SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp - Pdf 13

Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Đảng và Nhà nước rất
quan tâm đến vai trò của giáo dục. Đảng ta khẳng định mục tiêu của giáo
dục là : “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” để
mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả thì việc cải tiến phương pháp dạy
học nhằm:
“ Phát huy tính tích cực cho học sinh ” “ Lấy học sinh làm trung tâm ”
là rất quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Sự nghiệp giáo dục rất cần đổi mới về mục tiêu và phương pháp đào
tạo. Đào tạo thế hệ trẻ sau này có chất lượng cao và sáng tạo, có khả năng
tự học, tự nghiên cứu cho tương lai và đáp ứng được yêu cầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn đổi mới. Một vấn đề đặt ra để thực hiện mục tiêu
giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có:“Đức,
trí,thể, mỹ ”
Để có con người toàn diện đòi hỏi người giáo viên không những dạy
chữ mà còn dạy người.Vì thế người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một vai
trò rất quan trọng. Biết vận dụng phương châm, nguyên lý giáo dục, đồng
thời hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học nói chung, lớp một nói riêng là
lứa tuổi ngây thơ và trong trắng hay giận hờn, thích đùa giỡn, thích được
khen, được yêu thương. Chính vì thế các em rất dễ bắt chước những cái
xấu, nhưng cũng dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp, để trở thành con ngoan
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 1

tình huống
1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp :
Đối với học sinh lớp một, tính tư duy của các em còn nặng nề về tư
duy cụ thể, thích tham gia vào mọi hoạt động, thích chứng tỏ mình trước
đám đông, Các em có khả năng tự điều khiển mọi hoạt động tâm lý của bản
thân, thể hiện ở chỗ: Lắng nghe cô giáo giảng bài, không tự do chạy nhảy.
Các em có tính tò mò, ham hiểu biết, ham học hỏi, muốn biết nhiều thứ, các
em còn có khả năng kiềm chế được tính hiếu động, tính đột phá và có khả
năng chuyển chúng thành những thói quen tốt như : Kỉ cương nề nếp, các
qui định về nội qui của trường, của lớp, thực hiện tốt năm nhiệm vụ của
người học sinh Tiểu học, năm điều Bác Hồ dạy …
Nói chung tư duy của các em còn là tư duy cụ thể, đúng vậy ở lớp
một các em tư duy và tri giác thường gắn liền với hành động, để các em tư
duy, tiếp thu bài tốt thì cũng cần rất nhiều trực quan sinh động, làm cho các
em dễ nhớ, dễ gây ấn tượng tích cực, vì thế giáo viên cần nắm bắt đặc điểm
này mà truyền thụ kiến thức, hình thành thói quen cho các em.
- Công tác chủ nhiệm là công việc xuyên suốt cả năm học. Đầu tiên
nhận lớp, tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, theo dõi diễn biến của từng học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt .
- Giáo viên thấy được mục đích chính của việc dạy học là: Dạy dỗ,
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 3
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
không những dạy chữ mà còn dạy người. Muốn làm được việc này người
giáo
viên không quản ngại khó khăn, gương mẫu, luôn có tinh thần trách nhiệm
cao trong mọi công việc, phải nổ lực lớn và có tâm huyết với nghề dạy học,
yêu thương học sinh như chính con mình.

Qua tuần đầu theo dõi, bên cạnh việc nắm sĩ số, lý lịch tôi nắm rõ
từng
đối tượng học sinh trong lớp, để sắp xếp chỗ ngồi cho các em theo vị trí tổ,
các em nhỏ được xếp ngồi trên, em cao hơn được xếp ngồi dưới và qui định
ranh giới từng chỗ ngồi cho các em thật hợp lý, mỗi tổ, mỗi nhóm phải có
đủ các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Mỗi tháng tổ chức
cho các em luân phiên nhau làm nhiệm vụ tổ trưởng để các em có điều kiện
giao tiếp và thể hiện vai trò tổ trưởng của mình với tất cả các bạn trong
lớp. Mục đích tập cho các em có tính mạnh dạn, tự tin vào chính mình.
a) Bầu cán bộ lớp: Công tác bầu cán bộ lớp đóng một vai trò hết
sức quan trọng.Tôi tiến hành bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó và
phân chia tổ, giao nhiệm vụ và nói rõ chức năng của từng cán bộ lớp.
+ Chọn đội ngũ các bộ lớp nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái với nhiệm
vụ của mình được giao.
+ Tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp để triển khai xuống lớp những
qui định của giáo viên, của lớp…
* Lớp trưởng: Có nhiệm vụ thay mặt cô giáo chủ nhiệm quản lý và tổ
chức lớp, kiểm tra bài học, bài làm của các bạn trong tổ, thể dục giữa giờ,
giờ sinh hoạt sao nhi, giờ chào cờ, giờ múa hát tập thể và điều hành công
việc ra, vào của lớp. Thu thập kết quả của các tổ báo cáo với cô giáo.
* Lớp phó học tập: Có nhiệm vụ hỗ trợ lớp trưởng và làm thay khi
lớp trưởng vắng mặt.
* Lớp phó văn thể (Quản ca): Phụ trách văn nghệ của lớp, điều hành
văn nghệ đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ, giải lao giữa tiết.
* Các tổ trưởng: Điều hành tổ mình, đôn đốc các bạn trong tổ làm
bài tập, kiểm tra bài học, bài làm về nhà, quản lý việc thảo luận, trình bày
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 5
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011

Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 6
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
Học sinh đọc bài thơ này để tập thể dục, giải lao giữa tiết học tránh
mệt mỏi, mất tập trung. Ngoài ra còn dạy cho các em nhiều bài hát múa, bài
ca
dao để thay đổi không khí học tập hằng ngày.
Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là rất hiếu động, việc tổ
chức các hoạt động vui chơi là rất cần thiết, song trong thực tế nhiều lúc
các em vẫn chưa ý thức được những hành động của mình. Do vậy cần có sự
hướng dẫn, tổ chức của giáo viên trong các hoạt động này đi vào nề nếp.
3.2 Sử dụng kí hiệu :
- ( VBT ) Làm vở bài tập in .
- ( VT ) Làm bài tập vào vở trắng .
- ( G ) Thực hành ghép chữ .
- ( N ) Sinh hoạt nhóm .
- ( B ) Lấy bảng con, lấy phấn, khăn xóa bảng để trên bàn .
- ( S GK .6 ) Lấy SGK trang 6 Bài : … que chỉ sách để trên bàn .
3.3 Sử dụng bảng con :
- Dùng que chỉ bảng (nhẹ nhàng )
- Một nhịp úp bảng xuống .
- Hai nhịp đưa bảng lên .
- Ba nhịp hạ bảng xuống (đọc nội dung trên bảng, xóa bảng ).
3.4 Về học tập :
+ Tư thế ngồi học trong lớp cũng không kém phần quan trọng, tôi
thường nhắc nhở học sinh ngồi ngay ngắn lưng thẳng, không tì ngực vào
bàn, không nằm rạp xuống bàn để học, Tuy nhiên cũng cần chú ý về tư thế
ngồi viết đúng ba điểm tựa, cầm viết đúng, cách xê dịch vở. Tai lắng nghe

giáo giảng bài.

trong việc học tập, giữ gìn nề nếp lớp tốt, để nhân ra diện rộng và cũng
thật nhẹ nhàng nhắc nhở, động viên, phân tích việc nên và không nên làm
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 8
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
đối với những em còn mắc phải sai phạm ảnh hưởng đến nề nếp chung của
lớp.
Tóm lại :
Lớp học có nề nếp tốt chắc chắn lớp học đem lại hiệu quả tiết dạy
cao. Vì vậy học sinh phải trật tự lắng nghe cô giáo giảng bài, phải biết tự
sửa chữa
và giúp bạn sửa sai, nhắc nhở bạn cùng nhau học tập tiến bộ.
4 . Hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho học sinh:
Trong giảng dạy và học tập, trình độ của các em không đồng nhất,
không phải em nào cũng tiếp thu bài nhanh. Vì vậy việc hỗ trợ kiến thức
và kỹ năng cho học sinh là rất cần thiết.
Để làm tốt việc này ngay từ đầu năm học tôi nhận lớp, kiểm tra trình
độ học sinh bằng cách kiểm tra các chữ cái, chữ số các em đã nhận dạng
được bao nhiêu em, bao nhiêu em lưu ban, em nào có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, con mồ côi, con dân tộc… Đối với học sinh lưu ban, học sinh có
khó khăn về mặt học tập, tôi điều tra để nắm rõ nguyên nhân khiến học
sinh lưu ban, tiếp thu chậm có khó khăn về mặt học tập để có biện pháp
giáo dục tốt nhất.
- Đối với học sinh này, thì giáo viên sắp xếp thời gian đến thăm hỏi
gia đình, trao đổi trực tiếp hoặc thông tin qua sổ liên lạc về tình hình học
tập, đồng thời hỗ trợ phụ huynh cách giáo dục con em mình. Về phía giáo
viên tôi đầu tư công tác soạn giảng sao cho phù hợp với những em này,
giảm số lượng bài tập để các em có thể làm được. Thường xuyên sử dụng

khăn xóa bảng. hộp chữ thực hành toán và Tiếng việt, kéo, hồ dán, thủ
công, bút chì, bút mực, tẩy, màu tô… được sắp xếp theo thời khóa biểu
tránh tình trạng mang sách vở thiếu hoặc quá tải ảnh hưởng đến việc học
tập hằng ngày cũng như sức khỏe: Cong vẹo cột sống, gù lưng, đi khập
khiễng, lệch vai.
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 10
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
Trong quá trình học tập, khi phát hiện sự tiến bộ của học sinh, tôi kịp
thời tuyên dương bằng nhiều hình thức như: Ghi điểm vào sổ, khen ngợi
bằng một tràng pháo tay, tặng bông hoa điểm chín, điểm mười. Giữa và
cuối mỗi kỳ tôi ghi nhận sự tiến bộ của học sinh vào sổ liên lạc để gia đình
thấy được sự tiến bộ của con em mình…Tạo sự phấn khởi cho phụ
huynh,đồng thời giúp các em tự tin hơn.
6 . Hình thành nhân cách cho học sinh:
“Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì thế tôi luôn hình thành nhân cách
cho học sinh giúp các em có kỹ năng sống không phải là ngày một, ngày
hai mà cả một quá trình đào tạo con người. Công việc này còn tùy thuộc
vào ba yếu tố: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, trong đó yếu tố gia đình
và xã hội chiếm vị trí ưu thế. Vì vậy tôi kết hợp Nhà trường – Gia đình –
Xã hội để giáo dục các em.
- Về nhà trường: Kết hợp 15’ đầu giờ, làm công tác chủ nhiệm lớp:
tôi luôn căn dặn, nhắc nhở, đồng thời liên hệ thực tế bài học có liên quan
giáo
dục kỹ năng sống để hình thành nhân cách cho các em ngay từ bé.
- Về Gia đình: Tôi trao đổi gia đình bàn biện pháp giáo dục con cái
“ Vừa dạy, vừa dỗ ” là tốt nhất.
- Về xã hội: Hòa đồng cùng tập thể, học tập“gương người tốt, việc

- Lớp có phong trào vở sạch, chữ viết đẹp.
- Phong trào văn nghệ xếp loại A được biểu diễn trước quần chúng.
- Được phụ huynh và học sinh tin tưởng quý mến.
- Chất lượng học tập tiến bộ rõ nét. Kết quả cuối học kỳ I như sau:
- Sĩ số học sinh : 37 em
- Trong đó nữ : 17 em
Các mặt Đạt ( Giỏi ) Chưa
đạt(Khá)
Trung bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 12
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
Hạnh kiểm 37 100% 0 0%
Học lực 28 75,7
%
7 18,9
%
1 2,7% 1 2,7%
Với kết quả trên tuy chưa phải là cuối năm, nhưng đã đem lại kết quả
học tập tốt cho mỗi tiết học. Học sinh đã tập trung chú ý lắng nghe cô giáo
giảng bài, tiếp thu bài nhanh, nắm chắc bài, trả lời câu hỏi dõng dạc không
e dè sợ sệt, đọc bài thành thạo đó là động lực thúc đẩy mỗi giáo viên đứng
lớp có thêm nghị lực và đem hết khả năng hiểu biết của mình để giảng dạy
các em học tốt hơn nữa.
IV . BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Để thành công trong công tác chủ nhiệm lớp tôi rút ra bài học kinh
nghiệm cho mình:

V . KẾT LUẬN:
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ giúp các em học tập tốt, hoàn toàn
có khả năng tự phát hiện kiến thức, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng
kiến thức hiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày để trở thành người
toàn diện. Vì vậy mỗi giáo viên cần xác định rõ vai trò và phương pháp
dạy học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tình hình của
lớp.
Việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh là phương pháp giảng
dạy sát từng đối tượng học sinh, động viên khích lệ kịp thời, đáp ứng đúng,
đủ sẽ giúp các em dần dần theo kịp chương trình. Song nhiệm vụ chính của
người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì thế trong các khâu
soạn, giảng cần chú ý đến nhiều đối tượng học sinh, nhất là những em học
==================================================
=
Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 14
Trường TH Võ Thị Sáu An Khê –Gia Lai Năm học: 2010 - 2011
=====================================================
chậm có khó khăn về học tập, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái
độ khích lệ động viên, những lời chỉ bảo ân cần …và sự tiến bộ của các em
trong học tập đó là phần thưởng vô giá đối với mỗi giáo viên chúng ta .
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ tôi đã áp dụng trong công tác chủ
nhiệm lớp có hiệu quả .
Rất mong sự góp ý và trao đổi của các thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp
để giúp các em học tốt hơn nữa trong nhiều năm học sau.
An Khê, Ngày 15 tháng 2 năm 2011
Người viết
Dương Thị Nuôi
MỤC LỤC
STT MỤC LỤC
SỐ

Người thực hiện : Dương Thị Nuôi Trang: 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status