Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trườngx - Pdf 13

Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
PGS.TS. Bùi Cách Tuyến,
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ThS. Nguyễn Hòa Bình
Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ tăng trưởng
GDP cao trong những năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm và suy
thoái môi trường. Những vấn đề này đã và đang gây thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển kinh tế -
xã hội. Theo kết quả nghiên cứu, tổng thiệt hại kinh tế của nước ta trong thời gian qua do ô nhiễm
môi trường gây ra tối thiểu từ 1,5% - 3% GDP (MONRE, 2010). Theo đánh giá của Ngân hàng
Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm
(Thúy Nga, 2011). Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn phải chịu thiệt hại 780 triệu USD trong các
lĩnh vực chăm sóc sức kh?e cộng đồng vì ô nhiễm môi trường (MONRE, 2007). Các vấn đề môi
trường bức xúc hiện nay là ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và khu kinh tế, ô nhiễm môi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và ô nhiễm môi trường các lưu vực sông. Kinh nghiệm
từ các nước phát triển đã cho thấy, quá trình phát triển kinh tế mà không quan tâm tới các vấn đề
môi trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn
chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc thực hiện các công trình cải
tạo, phục hồi môi trường sớm sẽ tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo vệ và cải thiện môi trường là một trong
những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị của Ban
Bí thư đã đưa ra nhiệm vụ là “thực hiện kế hoạch phục hồi và cải thiện môi trường tại các khu vực
đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng”, “Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường” (Ban Bí thư, 2009). Cụ thể hóa chỉ thị nêu trên,
Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị Quyết số 13/2011/QH13 ngày 9/11/2011 về các Chương trình Mục
tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có Chương trình MTQG về khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 phê duyệt danh mục các Chương trình MTQG
giai đoạn 2012 - 2015 nêu chi tiết tên từng chương trình, các dự án thành phần và phân công quản
lý thực hiện.

Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai, bao gồm các dự án thành phần:
- Tiểu dự án 1: Xây dựng các tuyến thu gom nước thải sinh hoạt từ các đô thị loại II trở lên nằm
trên 3 lưu vực sông;
- Tiểu dự án 2: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Chương trình sẽ triển khai trên các thành phố: Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định,
Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đà Lạt và Vũng Tàu.
Kinh phí dự kiến để triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2012 - 2015 là 10.100 tỷ đồng
(không bao gồm kinh phí thực hiện các Chương trình, chiến lược đã được phê duyệt), trong đó đề
xuất phân bổ các nguồn kinh phí như sau: Ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng (chiếm 24,8%),
Ngân sách địa phương 2.700 tỷ đồng (chiếm 26,7%), Vốn vay ODA và viện trợ nước ngoài 4.100
tỷ đồng (chiếm 40,6%) và Vốn tổ chức kinh tế - xã hội khác là 800 tỷ đồng (chiếm 7,9%).
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gấp rút triển khai Chương trình. Trước mắt cần khẩn
trương hoàn thành nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện, nghiên cứu thành lập Ban
chỉ đạo hoặc Ban Quản lý thực hiện Chương trình; (2) Xây dựng nội dung chi tiết Chương trình
MTQG về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015; (3) Yêu cầu các địa
phương nằm trong danh sách nêu trên xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ
Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóng xây dựng tiêu chí phân bổ kinh phí thực hiện cho năm
2012 và giai đoạn 2013 -2015. (4) Đặc biệt, thúc đẩy trao đổi với cộng đồng quốc tế, các nhà tài
trợ để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ quốc tế và kêu gọi các khoản vay ODA để đảm bảo tài chính cho
việc thực hiện Chương trình.
Chương trình MTQG về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được thông qua và triển khai
sẽ ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, từng bước phục hồi suy thoái và nâng cao chất
lượng môi trường tại các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, các lưu vực sông và các làng
nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; giải quyết một phần tình trạng ô nhiễm môi trường
tác động đến sức khỏe người dân, góp phần đáp ứng các yêu cầu về môi trường của hội nhập kinh
tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong
nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm phát
triển bền vững đất nước n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, Tổng quan môi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status