm toán
+ Xác định người tham gia kiểm toán: thông thường khoảng 5-10 người của công ty/
cơ quan.
+ Xác định chất thải mang đi chôn lấp
+ Làm quen với mẫu báo cáo kiểm toán chất thải
+ Thành lập bộ kiểm toán chất thải: g


Bước đầu tiên của kiểm toán chất thải là xác định và liệt kê các quá trình và tổng hợp
thông tin về các quá trình hoạt động và được kết nối như thế nào. Một quá trình có thể là
một diện tích của nhà máy hay một phần của thiết bị, cũng có thể là nghiền, sơn, nhuộm,
hay hệ thống xử lý chất thải.
Bước 2: Xây dựng được biểu đồ mô tả quá trình

Giai đoạn 2: Xác định đầu vào quá trình
Bước 3: Xác định sử dụng tài nguyên

Đầu vào bao gồm nguyên liệu, hóa chất, nước, năng lượng (được sử dụng để phân tích
chi phí/ lợi ích)
Bước 4: Xác định nguyên liệu và thất thoát trong quá trình vận chuyển

Thông thường, lượng lớn nguyên liệu bị thất thoát trong khi lưu trữ hay vận chuyển
nguyên liệu. Các thất thoát này có thể được lượng hóa từ tổng lượng nguyên liệu đầu
vào trừ đi tổng lượng dùng trong quá trình sản xuất.
Bước 5: Ghi chép lượng nước sử dụng

Bước 6: Xác định mức tái sử dụng chất thải hiện tại

Giai đoạn 3: Xác định đầu ra
Bước 7: Lượng hóa đầu ra

Cần xác định là lượng hóa đầu ra là sản phẩm ban đầu, sản phẩm trung gian, chất thải
được tái sử dụng và chất thải cần vứt bỏ. Số lượng sản phẩm cuối cùng có thể được xác

16

định từ các sổ sách của nhà máy nhưng cũng cần đo đạc. Trong trường hợp sản phẩm

bao gồm: thời gian ngừng sản xuất giữa các lô hàng, xúc tác,
Giai đoạn 6: Phân tích chi phí/ lợi ích và thực hiện kế hoạ
ch hành động
Bước 17: Tiến hành phân tích chi phí/ lợi ích để giảm thiểu xử lý chất thải

Bước 18: Thực hiện kế hoạch hành động: giảm thiểu chất thải và tăng tính hiệu quả

sản xuất

Có thể nói, quy trình kiểm toán này tương đối đầy đủ và tổng quan có thể áp dụng cho
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tùy vào loại hình sản xuất, kinh doanh, hoạt động, các
bước sẽ được lượt giản để phù hợp với điều kiện thực tế và dễ áp dụng.

17

Bảng 1 - Các bước thực hiện Kiểm toán chất thải
1. Chuẩn bị kiểm toán: đảm bảo sư chấp thuận
của cơ sở thực hiện kiểm toán
2. Xác định phạm vi, trọng tâm kiểm toán
LÊN KẾ HOẠCH
3. Thu thập thông tin cơ bản
1. Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất;
THU THẬP THÔNG TIN VỀ
CÔNG NGHỆ VÀ NGUỒN PHÁT
SINH CHẤT THẢI
2. Thông tin về nguồn phát sinh chất thải

3. Thông tin về loại chất thải
1. khảo sát thực địa đo đạc tại hiện trường
2. Tính toán định lượng chất thải –


18

kế sản phẩm để tối đa hóa sản phẩm trong việc cắt may bởi việc ứng dụng mẫu
tốt hơn cho các sản phẩm khác nhau (Giầy, găng tay, túi da, chất liệu bọc) kết
quả là tạo ra lượng chất thải thấp hơn đáng kể.
• Giải thích các thành tích và phổ biến các thông tin kinh tế-kỹ thuật.
• Chứng minh thí điểm, những thử nghiệm thí
điểm và sự giúp đỡ (trong kế
hoạch) sẽ được giải thích trong một công ty được lựa chọn và những kết quả
này sẽ tái thể hiện trong các công ty khác bởi những cố vấn và người huấn
luyện địa phương được đào tạo trong suốt chương trình từ các nhóm khác trong
thời gian hội thảo.
Chỉ dẫn thực hiện – kết quả dự kiến

• Chất thải rắn được cắt giảm 8% trong tổng số chất thải được phát sinh
• Tối thiểu 2 cố vấn/huấn luyện được đào tạo
Kết quả 2:
Các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS) trong các công ty sản xuất các
mặt hàng da và Giầy đã được cải thiện
Các hành động
• Biên soạn các nguyên tắc chỉ đạo đặc trưng đang thực hiện đầy đủ các tiêu
chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp (thực hiện sản xuất tốt - GMP) đối với việc
sản xuất các mặt hàng da và Giầy dép.
• Quá trình đào tạo và các hội thảo thiết thực về an tòan sức khỏe nghề nghiệp
chủ yếu trong việc sử dụng các hóa chất nguy hạ
i (đặc biệt các hóa chất bám
dính và hóa chất khác được sử dụng trong các quy trình sản xuất)
• Đánh giá trang thiết bị và các chỉ dẫn cho các thiết bị an toàn thích hợp được
sử dụng trên máy móc (máy cắt ép, sự di chuyển một phần máy móc…)

• Tăng khối lượng của chất thải rắn tái sử dụng từ các công ty được lựa chọn lên
25%
• Tập hợp những giới thiệu và nguyên tắc chỉ đạo về các vị trí vứt chất thải rắn
và cách quản lý chúng
• Tối thiểu 3 cố vấn/chuyên gia địa phương được đào tạo trong suốt hội thảo và
các khó đào tạo
Kết quả 4:
Chất thải rắn chủ yếu được chuyển thành sản phẩm phụ thích hợp hoặc được tái chế
Các hành động:
• Sự chứng minh và sự giới thiệu thiết thực về công nghệ cho việc tái tận dụng
chất thải rắn (được lựa chọn)
• Chuẩn bị gói nghiên cứu có khả thi và công nghệ ngân hàng (bankable
technological) cho công nghệ tái tận dụng được giới thiệu bao gồm các chỉ số
kỹ thuật và chỉ dẫn thiết bị của chi phí hoạt động và vốn đầu tư.
Chỉ d
ẫn thực hiện – kết quả dự kiến
• Gói công nghệ kyc thuật (gòm: công nghệ, chỉ số kỹ thuật thiết bị, chi phí hoạt
động, vốn đầu tư)
• Tối thiểu một đơn vị thí điểm cho sự chuyển biến chất thải được cài đặt trong
nhóm các doanh nghiệp được lựa chọn
Tối thiểu 2 chuyên gia địa phương được đào tạo trong lĩnh vực sự tái tận dụng chất
thả
i và phương pháp kỹ thuật khác nhau

20

Kết quả 5:
Sự tận dụng có hiệu quả của chất thải rắn từ các thành phần cấu tạo nên Giầy, các
nhà sản xuất Giầy và các nhà sản xuất sản phẩm da và sự cải thiện
Các hành động

Chỉ dẫn hành động – kết quả dự kiến

• Xem xét lại số liệu giáo dục với tầm quan trọng đặc biệt về các tiềm năng trong
việc tiết kiệm chi phí (lợi nhuận được tăng lên) bởi việc giảm thiểu rác thải

21

• Nâng cao nhận thức trong các nhóm những nhà doanh nghiệp và các công ty
đang thực hiện
Kết quả 7:
Kiểm soát môi trường trong các công ty được lựa chọn để nhận ra các vùng có tiềm
năng cho giảm tiêu thụ năng lượng, giảm lượng phát thải và sự tiêu thụ nước theo các
tiêu chuẩn quốc tế
Các hành động
• Chứng minh thực tế và giới thiệu về việc tiêu thụ năng lượng và quản lý năng
lượng (Tận dụng có hiệu quả và thích hợp của thiết bị máy)
• Việc tiêu thụ năng lượng được giảm trong các đơn vị được lựa chọn, các nguyên
tắc chỉ dẫn thiết thực cho hành động tiết kiệm năng lượng và các hoạt động
trong các công ty
• Các
điều kiện làm việc được cải thiện và sự phát thải không khí thấp hơn (đặc
biệt là dung môi) từ các quá trình thắm các bon
Kết quả 8:
Cải thiện các điều kiện làm việc và tình trạng của tất cả người lao động nhờ sự giới
thiệu của trách nhiệm xã hội đoàn thể (CSR)
Các hành động:
• Đánh giá các điều kiện làm việc bao gồm cả sự bình đẳng giới
• Những buổi giới thiệu thiết thực về việc cải thiện các điều kiện làm việc, tổ chức
nơi làm việc, dịch vụ vệ sinh cho các công nhân trực tiếp (phòng giữ đồ, phòng
vệ sinh, điều kiện phục vụ ăn uống, nghỉ giữa giờ, làm quá giờ

1.3. Công nghiệp thuộc da và các vấn đề môi trường
1.3.1. Qui trình công nghệ thuộc da
Khái niệm: thuộc da là làm thay đổi da động vật sao cho bền nhiệt, khôngcứng giòn khi
lạnh, không bị nhăn và thối rữa khi ẩm và nóng . Tùy theo mục đích sử dụng mà da được
thuộc
ở các điều kiện môi trường, công nghệ và hoá chất, chất thuộc khác nhau. Nguyên
liệu chính sử dụng cho cộng nghiệp thuộc da là da động vật như da bò, da thỏ, da cừu,
da lợn
Da thường được bảo quản bằng sấy khô, ướp muối hay làm lạnh, do đó vật liệu da sẽ
được bảo quản tốt khi chuyển sang khâu thuộc da. Không sử dụng các chất độc khó
phân hủy để bảo quản.
Trong quá trình thu
ộc da, da động vật được xử lý để loại bỏ lông và các chất protein,
béo, để lại vật liệu collagen (chất keo). Sau đó da sẽ được bảo quản với các chất nhuộm.
Quá trình sản xuất da thường gồm 3 giai đoạn sau: chuẩn bị (trong beamhouse); thuộc da
(trong nhà thuộc da) và hoàn thành bao gồm nhuộm và xử lý bề mặt. Một loạt các khâu
đoạn và hóa chất bao gồm muối crôm được sử dụng trong quá trình thuộc da và
hoàn thiệ
n.
Quá trình thuộc da và hoàn thiện thông thường gồm các bước sau:
• Ngâm và rửa để loại bỏ muối, khôi phục độ ẩm của da, và loại bỏ những tạp chất
bên ngoài như bụi và phân
• Trộn với vôi để mở collagen bằng cách loại bỏ các tế bào kẽ
• Nạo thịt để loại bỏ các mô bên trong da
• Loại bỏ lông bằng các biện pháp cơ học hay hóa học

Ngâm để loại bỏ vôi trong da và tạo điều kiện để da nhận các hóa chất thuộc da

23


Da động vật
bảo quản
Rửa, hồi tơi
xẻ da, xén tỉa
Ty lông, ngâm
vôi
Khử mở, tẩy
nhờn
xén diềm, nạo
tỉa
An dầu
Sấy
ép nớc
Thuộc tanin
Khử vôi, làm
mềm

Thuộc crom
lần 1
Làm xốp
nén

những tính chất cần thiết phù hợp với mục tiêu sử dụng .
• Thuộc crom đòi hỏi quá trình ngâm vôi lâu hơn và quá trình làm mềm da ngắn hơn là
thuộc tanin. Hóa chất thuộc là các muối crom III như
Cr
2
(SO
4
)
3
, Cr(OH)SO
4
,
Cr(OH)Cl
2
. Nồng độ muối crom trong dung dịch thuộc thường là 8%, tưong ứng 25 –
26% Cr
2
O
3
. Môi trường thuộc có pH = 2,5 – 3; thời gian thuộc 4 đến 24 giờ. Thuộc crom
thường để sản xuất da mềm. Thuộc tanin thường để sản xuất da cứng. Tanin thảo mộc
đựoc tách chiết từ các nguồn thực vật như thông, tùng, sồi, … Tanin nhân tạo hay syntan
là phức chấtcủa phenolsunphonicaxit formaldehit. Thời gian thộc tanin thường kéo dài
vài tuần (3 đến 6 tuần, có khi vài tháng) tùy theo yêu cầu chất lượng da.
• Da sau khi thuộc được ủ để cố định ch
ất thuộc vào da và ép để tách nước. Sau đó
được làm mềm bằng dầu thực vật hay dầu động vật, ty để làm mất nếp nhăn, nén cho da
phẳng và sấy cho da khô, tiếp theo da được đánh bóng và nhuộm bằng thuốc nhuộm để
tạo màu theo yêu cầu sử dụng .
1.3.2. Hóa chất dung trong công nghệ thuộc da


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status