tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn ở xã kỳ sơn-huyện kỳ anh- tỉnh hà tĩnh - Pdf 13

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cây Sắn đang đem lại giá trị hết sức quan trọng cho phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Là cây
trồng hàng năm, được gắn bó hết sức lâu đời với người dân chúng ta. Sản
phẩm từ cây Sắn được sử dụng rộng rải trong nhân dân ta và được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng, Sắn có thể dùng làm nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến tinh bột phục vụ cho nghành công nghiệp như: làm nguyên
liệu bánh, kẹo, và phụ gia cho dược phẩm…và cũng có thể chế biến thành
lát khô để xuất khẩu, lá Sắn còn phục vụ cho ngành chăn nuôi như nuôi
cá, nuôi lợn, trâu bò, và ủ bón phân cây trồng,… Trong những năm gần
đây sắn còn được nghiên cứu dùng để sản xuất chế phẩm sinh học
ethanol.
Cũng chính với nhiều tác dụng như vậy trong những năm gần đây,
ở Việt Nam cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực
thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Nước ta hiện đang là nước
xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau Thái Lan.
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng
4000 cơ sở chế biến thủ công (số liệu của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn). Thực tiễn sản xuất và thị trường sắn ở Việt Nam cần thiết
đòi hỏi những vùng nguyên liệu sắn hàng hoá tập trung, với cơ cấu giống
tốt phù hợp, để nông dân trồng sắn - người mua - người chế biến sắn đều
có lãi.
Kỳ Sơn là một xã vùng núi cao phía tây huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh
Hà Tĩnh. Đại bộ phận nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, với đa dạng thành phần như: lúa, ngô, khoai,sắn, đậu lạc, và
chăn nuôi với hình thức nhỏ lẻ tự cung tự cấp là chính.
Những năm gần đây cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
để nhờ đó góp phần xoá đói giảm nghèo, đặc biệt trồng sắn là hoạt động

cao thu nhập, cải thiện đời sống nơi đây, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
của hộ, đóng góp vào nền kinh tế xã. Cần chú trọng phát triển trồng sắn
hợp lý theo hướng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu, đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn
tại XÃ Kỳ Sơn- Huyện Kỳ Anh- Tĩnh Hà Tĩnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Tìm hiểu thực trạng hoạt động trồng sắn đang diển ra ở xã Kỳ
Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đối với kinh tế hộ, đối
với kinh tế của địa phương.
• Giúp người dân định hướng phát triển cho hoạt động sản xuất
mang lại hiệu quả, tăng thu nhập, bền vững về kinh tế, môi trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái nệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất
lượng các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử
dụng các nguồn lực của các nhà quản lý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm
khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Theo giáo sư Nguyễn Tiên Mạnh: “Hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử
dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xác
định”.[3]
Hồ Vính Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh
tế là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao

Trên cơ sở kết quả đạt được và chi phí bỏ ra ta có thể xác định
được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính toán và thể hiện
qua nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả
tính toán. Mặc dù vậy nhưng việc xác định hiệu quả kinh tế phải tuân
theo các nguyên tắc sau: [5]
+ Nguyên tắc về sự thống nhất giữa mục tiêu và các chỉ tiêu hiệu quả.
+ Nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lợi ích.
+ Nguyên tắc về chính xác khoa học.
+ Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế.
Nhưng thông thường các nhà kinh tế học tính toán hiệu quả kinh tế theo
hai phương pháp sau:
- Phương pháp xem xét tổng thể: hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa
giá trị sản xuất và chi phí sản xuất.
- Phương pháp xem xét hiệu quả cận biên. Đây là phương pháp so
sánh phần sản phẩm tăng thêm với chi phí tăng thêm.
2.3. Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, mà hoạt
động trồng sắn tạo ra được trong một thời gian nhất định (thường là một
năm). Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị hàng hóa mà nông hộ xã viên hoặc
hợp tác ra xã làm ra trong năm đó.[6]
5
Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động
trồng sắn trong một thời gian (1 năm): VA = GO – IC.
Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm: chi phí vật chất như chi
phí nguyên vật liệu chính, công cụ rẻ tiền hàng năm, chi phí tài sản cố
định trong hoạt động trồng sắn.
Thu nhập hỗn hợp (MI): là một bộ phận của giá trị gia tăng sau khi
đã trừ đi thuế nông nghiệp. Đây là thành phần thu nhập thuần túy bao
gồm công lao động.
MI = VA – C1 – T

cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo,
mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công
nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã
sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân
cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại
Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng
năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha
vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào,
Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng
đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for
2009)[7]
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng ngày
càng gia tăng nhanh. Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu
tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu
tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là
Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng
suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09
tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO,
2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu
tấn). [6]
2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở nước ta
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau
lúa và ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng
suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326
ha, năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích
995 ha, năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007).
7
Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn
dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế

(nghìn tấn/nghìn ha)
Sản lượng
(nghìn tấn/nghìn ha)
2006 475,2 16.4 7782.5
2007 495.5 16.5 8192.8
2008 554.0 16.8 9309.9
8
2009 508.8 16.8 8556.9
(Số liệu từ tổng cục thống kê)
Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng
4000 cơ sở chế biến thủ công (số liệu của BNN &PTNT).
Trong những năm gần đây cây sắn đang chuyển đổi vai trò từ cây
lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng
sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu
nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít
vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim
và Phạm Văn Biên, 1997). Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng
sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao
(Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là hướng hỗ trợ chính cho
việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của
các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn
Việt Nam ngày càng được mỡ rộng và tăng nhanh. Diện tích sắn nhiều
nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha).
Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ
yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Năm 2008,
diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân
chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so

thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loại cây trồng này.
2.5. Vai trò và giá trị kinh tế của cây Sắn
Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại
sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu
thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ
những ứng dụng rộng rãi của nó. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ
vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành
phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho
nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước.
Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá
sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do
10
chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế
biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm … [8]
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây
sắn là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không
gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá
góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước
có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn
2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu
tấn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến
sắn, nguồn phân hữu cơ từ việc nuôi bò, đã sản xuất phân bón đa dinh
dưỡng cho bà con nông dân, thâm canh để ngăn chặn tình trạng đất bị bạc
màu.
2.6. Cơ sở khoa học của một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam
2.6.1. Nguồn gốc, lịch sữ của cây sắn
Cây sắn (hay còn gọi là khoai mì có tên khoa học là Manihot
Esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La

quốc gia năm 1995 và đưa vào sử dụng trên toàn quốc. Với các đặc tính
năng suất cao hàm lượng tinh bột cao.
Hiện giống sắn KM94 đang là giống sắn chủ lực ở Việt Nam với
diện tích trồng khoảng 350000 ha năm 2008.[1]
Giống có những đặc điểm:
- Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không hoặc chỉ phân một cấp
cành
- Tiềm năng năng suất cao: 25-50 tấn/ha
- Tỷ lệ chất khô: 38-40%
- Tỷ lệ tinh bột: 27-30%
12
CM 27-77-10
Rayong 3
Rayong 1
V 43
CMC 76
Rayong 50
KM98-1
KM94
Rayong 70
Rayong 5
Rayong 90
KM140
KM36
KM98-5
- Năng suất tinh bột 7,6 -9,5 tấn/ ha.
- Chỉ số thu hoạch 58%.
- Thời gian sinh trưởng: hơn 8 tháng
- Ưa thâm canh và đất tốt.
Giống sắn KM60: Tên gốc Rayong60, nhập nội từ Thái Lan. Giống

Bình Phước,… Diện tích năm 2008 trên 30.000 ha.
Giống sắn KM140 trồng vụ đầu mùa mưa ở vùng Đông Nam Bộ
lúc 7, 8 và 9 tháng sau trồng đã đạt năng suất củ tươi 23,5 đến 28,7 tấn/ha.
Hàm lượng tinh bột của giống sắn KM140 ở sau 8 tháng trồng đạt 28,4 %
so với giống sắn KM94 đạt 26,2%.[1]
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (Rayong 72)
do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới
thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ
Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999)
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 - 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn KM98-1.
KM98-1 hiện được trồng tại Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa
Thiên Huế…. Diện tích năm 2008 ước trên 10.000 ha.[1]
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
- Đối tượng: Là những hộ có tham gia hoạt động trồng sắn tại xã
Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:

Việc nắm vững những đặc điểm sinh học của cây sắn giúp bà con
có những phương thức chăm sóc phù hợp giúp nâng cao hiệu quả sản
xuất.
- Đặc điểm của củ sắn:
Thành phần hoá học chính của củ sắn (%):
+ Nước
+ Tinh bột
+ Protit Chất béo
+ Xenluloza
+ Đường
Đây là đặc điểm rất quan trọng trong sản xuất sắn đặc biệt là hàm
lượng tinh bột, bởi sản phẩm chính của cả quá trình này là tinh bột vì vậy
nếu hàm lượng tinh bột thu được cao thì giá trị của sản phẩm cao và
ngược lại. Chính vì vậy mà hàm lượng tinh bột sắn nó quyết định giá
thành cho sẩn phẩm.
- Điều kiện, yêu cầu đểphát triển sản xuất cây sắn đạt hiệu quả cao
+ Chuẩn bị giống
+ Thời vụ trồng
+ Biện pháp canh tác
+ Chăm sóc
+ Phòng trừ sâu hại
+ Trồng xen canh và luân canh
+ Thu hoạch, bảo quản
3.2.3. Mối quan hệ giữa sản lượng sắn thu hoạch với các yếu tố
đầu vào trong nông nghiệp
16
- Giống:
+ Chọn giống thích hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch
- Phân bón

- Chính sách quy hoạch đất đai
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
- Chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho người dân.
- Chính sách về thị trường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chọn mẫu điều tra
- Tiến hành điều tra trên 4 đơn vị xóm trong toàn xã ( gồm các xóm
Sơn Bình2, Sơn Bình3, Sơn Trung1 và Mỹ Thuận) là những xóm đại diện
cho điểm nghiên cứu, đấy là những đơn vị xóm có số hộ than gia hoạt
động trồng sắn với diện tích lớn, ở mỗi xóm chọn 8 hộ để thu thập thông
tin, những hộ được chọn ở đây là những hộ tham gia hoạt động trồng sắn
với quy mô nhiều.
- Trong tổng số hộ điều tra chia thành ba nhóm nghiên cứu, nhóm
hộ có kinh tế khá, nhóm hộ kinh tế trung bình và nhóm hộ nghèo, và tiến
hành thu thập thông tin.
3.3.2. Thu thập số liệu
Các phương pháp thu thập số liệu:
 Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu liên quan đến trồng sắn của địa
phương.
- Các báo cáo tổng kết trong lĩnh vực nông nghiệp của xã
- Các số liệu thông kê từ cơ quan thống kê, cơ quan quản lý của địa
phương.
- Các tài liệu thống kê, niên giám thống kê từ các cơ quan chức
năng có liên quan.
 Thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn câu trúc bằng bảng hỏi.
3.3.3. Tổng hợp, xữ lý và phân tích số liệu thu thập được
- Phương pháp xữ lý số liệu bằng phần mềm Excel.
- Phân tích và tổng hợp số liệu bằng phương pháp luận và so sánh.
18

mỡ, kết cấu đất tơi xốp phù hợp với nhiều loại cây trồng như: cây nông
nghiệp, cây lâm nghiệp đặc biệt các loại cây rừng,…
c) Đặc điểm khí hậu và thời tiết.
Khí hậu, thời tiết của xã mang tính chất chung của vùng là nhiệt đới
nóng ẩm, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng biệt của địa
phương do câu tạo địa hình lãnh thổ vùng núi cao.
Chế độ thủy nhiệt: nhiệt độ trung bình hằng năm là 31,0 độ C, nhiệt
độ cao nhất trong năm là 40 độ C, thời điểm nhiệt độ thấp nhất là vào
khoảng chung kỳ tháng giêng với tầm khoảng 11,5 độ C. Tổng nhiệt tích
hằng năm là 9250 độ C, số giờ nắng trung bình trong năm là 2540 giờ.
Chế độ mưa: lương mưa phân bổ không đồng đều trong năm, tập
trung mưa nhiều bắt đầu từ giữa tháng 7 và kéo dài và kết thúc vào cuối
tháng 12 hàng năm. Lượng mưa tập trung cao nhất từ tháng 8 đến tháng
10 hàng năm, vào những tháng này thường xuyên xẫy ra lũ lụt và lượng
mưa trong giai đoạn này chiếm từ 75- 80% lượng mưa bình quân của cả
năm, lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2500mm. Lượng mưa thấp
nhất vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 7 với lượng mưa
trung bình là 200mm. Tuy nhiên trong những năm gần đây do ảnh hưởng
chung của biến đổi khí hậu toàn cầu lượng mưa hàng năm phân bổ rất
phức tập không theo chu trình thời gian và cũng rất khó chẩn đoan được
trước, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của cây trồng,
bên cạnh đó thì sự thay đổi nhiệt độ một cách thất thường cũng làm xuất
hiện nhiều căn bệnh mới lạ trên người và gia súc gia cầm làm ảnh hưởng
tới sản xuất nông nghiệp. Nắng, mưa bất thường cũng là cho nhiều loại
sâu bệnh hại cây phát triển nhanh chóng và gây hại cho mùa màng.
Chế độ gió: chế độ gió diễn biến theo mùa và cũng được phân
thành hai mùa rõ rệt đó là gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
+ Gió mùa Đông Bắc mang theo khối không khí lạnh ẩm kéo dài từ
tháng 10 đến đầu tháng 3 năm sau. Tuy nhiên trong năm vừa qua do ảnh
hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho liên tục có những khối

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết
sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây
trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.
Với tổng diện tích đất tự nhiên của xã là lên tới 9.038,83 ha. Trong
đó đất nông nghiệp là: 996,3 ha, đất trồng cây hàng năm 996,3 ha, đất
trồng lúa 133,5 ha, đất lâm nghiệp 6.895,49 ha, đất chuyên dùng và đất ở
343,86 ha, đất phi nông nghiệp 410,04 ha, đất kinh doanh chợ búa 0,89
21
ha, đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp 4,23 ha, đất sử dụng cho
mục đích công cộng 109,05 ha, đất nghĩa trang 101,27 ha, còn lại là đất
chưa quy hoạch mục đích sử dụng. Thực trạng về tình hình sử dụng đất
của xã cho thấy diện tích đất tập trung chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất
nông nghiệp. Tuy nhiên dựa vào bảng số liệu dưới đây thì diện tích đất
nông nghiệp có chiều hướng tăng nhanh qua các năm, đấy cũng là một
dấu hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp, nhưng cũng là một nỗi lo
lớn, bởi lẻ nếu diện tích đất nông nghiệp tăng thì nó sẻ lấn chiếm tới các
loại đất khác, mà cụ thể ở đây là đất lâm nghiệp, đất rừng. Cho nên cần
phải có những chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý hơn.
Bảng 3: Cơ cấu sữ dụng đất của xã Kỳ Sơn năm (2008-2010)
Cơ cấu diện tích đất Năm chi têu
2008 2009 2010
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
(ha)
9102,00 9087,12 9038,83
II. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên
1. Đất sản xuất nông nghiệp
872,45 890,12 996,30
2. Đất lâm nghiệp
8647,38 8114,09 6895,49
3. Đất chuyên dùng và nhà ở

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm bình quân là 1,31%
Mật độ dân số trung bình trong năm 2010 của xã là 1,363
người/km2
Bảng4: tình hình dân cư và lao động của xã Kỳ Sơn năm 2010
stt Đơn vị xóm Khẩu
Độ tuổi từ 15
tuổi trở lên
Nam Nữ
1 Sơn bình 1 714 521 252 269
2 Sơn bình 2 1069 778 459 319
3 Sơn bình 3 783 510 286 224
4 Sơn trung 1 758 689 321 368
5 Sơn trung 2 601 411 250 161
6 Mỹ lợi 625 423 223 200
7 Mỹ tân 612 440 251 189
8 Mỹ thuận 849 591 263 328
9 Mỹ hòa 665 427 210 217
Tổng 6676 4790 2515 2275
(Nguồn: ủy ban nhân dân xã Kỳ Sơn)
Thông qua bảng số liệu cho thấy xã có một lực lượng lao động dồi
dào với số khẩu tuổi từ 15 trở lên là: 4790 rải đều trên tất cả các xóm.
23
Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung, của hoạt động trồng
sắn nói riêng ở nơi đây là còn lạc hậu, cần phải sữ dụng nhiều lao động.
Thì với một lượng lao động lớn như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu
cầu lao động địa phương.
4.1.2.3. Tình trạng đói nghèo trong xã Kỳ Sơn
Bảng 5: thực trạng về đói nghèo của xã từ năm 2006-2010
Năm Số hộ toàn xã
Số hộ nghèo

+ Về hệ thống thủy lợi:
Thủy lợi đã tiến hành xây mới 10km kênh mương trong năm 2010
cung cấp nước cho 98 ha lúa nước trong cả hai vụ (đông xuân- hè thu).
Tuy nhiên lượng nước cung cấp mới chỉ đủ cho sản xuất lúa nước chứ
chưa cung cấp được cho nhiều loại cây trồng khác nữa.
+ Về phương tiện vận chuyển:
Cơ bản vận chuyển bằng sức kéo của gia súc, một bộ phận nhỏ có
phương tiện là xe cơ dưới. Nhìn chung thì các phương tiện tiếp cận thị
25

Trích đoạn Định hướng phát triển
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status