Khóa luận: Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 10 và đề xuất biện pháp quản lý - Pdf 13

Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia cũng như
toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang
có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong
những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải
rắn (CTR) phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất
công - nông - lâm - ngư nghiệp, từ các công sở, từ các hoạt động giao dịch
thương mại, CTR ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính.
Quận 10 là quận nội thành và là một trong những Quận trung tâm của
Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước và mạng
lưới giao thông đô thị khá hoàn chỉnh. Quận không có kênh rạch, có nhiều
chợ nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư, cư xá. Với mật độ dân số khá đông
(khoảng 250.000 người/km
2
) cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng
cao nên đòi sống người dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng,
tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể. Điều đó đồng nghĩa
với việc khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn
cùng với việc thải bỏ CTRSH một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều
kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của người dân.
Trước tình hình đó, việc quản lý thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa
bàn Quận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, dù đã được tăng
cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nhưng công tác thu gom, xử lý
CTRSH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện ưu
và khuyết điểm được trong công tác quản lý CTR nói chung và CTRSH nói
riêng của Quận 10.

SVTH: Huỳnh Bảo 2 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
+ Thành phần và tính chất của CTR;
+ Các phương pháp xử lý CTR;
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trường của trên địa bàn Quận 10;
+ Thu thập các số liệu về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
trên địa bàn Quận 10;
- Phương pháp dự báo tốc độ phát sinh CTR.
- Phương pháp tính toán hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trên
địa bàn Quận 10.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho
công tác thu gom, vận chuyển CTRSH Quận 10 trong giai đoạn 2010 - 2030.
- Ý nghĩa thực tiễn: đồ án đưa ra những giải pháp nhằm:
+ Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTRSH phát sinh hàng ngày,
đồng thời phân loại CTR tại nguồn.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại địa phương, góp phần cải
thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
+ Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người
dân lao động tại địa bàn Quận 10.
+ Hợp lý hóa quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH, tăng mỹ
quan đô thị cho Quận 10.
6. Cấu trúc đồ án tốt nghiệp: bao gồm 4 chương
- Chương 1: Tổng quan về CTR.
- Chương 2: tổng quan về Quận 10.
- Chương 3: Hiện trạng quản lý CTRSH tại Quận 10.
- Chương 4: Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý.

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị: lượng CTR này chủ yếu là xà bần
từ các công trình xây dựng và làm đường giao thông. Bao gồm các loại chất
thải như gỗ, thép, bêtông, gạch, ngói, thạch cao.
- Từ bệnh viện: bao gồm CTRSH và CTR y tế phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh trong các bệnh viện, các trạm y tế, các cơ sở tư nhân…
CTR y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai
lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm và nguy
cơ truyền bệnh rất cao nên cần được phân loại và thu gom hợp lý.
- Từ các hoạt động công nghiệp: lượng CTR này được phát sinh từ các
hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như các
nhà máy sản xuất vậ t liệu xây dựng, hàng dệt may, nhà máy hóa chất, nhà
máy lọc dầu, nhà máy chế biến thực phẩm. Thành phần của chúng chứa thành
phần độc hại rất lớn.
1.1.3. Phân loại CTR đô thị
Phân loại CTR có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải,
mục đích quản lý,… Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới CTR
được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý
Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về
số lượng, về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp
thống kê, người ta thường phân loại CTR thành 2 loại chính: chất thải công
nghiệp và thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp.
Theo công nghệ quản lý và xử lý CTR được phân loại qua bảng 1.1
SVTH: Huỳnh Bảo 5 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 1.1: Phân loại theo công nghệ xử lý
STT Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1

loại không phải sắt,
thủy tinh đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt.
- Hàng rào, dao, nắp
lọ…
- Các vật liệu không bị
nam châm hút.
- Vỏ hộp nhôm, đồ
đựng bằng kim loại
- Các vật liệu và sản
phẩm chế tạo từ thủy tinh.
- Chai lọ, đồ dùng bằng
thủy tinh, bóng đèn…
- Các vật liệu không cháy
khác.
- Vỏ trai, ốc, gạch đá,
gốm, sứ…
3 Các chất hỗn hợp
- Tất cả các loại vật liệu
không phân loại ở phần 1
đều thuộc loại này.
- Đá, đất, cát…
(Nguồn: Lê Văn Nãi, 1999)
1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại như sau:
- Chất thải thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông
phẩm hoa quả trong qúa trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư
hại thải loại ra. Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men
SVTH: Huỳnh Bảo 6 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến

đặc biệt : chất thải đặc biệt bao gồm rác thu gom từ việc quét đường, rác từ
các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…
SVTH: Huỳnh Bảo 7 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
- Chất thải độc hại: là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm
như các chất phóng xạ uran thori, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chất
thải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn
bộ những CTR gây hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người,
động thực vật.
1.1.4. Thành phần của CTR
- Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo
nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn
theo % khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc
thành phần hóa học.
Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
S
T
T
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 - 100
2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4
3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9
4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1
5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6

Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro
Lưu
huỳnh
1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40
2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20
3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20
4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 -
5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15
6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 -
7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40
SVTH: Huỳnh Bảo 9 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
S
T
T
Thành phần
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro
Lưu
huỳnh
8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30
9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10
10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20

và trạng thái phân huỷ của CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại
dao động trong khoảng 50- 60%.
 Chuyển hóa lý học
- Phân loại: Quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm
chuyển chất thải từ dạng hỗn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồi
các thành phần có thể tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị. Ngoài ra có thể
tách những thành phần chất thải nguy hại và những thành phần có khả năng
thu hồi năng lượng.
- Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm
thể tích chất thải, thường được sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép
nhằm làm tăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến.
Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTR thường được đóng
kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển. Đồng thời áp dụng
phương pháp này sẽ tăng thời hạn sử dụng của BCL.
- Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất
và nhỏ hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải
sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu.
1.2.2 Tính chất hóa học:
- Chất hữu cơ: chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm
phân tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950
o
C trong thời gian 1 giờ, phần bay
hơi đi là phần chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất
hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%.
- Chất tro : chất tro là phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950
o
C, tức là
các chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%) = 100(%) – chất hữu cơ (%)
SVTH: Huỳnh Bảo 11 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10

+ NO
x
+ tro + nhiệt.
Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn.
Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO
2
,
H
2
O, không khí dư và không cháy còn lại. Trong thực tế ngoài những thành
phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH
3
, SO
2
, NO
x
và các khí vi lượng
tùy thuộc vào bản chất của chất thải.
- Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung
nóng. Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ
trong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng, khí.
- Khí hóa: quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C
để thu nguyên liệu cháy và khí CO, H
2
và một số nguyên tố hydrocarbon
SVTH: Huỳnh Bảo 12 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
trong đó có CH
4.

hợp chất có năng lượng thấp hơn;
+ Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng
lẻ, chủ yếu là CH
4
và CO
2
.
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia
súc có hàm lựợng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất;
+ Trong qúa trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây
bệnh vì nhiệt độ thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000
tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế.
Nhược điểm
+ Thời gian phân hủy lâu 4-12 tháng;
+ Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Quá trình phân hủy hiếu khí: dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu
khí có mặt của oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng vào khoảng 45
0
C,
sau 6-7 ngày nhiệt độ đạt từ 70-75
0
C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho vi
sinh vật phân hủy chất hữu cơ.
Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu,
phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao;
+ Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất;
+ Chất thải phân hủy nhanh sau 2-4 tuần;

một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi
là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dng các số liệu thu thập
được tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết.
1.3.1.3 Phương pháp cân bằng vật chất:
SVTH: Huỳnh Bảo 15 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho các
nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ gia đình, khu thương mại, các khu công
nghiệp. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu đáng tin cậy cho chương trình
quản lý CTR.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR
1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
- Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất
nhằm làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi
do chúng gây ra đối với môi trường.
- Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước
như thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm
một lượng nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của
sản phẩm dài nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các
hộ gia đình, các khu thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh
hướng tìm kiếm và mua những sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng
sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa
đượcc thực hiện một cách nghiêm ngặt và đồng bộ nên không ưóc tính được
ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tại nguồn tới việc phát sinh chất thải.
Tuy nhiên nó đã trỏ thành yếu tố quan trọng cần được nhà nước và người dân
quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là
sự ban hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ

S, H
2
O, CO
2
. Các chất trung gian này
đều gây mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vi trùng làm
tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm
này làm suy thoái, huỷ hoại hệ sinh thái nước ngọt và gây bệnh cho con
người.
- Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
trong môi trường nước, sau đó oxi hoá có oxi và không có oxi gây nhiễm bẩn
nguồn nước bởi các chất độc như: Hg, Pb, Zn, Fe,…
SVTH: Huỳnh Bảo 17 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
1.4.2 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
- Các CTR thường có một phần có thể bay hơi và mang theo Mùi làm
ô nhiễm không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong
không khí gây ô nhiễm trực tiếp, có những loại rác dễ phân hủy (thực phẩm,
trái cây bị hôi thối) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt
nhất là 35
o
C và độ ẩm là 70 đến 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo
mùi hôi, các chất khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và
khả năng hoạt động của con người.
- Thành phần khí thải chủ yếu được thấy ở các bãi chôn lấp CTR được
thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR.
Thời gian
(Tháng)

…Hầu hết khí trong bãi rác là CO
2
, và CH
4
(chiếm 90%)
1.4.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất
SVTH: Huỳnh Bảo 18 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
- Thành phần chủ yếu trong CTR là chất hữu cơ, chất hữu cơ sẽ bị phân
huỷ trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và kỵ khí. Trong điều
kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi khi qua hàng loạt sản phẩm trung
gian cuối cùng tạo ra chất khoáng đơn giản H
2
O, CO
2
; còn trong trường hợp
yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH
4
, CO
2
, H
2
O gây độc cho môi
trường.
- Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của đất sẽ làm các
chất từ CTR không trở thành ô nhiễm nhưng với lượng quá lớn môi trường trở
nên quá tải do đó mất hết khả năng chống chế và bị CTR làm ô nhiễm. Ô
nhiễm này cùng vối ô nhiễm kim loại nặng, chất độc theo nước trong đất chảy
xuống, làm ô nhiễm mạch nước ngầm mà một khi nước ngầm ô nhiễm thì

tuần hoàn, hô hấp, ung thư tăng lên nhanh chóng. Sức lao động bị giảm trong
khi chi phí y tế do cá nhân hoặc do ngân sách nhà nước, quỹ phúc lợi xã hội
đài thọ đang tăng lên nhanh chóng.
1.5 Các phương pháp xử lý CTR
1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
- Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ
(2/1996), công nghệ này nhằm xử lý rác thải đô thị kể cả rác độc hại thành các
sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
- Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ rác sau đó hoà polyme và sử
dụng áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. Rác sau khi được thu gom
(rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không cần
phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng
tải. Chat thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và
khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm
vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer
được cho them vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn
và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về mặt môi trường và không
độc hại
SVTH: Huỳnh Bảo 20 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
- Ưu điểm
+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng; Rác sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện
tích làm bãi chôn lấp.
1.5.2 Phương pháp đốt
- Đốt rác là giai đọan xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại
chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình
xử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và

và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ
thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m
3
khí sinh học. Những sản
phẩm này sẽ đượcc thu hồi và sử dụng trong sản xuất.
- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh
tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng
tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp
rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết
kiệm đượcc 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời
sống. Qua phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy thành
phần rác hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60%
là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà
chuyên môn thì tiềm năng rác để chế biến phân vi sinh và khí sinh
học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện
nay thì dự kiến năm 2020 lượng rác mà thành phố thải ra là
1.952.354 tấn/năm. Lượng rác này sẽ cho khoảng 3.619.600 m
3
SVTH: Huỳnh Bảo 22 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
khí sinh học mà mỗi m
3
khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600
kcal nhiệt trị.
1.5.4 Phương pháp chôn lấp
- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp
nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu

độ thấp (khoảng 50
o
C) nên tránh được các nguy cơ phản ứng
sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
CHƯƠNG 2
SVTH: Huỳnh Bảo 24 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính Quận 10
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận 10
và đề xuất biện pháp quản lý
TỔNG QUAN VỀ QUẬN 10
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Quận 10 nằm chếch về phía Tây và cạnh trung tâm Tp. Hồ Chí Minh.
Quận được giới hạn bởi đường Bắc Hải, đường Lý Thường Kiệt, đường
Nguyễn Chí Thanh, đường Hùng Vương, đường Lý Thái Tổ, đường Điện
Biên Phủ và đường Cách Mạng Tháng 8.
+ Phía Đông giáp Quận 3;
+ Phía Tây giáp Quận 11;
+ Phía Nam giáp Quận 5;
+ Phía Bắc giáp Quận Tân Bình.
Ranh giới hành chính Quận 10 không thay đổi, không có khả năng mở
rộng đất đai trong suốt thời kỳ quy hoạch. Về vị trí địa lý và quy mô lãnh thổ,
SVTH: Huỳnh Bảo 25 GVHD: Th.S Vũ Hải Yến


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status