Thực trạng chất lượng nhân lực của Công ty TNHH LeLong và hướng biện pháp nâng cao - Pdf 13

Mục lục
M c l cụ ụ ....................................................................................................................1
M c l cụ ụ ....................................................................................................................1

Lời nói đầu
Trong sự phát triển chung của toàn xã hội, các doanh nghiệp phải đối mặt
với sự cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp phải đứng vững trước sự cạnh tranh
của thị trường nội địa và cả sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong xu thế
toàn cầu hoá nền kinh tế mạnh mẽ như hiện nay không một doanh nghiệp nào có
thể đứng ngoài cuộc. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng vấn đề nâng cao chất lượng quản lý đặc biệt là
chất lượng quản lý nhân lực của doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng,
nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh
nghiệp thực hiện thành công những kế hoạch những chiến lược trước mắt và cả
lâu dài.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động theo quy luật
cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình
một bộ máy quản lý hợp lý, có hiệu quả. Công tác quản lý là công tác quan
trọng đối với doanh nghiệp nó quyết định doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có
1
hiệu quả hay không, có tồn tại và phát huy được sức mạnh cạnh tranh của mình
hay không. Do đó doanh nghiệp cần phải coi trọng của mình.
Chất lượng của đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp cả về tay nghề, kiến
thức, kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được cho mình quy mô hợp lý, yêu
cầu đòi hỏi về trình độ, tay nghề của người lao động đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
Hiện nay các doanh nghiệp có rất nhiều thuận lợi trong việc tuyển chọn
lao động vì hiện nay đội ngũ lao động được đào tạo chuyên môn lành nghề
chiếm số lượng khá đông là nguồn cung cấp kịp thời cho nhu cầu nhân lực của
các doanh nghiệp.

quả cao nhất . Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so
sánh những lợi ích doanh ngiệp thu được từ hoạt động của mình với phần các
nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) để đạt được (có được) những lợi ích đó.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phải ở cả dạng tuyệt đối và tương đối, tức
là phải lấy kết quả (lợi ích) trừ đi chi phí và lấy kết quả lợi ích chia cho chi phí.
Về mặt kinh tế hiệu quả tuyệt đối là lãi; hiệu quả về mặt tương đối là lãi trên
tổng vốn kinh doanh (tổng tài sản), lãi trên chi phí. Hiệu quả kinh doanh hàng
năm phải được đánh giá kết hợp cả ba mặt: kinh tế, chính trị - xã hội và môi
trường.
trong kinh tế thị trường m ọi doanh nghiệp đều bình đăng được tự do kinh doanh
trong khuôn khổ pháp luật, nó hoạt động chủ yếu theo quy luật cạnh tranh đáp
ứng nhu cầu hàng hoá. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường
phải luôn chấp nhận sự cạnh tranh đó chính là sự giành giật thị trường, khách
hàng, đối tác trên cơ sở các ưu thế về chất lượng hàng hoá, giá hàng hoá, thời
hạn, sự thuận tiện và uy tín lâu dài. Trong kinh tế thị trường phương pháp quản
lý hiện đại và tiến bộ khoa học công nghệ là hai vũ khí cạnh tranh sắc bén.
Doanh nghiệp nào tụt hậu trong hai lĩnh vực đó là có nguy cơ thất bại trong cạnh
tranh và điều tất yếu là dẫn đến phá sản . Do vậy, trong kinh tế thị trường các
doanh nghiệp thường chủ động trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ,
phương pháp quản lý hiện đại cũng như việc đầu tư cho nghiên cứu, triển khai
để tạo ra các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
3
1.1.2. Bản chất, các loại và vị trí vai trò của nhân lực đối với hoạt động của
doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
Nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ khả năng lao động mà doanh nghiệp
cần huy động được cho việc thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt và
lâu dài của doanh nghiệp.
Nhân lực của doanh nghiệp chính là sức mạnh của lực lượng lao động; sức
mạnh của độ ngũ cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp. Sức mạnh đó là
sức mạnh hợp thành của sức người và khả năng lao động của từng người lao

hoá), quản lý kinh doanh và phục vụ cho những người quản lý và cho những
người trực tiếp kinh doanh. Khả năng lao động của doanh nghiệp theo cách phân
loại này phải có lượng và chất đáp ứng, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại,
tương lai. Ba loại người này phải có quan hệ tỷ lệ (cơ cấu) hợp lý,có sức mạnh
hợp thành lớn nhất.
Theo giai đoạn của quá trình hoạt động của doanh nghiệp được tách lập, phân
định thành: loại nghiên cứu đưa ra các ý tưởng, thiết kế và thi công. Khả năng
lao động của doanh nghiệp theo cách phân loại này phải có lượng và chất đáp
ứng, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại, tương lai. Ba loại người này phải có
quan hệ tỷ lệ (cơ cấu) hợp lý,có sức mạnh hợp thành lớn nhất.
bên cạnh cách phân loại như trên người ta còn phân loại khả năng lao động
của doanh nghiệp theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn...
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp cần chú trọng đặc biệt vào các
chính sách nhằm thu hút nhân lực đồng thời có hướng sử dụng nguồn nhân lực
một cách hiệu quả và hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay các doanh
nghiệp có rất nhiều thuận lợi trong việc tuyển chọn lao động vì hiện nay đội ngũ
lao động được đào tạo chuyên môn lành nghề chiếm số lượng khá đông là nguồn
cung cấp kịp thời cho nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp.
Qua những phân tích trên ta thấy nhân lực có vị trí và vai trò quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty TNHH Tân Sinh trong những năm vừa qua cho
thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu
tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy,
công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp
đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với
những thay đổi trên thị trường. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân
viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Có thể kể ra các nguyên
nhân đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành công tác để đảm bảo nguồn nhân lực:

trí thông thông minh, tính ham hiểu biết, có thể tin cậy được và tận tuỵ với tổ
chức. Điều này sẽ dẫn đến những chiến lược sáng suốt và hiện thực trong tương
lai. Mặt khác, việc tìm ra cách thức tốt nhất để đánh giá đúng năng lực hoàn thành
6
công việc của nhân viên để thực hiện trả công và đãi ngộ xứng đáng, để nhân viên
gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tích cực tích luỹ kinh nghiệm, phát huy sáng
kiến trong công việc để cống hiến cho doanh nghiệp và cũng chính là để nâng cao
lợi ích của chính bản thân họ.
1.2. Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp
1.2.1. Bản chất, cần thiết phải đảm bảo và phương pháp nhận biết đánh giá chất
lượng nhân lực của doanh nghiệp.
Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp là mức độ đáp ứng, phù hợp về chất
lượng nhân lực theo các loại cơ cấu mà doanh nghiệp thu hút, huy động được
với chất lượng nhân lực theo các cơ cấu nhân lực đó mà hoạt động của doanh
nghiệp yêu cầu. Như vậy cần làm rõ chất lượng nhân lực theo các cơ cấu mà
hoạt động của doanh nghiệp yêu cầu cũng như chất lượng nhân lực theo các cơ
cấu mà doanh nghiệp thu hút, huy động được và chỉ ra mức độ chênh lệch giữa
chúng.
Thực tế luôn chỉ rõ rằng, chất lượng nhân lực của doanh nghiệp cao đến đâu
thì hoạt động của doanh nghiệp trôi chảy đến đó; năng lực cạnh tranh của sản
phẩm cao đến đó...
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành một loạt các hoạt
động một cách khoa học nhất. Công việc nào cũng do con người đảm nhiệm,
hoạt động nào của doanh nghiệp cũng do con người tiến hành. Sản phẩm đầu ra
của doanh nghiệp do một đội ngũ người lao động lo liệu tạo ra. Đa số người lao
động ở doanh nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách say mê, sáng
tạo khi họ có trình độ cao và được tạo động cơ, tức là khi có cơ chế, chính sách
sử dụng hấp dẫn, đảm bảo hài hoà lợi ích. Khi đông đảo người lao động làm việc
say mê, sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp mới có vị thế cạnh tranh tốt về chất
lượng, giá, thời hạn, thuận tiện so với các đối thủ cạnh tranh. Khi sản phẩm đầu

- Chất lượng nhân lực theo cơ cấu trực tiếp - quản lý - phục vụ;
- Chất lượng nhân lực theo cơ cấu ba lực lượng chủ chốt: nghiên
cứu đưa ra ý tưởng - thiết kế - thi công;
- Chất lượng nhân lực theo cơ cấu trình độ chuyên môn trong từng
ngành nghề ...
8
Để có dữ liệu cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích, so sánh. đánh giá
chất lượng nhân lực của doanh nghiệp cần thống kê toàn bộ nhân lực, tức là tập
hợp từng người của doanh nghiệp về: họ và tên - năm sinh - giới tính - quá trình
đào tạo, bồi dưỡng - Quá trình đảm nhiệm từng công việc chuyên môn và thành
tích đáng kể - công việc chuyên môn chính, chức vụ hiện nay .
1.2.2. Các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng (nhân tố) đến chất lượng nhân lực của
doanh nghiệp.
- Một là :Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Thực chất chính sách này là phương án phân chia lợi ích giữa sử dụng lao
động, người lao động và các bên có liên quan nhằm có đủ nhân lực đảm
bảo chất lượng để sử dụng và sử dụng tốt nhất, góp phần quan trọng vào
việc thực hiện các mục tiêu, chủ trương hoạt động của cả doanh nghiệp.
- Hai là :Chính sách và tổ chức trả công cho những người có công với
doanh nghiệp. Thực tế ở tất cả các doanh nghiệp người ta chỉ làm việc
(lao động) tích cực sáng tạo khi được đảm bảo đồng thời: công việc có nội
dung phù hợp và thu nhập (đem lại lợi ích) hấp dẫn. Đồng thời việc tổ
chức chi trả cho những người có công với doanh nghiệp phải đảm bảo
tương đối công bằng, hài hoà lợi ích, theo tỷ lệ tham gia đóng góp. Khi
doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu nêu trên có sức thu phục người lao
động to lớn, làm cho họ tích cực sáng tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao, góp phần quan trọng tạo nên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm
đầu ra, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phòng ngừa các xung
đột.... người lao động sẽ yên tâm công tác và cống hiến cho doanh nghiệp.
- Ba là: Chính sách và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao

quá mức, đảm bảo cho người lao động đạt kết quả cao bền lâu. Trong thực
tế có trường hợp người lao động nhằm có cái để sống, nhưng lại huỷ hoại
sự sống ngay khi lao động. Lao động không hợp lý, không có sự luân đổi
nghỉ ngơi một cách khoa học đem lại hiệu quả lao động và chất lượng lao
động thấp. Nghỉ ngơi nên được xen kẽ hợp lý với lao động là sự cần thiết
khách quan. Do vậy doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng chế độ luân
đổi giữa lao động và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất
lượng nhân lực của toàn doanh nghiệp.
ngoài ra ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của doanh nghiệp gồm cả những
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như:
- Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm về kinh tế thị trường; chậm tổ chức đào tạo,
đào tạo lại về chuyên môn, kiến thức kinh tế và quản lý cả về nội dung, chương
trình, thời gian.
- Cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực còn thiếu đồng bộ chưa tạo động lực
mạnh mẽ để chuyển biến, cải thiện chất lượng nhân lực của doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực mới bổ sung, phần lớn từ nông thôn bị sự chi phối, tác động
của tâm lý sản xuất nhỏ, của thói quen tiểu nông.
- Ý thức chính trị của đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều mặt mạnh, nhưng
đồng thời còn không ít những mặt yếu kém. Nhiều doanh nghiệp sản xuất công
10


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status