tìm hiểu tác động của việc phát triển cụm công nghiệp đến sinh kế nguời dân của xã đại quang, huyện đại lộc, tỉnh quảng nam - Pdf 13

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cụm công nghiệp và tình hình phát triển cụm công nghiệp 4
2.1.1. Khái niệm cụm công nghiệp 4
2.1.2. Tình hình phát triển cụm công nghiệp Việt Nam 4
2.1.3. Tình hình phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam 5
2.1.4. Tình hình phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc 8
2.2. Sinh kế và tác động cuả việc phát triển cụm công nghiệp đến sinh kế người dân 10
2.2.1. Sinh kế 10
2.2.1.1. Khái niệm sinh kế 10
2.2.1.2. Các nguồn vốn sinh kế 11
2.2.1.3. Kết quả sinh kế 13
2.2.2. Một số nghiên cứu về tác động của cụm công nghiệp đến sinh kế người dân 14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Nội dung nghiên cứu 17
3.1.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Đại Quang 17
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của nhóm hộ điều tra 17
3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp tại địa phương 17
3.1.4. Tác động của phát triển CCN đến đời sống hộ nông dân 17
3.1.5. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn của người dân địa phương trước những cơ
hội mà việc phát trển công nghiệp mang lại 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.1. Phương pháp chọn điểm 18
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 18
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
20

Bảng 11: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường 37
Hộp 3: Vụ kiện Công ty CP Prime Đại Lộc làm giảm năng suất lúa của người dân 2
thôn Đông Lâm và Hòa Thạch 39
Bảng 12: Các thuận lợi và khó khăn của người dân địa phương 40
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta bắt đầu công nghiệp hoá từ năm 1960 theo đường lối do đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra. Thực hiện đường lối đổi
mới đó, trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã và đang thực hiện chuyển
đổi và phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nhiều tỉnh thành
trong cả nước. Phát triển kinh tế xã hội là một mục tiêu mà mỗi quốc gia đều
mong muốn hướng tới. Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam cũng như ở các
quốc gia trên thế giới đang phát triển hiện nay dẫn tới sự hình thành các khu
công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp.
Tính đến cuối năm 2009 theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có 918
cụm công nghiệp đã và đang hoạt động. Dù không phát triển nhanh, mạnh
bằng tốc độ phát triển của các khu công nghiệp, song mô hình cụm công
nghiệp ở nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn là mô hình lan nhanh về lượng,
đạt được nhiều thành tựu. Nhận thấy việc phát triển mô hình cụm công nghiệp
trong nhiều năm qua là cần thiết và phù hợp vì vậy Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách hỗ trợ và ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp. Nếu các doanh
nghiệp ngoài nhà nước đầu tư vào đây sẽ được hưởng các ưu đãi theo Luật
Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ phát triển Công nghiệp
hoá khá nhanh. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy công nghiệp ở Việt Nam cũng
như tại các quốc gia đang phát triển luôn làm phát sinh những vấn đề cấp
bách và kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội như: người lao động phổ thông
dễ mất việc làm khi kinh tế suy thoái, doanh nghiệp phá sản, tình trạng ô
nhiễm môi trường, nguồn nước bị thiếu, vô gia cư, lạm dụng vật chất, bùng nổ
dân số, những tập quán và truyền thống xã hội nông thôn bị mai một… Người

2009, với sự non trẻ đó chưa có nghiên cứu nào cụ thể nào về những tác động
của phát triển công nghiệp đến đời sống của người dân để làm cơ sở cho việc
định hướng phát triển phát triển của vùng trong tương lai. Xuất phát từ những
yêu cầu khách quan đó, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu tác động của việc
phát triển cụm công nghiệp đến sinh kế nguời dân của xã Đại Quang,
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.”
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng phát triển cụm công nghiệp tại địa phương từ 2008-
2010.
- Đánh giá tác động của cụm công nghiệp đến sinh kế của người dân địa
phương.
- Tìm hiểu những yếu tố thuận lợi và khó khăn của nguời dân địa phương
trước những cơ hội mà việc phát triển công nghiệp mang lại.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cụm công nghiệp và tình hình phát triển cụm công nghiệp
2.1.1. Khái niệm cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp: là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), cơ sở dịch vụ phục vụ sản
xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định; không có dân cư sinh sống;
được đầu tư xây dựng chủ yếu để di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất,
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu
tư sản xuất, kinh doanh; do UBND tỉnh quyết định thành lập. CCN có quy mô
diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng CCN hiện có
thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha [3].
Khu công nghiệp: còn gọi là khu kỹ nghệ, là khu vực dành cho phát triển
công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài
hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ

diện tích 20.839 ha và mở rộng thêm 22 KCN với tổng diện tích 3.543 ha. Dự
kiến đến năm 2015 sẽ có thêm 24.381 ha đất KCN.
Qua kết quả thành lập mới và mở rộng CCN trong năm 2008, có thể thấy
rằng mặc dù sự phân bố CCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho
một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ … phát
triển CCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các CCN vẫn tập trung ở các địa
phương thuộc ba Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
2.1.3. Tình hình phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam
Trong những năm qua CCN của Quảng Nam phát triển nhanh và đạt được
những kết quả quan trọng. Về số lượng, cơ cấu, quy mô diện tích và ngành nghề
các CCN của Quảng Nam đã có những mặt tích cực. Chủ trương phát triển CCN
của tỉnh Quảng Nam là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội
của tỉnh, đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn [12].
Từ năm 2005 đến năm 2010, Quảng Nam đã tiến hành quy hoạch chi
tiết 62 CCN, với tổng diện tích 2.788 ha. Trong đó có 49 CCN với tổng diện
tích 2.102 ha đã đi vào hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh tương đối ổn
định, đem lại hiệu quả.
Các CCN tập trung ở các huyện đồng bằng, đặc biệt là phân bố trên các
địa phương thuận lợi về giao thông, gần các trung tâm đô thị. Đại Lộc là
5
huyện phát triển các CCN khá thành công kể cả về số CCN và khả năng lấp
đầy. Tính đến đầu năm 2007, Đại Lộc có 11 CCN đã được quy hoạch chi tiết,
xây dựng kết cấu hạ tầng và có doanh nghiệp đã đăng ký xây dựng và đã tiến
hành sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận và nộp
ngân sách. Trong đó có CCN Đại Hiệp, Đại Nghĩa 2, Đại Quang … có nhiều
doanh nghiệp đầu tư kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đa số các
CCN nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và trung tâm thị trấn của huyện.
Công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường nên số doanh nghiệp đầu tư
vào các CCN tăng nhanh chóng. Năm 2008 mới có 47 doanh nghiệp đầu tư
vào CCN và đến giữa năm 2010 tổng số doanh nghiệp đầu tư vào CCN là 83

đó ngành công nghiệp chế biến có giá trị sản xuất cao nhất so với công nghiệp
khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện nước khi đốt qua các năm.
Số lao động được thu hút vào các CCN tăng đáng kể từ 2008 đến 2010.
Năm 2008 công nghiệp tỉnh đã thu hút 73.589 lao động vào làm việc tại
13.735 cơ sở sản xuất thì đến năm 2010 số lao động đã tăng lên 75.181 lao
động với 15.501 cơ sở sản xuất. Trong các cơ sở sản xuất thì cơ sở có vốn đầu
tư ngoài nhà nước chiếm số lượng rất cao và tăng qua các năm từ 2008 đến
2010. Xét ở thời điểm năm 2008 số cơ sở có vốn đầu tư ngoài nhà nước là
13.694 cơ sở thì đến 2010 đã tăng lên 15.453 cơ sở. Số cơ sở sản xuất nhà
nước không có sự biến động qua các năm, từ 2008 đến 2010 vẫn ở con số 28
7
cơ sở sản xuất. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp
của nước ta hiện nay trong xu thê hội nhập, đó là cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư phát
triển công nghiệp.
Các CCN trên địa bàn tỉnh đã có những nỗ lực trong giải quyết ô nhiễm
môi trường. Việc bố trí CCN là một biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nhờ việc tập trung các doanh nghiệp tách khỏi khu dân cư
và áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, đặc biệt là thải nước. Trong quá
trình xét duyệt các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN, các ban quản lý và
UBND các huyện, thị đã chú ý đến phương án bảo vệ môi trường các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nào chưa có phương án xử lý môi trường dứt khoát
không cấp phép vào CCN. Đối với những ngành dễ gây ô nhiễm môi trường
các cấp đều cân nhắc thật kỹ trước khi cấp phép đầu tư.
Quảng Nam đã áp dụng những chính sách ưu đãi nhằm xúc tiến đầu tư
vào CCN. Các quan điểm và biện pháp được luật hoá bằng Quyết định số
40/2003/QD – UB ngày 13/5/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành
cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư và quản lý CCN trên địa bàn Quảng Nam.
2.1.4. Tình hình phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc
Đại Lộc là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố

các dự
án
được
cấp
phép
Diện
tích đầu

( ha)
Quy

vốn
đầu tư(
tỷ
đồng)
Số lượng
DN đã đi
vào sản
xuất
Giá trị
sản xuất(
tỷ đồng)
Thu hút
lao động
(lao
động)
200
8
4 6 33,25 953 4 301 646
200

nam của địa phương vẫn phải tìm đến các thành phố lớn để học nghề.
2.2. Sinh kế và tác động cuả việc phát triển cụm công nghiệp đến sinh kế
người dân
2.2.1. Sinh kế
2.2.1.1. Khái niệm sinh kế
Khái niệm sinh kế được hiểu rất rộng và được sử dụng trong những bài
viết về nghèo đói và phát triển nông thôn nhưng ý nghĩa của nó trong mỗi bối
cảnh cụ thể là khác nhau. Chính sự khác nhau đó dẫn đến khái niệm sinh kế
chỉ có thể được hiểu một cách tương đối trong điều kiện cụ thể.
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh
nhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Theo
Chamber và Conway (1992), sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản
(assets - các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp
cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Do vậy, theo Ellis
(2000) một sinh kế bao gồm tài sản (assets - tự nhiên, phương tiện vật chất,
10
con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài
sản và các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác
định sự sống mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được [4].
Theo tổ chức DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc
sử dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể
bao gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết
kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ
chính thức hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt
động (vốn xã hội). Đó là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng
các nguồn lực để duy trì cuộc sống.
Sinh kế bền vững là khi nó có khả năng liên tục duy trì hay củng cố mức
sống ở hiện tại mà không làm huỷ hoại cơ sở các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Để có được điều này, sinh kế bền vững phải có khả năng vượt qua và
hồi phục sau các áp lực và sốc (ví dụ như các tai hoạ thiên nhiên hay suy thoái

vào thường xuyên như: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà nước
hoặc các khoản tiền gửi, của người thân chuyển về, tiền lương hưu.
Nguồn vốn vật chất
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất.
Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng
hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng
lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, các cộng cụ máy móc
phục vụ sản xuất. Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử
dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi
trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình
và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử
dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một
cá nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối
với các thiết bị phức tạp.
Nguồn vốn xã hội
Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu
sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và
các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan
hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau. Đề cập đến mạng
lưới và mối quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi
chính thức mà con người tham gia để từ đó được những kết quả sinh kế.
12
Nguồn vốn tự nhiên
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất,
nước và các nguồn tài nguyên được con người sử dụng để làm phương tiện
kiếm sống. Khi xem xét đến nguồn vốn tự nhiên cần chú ý đến các tài nguyên
có thể phục hồi được và các tài nguyên không thể phục hồi được để làm cơ sở
để phát triển các hoạt động nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp.
Như vậy sinh kế con người bao gồm năm loại nguồn vốn khác nhau, mỗi

Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng môi
trường là một mối quan tâm mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết
quả sinh kế khác.
2.2.2. Một số nghiên cứu về tác động của cụm công nghiệp đến sinh kế
người dân
Vấn đề phát triển công nghiệp hóa được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm
nay, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động & Xã
hội- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Viện Chiến lược phát triển- Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Trường
Đại học Lao Động – Xã Hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và nhiều nhà
nghiên cứu khác. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên
quan sau:
Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây
dựng các cụm công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Nghiên cứu này được thực hiện tại
8 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh,
Hà Tây, Cần Thơ và Bình Dương với mục tiêu: Đánh giá thực trạng thu nhập,
đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các cụm công
nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng
và lợi ích quốc gia hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn
chế của vấn đề này. Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các
điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để
xây dựng các cụm công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới [2].
Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông
thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với xu thế khách quan và
tất yếu của đô thị hoá là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
ở các vùng bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề giải quyết
14

đối với giải quyết sức ép về việc làm trong quá trình thu hồi đất để xây dựng
các cụm công nghiệp, khu đô thị. Về mặt thực tiễn các tác giả đã phân tích
15
đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta nói chung, trong NN, nông thôn
nói riêng và những nguyên nhân chủ yếu; khái quát dòng di chuyển lao động
trên thị trường lao động, nhất là di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm việc
làm khi bị thu hồi đất để xây dựng các CCN, khu đô thị. Trên cơ sở đó đưa ra
hệ thống quan điểm giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH
ở nước ta. Giải pháp cơ bản cho khu vực nông thôn đó là giải quyết nạn thiếu
việc làm còn rất phổ biến và nghiêm trọng, việc làm kém hiệu quả và thu
nhập thấp thông qua chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
theo hướng CNH- HĐH [6].
Về vấn đề giải quyết việc làm đề tài cấp Bộ năm 2000 do Trung tâm
Nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động - Viện Khoa học Lao động và Xã hội
thực hiện, đã đưa ra nhận định: Khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn
hiện nay rất phong phú và đa dạng, tạo việc làm phi nông nghiệp ngay tại địa
phương thông qua việc thu hút phát triển các cụm công nghiệp tại địa phương,
tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt ưu tiên các dự án quốc
gia và quốc tế cho việc giải quyết việc làm, dạy nghề và nâng cao dân trí
thông qua quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về mối quan hệ tương
tác giữa công nghiệp hoá đến sinh kế của các hộ gia đình trong khu vực cụm
công nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết nhằm phát
hiện ra các tác động của việc phát triển cụm công nghiệp đến sinh kế của
người dân.
16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Đại Quang
- Vị trí địa lý

+ Thu nhập bình quân của hộ sau khi có CCN
- Tác động đến điều kiện sống
+ Chi phí bình quân của hộ trước khi có CCN
+ Chi phí bình quân của hộ sau khi có CCN
- Tác động đến môi trường
+ Tác động đến môi trường nước
+ Tác động đến môi trường không khí
+ Tác động đến môi trường nước
3.1.5. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn của người dân địa phương
trước những cơ hội mà việc phát trển công nghiệp mang lại
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam. Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Đại Quang vì đây là xã có
nhiều công ty, nhà máy của CCN Đại Lộc đang hoạt động. Hơn nữa CCN gần
khu dân cư. Những cơ sở trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra thu
thập số liệu trong quá trình nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ: (1)
các sách báo, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên
mạng internet liên quan đến tác động của việc phát triển cụm công nghiệp đến
sinh kế người dân; (2) các báo cáo về kết quả thu hút các dự án đầu tư trên địa
bàn huyện 2008, 2009, 2010; (3) báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009,
2010 của xã nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
của địa phương, thực trạng chung về phát triển của CCN.
18
* Phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu với các đối
tượng khác nhau nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tác động của việc
phát triển cụm công nghiệp. Thứ nhất, phỏng vấn trưởng ban quản lý CCN để
thu thập thông tin về thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn xã Đại

Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3680,60 ha.
Xã Đại Quang cũng như các địa phương trong huyện nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hằng
năm từ 22
0
C - 28
0
C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.084 ml. Độ ẩm
trung bình hằng năm là 80%.
Nhìn chung từ sau ngày giải phóng 1975 đến trước năm 1990, đất đai
trên địa bàn xã ít có biến động. Trong 2 năm 1998 và 1999 tại đây đã có biến
động bồi lỡ và vùi lấp hằng trăm ha đất. Sự biến động đất làm cho diện tích
đất NN ngày càng giảm lại, đất hoang cát tăng lên, những khu đất dân cư ven
sông cũng bị cuốn trôi, sạt lỡ nghiêm trọng. Trong những năm gần đây việc
quy hoạch bố trí xây dựng CCN Đại Quang cũng làm cho diện tích đất sản
xuất NN giảm dần. Đựợc sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương
đã bố trí quy hoạch dân cư, hạn chế tối đa việc lấy đất NN làm đất ở. Từ khi
có luật đất đai ra đời, ranh giới hành chính được xác lập cụ thể, việc quản lý
và sử dụng đất được ổn định hơn, sát thực hơn với người dân như: Nghị định
181/CP, 84/CP của Chính phủ được ban hành và thực hiện, tạo nên sự ổn
định về đất đai trong nhân dân và trong cung cách quản lý Nhà nước.
Hiện nay các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn xã được xây dựng một
cách ồ ạt. Diện tích đất NN bị thu hẹp để nhường chỗ cho các nhà máy xí
nghiệp, vì vậy có sự biến động đất NN và phi NN qua các năm. Cụ thể qua
biểu đồ 1 cho thấy vào năm 2008 diện tích đất NN chiếm 95,1% so với tổng
diện tích đất, qua năm 2009, tỷ lệ tương ứng là 94,1%, và năm 2010 là 93,3%.
Như vậy trong vòng ba năm từ 2008- 2010, diện tích đất NN giảm đi 1,8%.
Toàn bộ diện tích đất NN được đưa vào việc quy hoạch các nhà máy xí
nghiệp trong CCN, do đó diện tích đất phi NN tăng lên rõ rệt qua từng năm từ
2008 đến 2010.

thấp. Giá trị sản xuất toàn ngành ước tính khoảng 22 tỷ đồng, chiếm 13,58%
so với tổng giá trị sản xuất.
Bảng 3: Bảng giá trị sản xuất của các ngành của xã năm 2010
Lĩnh vực Tổng giá trị sản xuất
( tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
NN 25,1 15,48
CN- TTCN 115 70,94
TM- DV 22 13,58
Tổng giá trị sản xuất 162,1 100
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã 2010)
Trên địa bàn xã Đại Quang trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển. Từ khi có CCN thì nguồn ngân sách
địa phương đã tăng lên đáng kể, vì thế địa phương chú trọng nhiều hơn đến
việc nâng cấp cấc cơ sở hạ tầng. Địa phương đã xây dựng và phát triển trường
học từ tiểu học đến trung học cơ sở được tầng hóa theo tiêu chuẩn với 44
phòng học. Hiện nay đã xây dựng hoàn thành Trường Mầm Non chuẩn quốc
gia. Ngoài ra ở mỗi thôn có cụm văn hóa và phòng học cho hệ mầm non. Một
trạm xá đã được hạ tầng hóa với 8 phòng bệnh khang trang, sạch đẹp đảm
bảo việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong xã.
Trong những năm qua địa phương đã tập trung đầu tư nâng cấp đường
giao thông nông thôn với tổng chiều dài đã được lập dự toán thiết kế và xây
dựng là 24,92 km đường bê tông, với chiều rộng đường là 3 m và 2,5 m. Xây
22

Trích đoạn Ảnh hưởng của phát triển CCN đến sinh kế nông hộ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status